Quản Lý Các Điều Kiện, Phương Tiện Hỗ Trợ Hoạt Động Học Tập (Mục Tiêu 1.3.3.4)


học tập NGLL với mức trung bình 2.15 xếp hạng 4, qua số liệu thống kê được có thể khẳng định rằng sự chỉ đạo của trường có đề cập đến nội dung quản lý hoạt động học tập NGLL của SV, tức là phân công nhiệm vụ trách nhiệm cho các cá nhân liên quan để thực hiện công tác quản lý, hỗ trợ hoạt động học tập của SV khi học NGLL, nội dung này được đánh giá là thực hiện ở mức thường xuyên. GV định hướng nội dung học tập NGLL với mức trung bình 2.12 xếp hạng 5, có thể khẳng định rằng tầm quan trọng của GV khi định hướng nội dung học tập NGLL chưa cao, do GV chưa tổ chức đa dạng nội dung học tập NGLL hoặc do SV tham gia chưa đủ số lượng quy định vì vậy mà hoạt động học tập NGLL có kết quả chưa cao, nội dung này theo đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên. Hướng dẫn sử dụng công cụ, phương tiện học tập NGLL với mức trung bình 2.09 xếp hạng 6, sử dụng công cụ, phương tiện học tập NGLL được đánh giá không cao có thể khẳng định SV chưa biết cách sử dụng công cụ đúng mục đích, chưa phát huy hiệu quả của công cụ phương tiện, GV chưa có kế hoạch tổ chức hướng dẫn, giám sát việc vận dụng công cụ phương tiện hỗ trợ vào hoạt động học tập, vì vậy nội dung này được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên. Cố vấn học tập quan tâm hoạt động học tập NGLL với mức trung bình 2.07 xếp hạng 7, cố vấn học tập là người quản lý chung đến toàn bộ SV của lớp bên cạnh việc hỗ trợ hoạt động học tập còn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ được giao khác do vậy mà sự quan tâm không nhiều đến hoạt động học tập NGLL của SV, có thể cố vấn đã trao quyền chủ động đến lớp trưởng của lớp tổ chức quản lý hoạt động học tập NGLL của lớp nhưng chưa hướng dẫn rõ ràng cách thức quản lý, tuy vậy nội dung này được đánh giá là thực hiện ở mức thường xuyên. Hỗ trợ, giám sát thời gian học tập NGLL với mức trung bình 1.98 xếp hạng 8, với kết quả thấp nhất trong các nội dung được khảo sát có thể khẳng định rằng GV CBQL của lớp chưa tập trung thời gian vào quá trình hỗ trợ, giúp đỡ SV trong quá trình học tập NGLL, bên cạnh đó thiếu sự chủ động của SV khi thực hiện chưa tìm nguồn hỗ trợ học tập bên ngoài lớp học khi cần thiết như bạn bè, người thân mà còn quá phụ thuộc vào sự hướng dẫn của GV khi học, tuy vậy nội dung này được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên.

Bên cạnh các yếu tố trên, GV cho biết rằng: “Đối với quản lý hoạt động học tập NGLL, GV vẫn giao bài tập thường xuyên cho nhóm và cá nhân, vì đối với SV ý thức tự học rất cao vậy nên sau khi học xong mỗi nội dung bắt buộc SV phải hoàn thành công việc học tập được giao. SV với vai trò là nhóm trưởng của nhóm cho biết rằng: “Đầu tiên là xem xét năng lực của từng thành viên nhóm và chia ra nhóm nhỏ để dễ quản lý sau đó đưa ra thời gian hoàn thành bài cho thành viên nhóm hiểu rõ và tuân thủ đúng thời gian đã thống nhất”. Như vậy, công tác quản lý học tập NGLL là có nhiều cách thức thực hiện, tùy thuộc vào nội dung thực hiện mà có phương pháp phù hợp.

* Phần kết quả thực hiện

GV kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập của SV với mức trung bình 2.31, với nội dung này có phần đánh giá kết quả thực hiện là cao nhất, cho thấy rằng hiệu quả của việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập là đạt mục tiêu đặt ra. Sau khi thu thập thông tin qua bước kiểm tra, đánh giá kết quả thực tập GV có sự đối chiếu với mục tiêu đã đặt ra có sự phù hợp, làm cơ sở thực tiễn đúng đắn cho xây dựng chiến lược kế hoạch cao hơn, vì vậy nội dung này được đánh giá thực hiện ở mức tốt. GV quan tâm, hỗ trợ trong


quá trình thực hiện thực tế, thực tập với mức trung bình 2.27 xếp hạng 2, so với mức độ thực hiện tỉ lệ không có sự chênh lệch nhiều, có thể khẳng định rằng GV quan tâm, hỗ trợ quá trình SV thực tế giúp SV nhận được sự quan tâm sâu sát được hướng dẫn thực tế ngoài sách vở SV nhận thấy được vai trò mục đích của công việc mình làm, vì vậy tăng động lực cho SV đam mê theo đuổi với nghề nội dung này được đánh giá thực hiện đạt mức tốt. Chương trình, kế hoạch thực tế, thực tập với mức trung bình 2.12 xếp hạng 3, so với mức độ thực hiện thì tỉ lệ có giảm về mức trung bình, có thể lý giải rằng SV xây dựng kế hoạch thực tế thực tập chưa đúng với yêu cầu đặt ra do vậy mà thực hiện không đạt mục tiêu của kế hoạch, chương trình nội dung thực tập ở SV còn hạn chế chưa phát huy hết khả năng của SV, vì vậy mà đánh giá mức thực hiện ở mức khá. Hướng dẫn sử dụng công cụ, phương tiện học tập NGLL với mức trung bình 2.09, qua kết quả thống kê nội dung cho thấy rằng công tác hướng dẫn sử dụng công cụ phương tiện học tập đến SV có hiệu quả, SV biết cách sử dụng công cụ hỗ trợ vào học tập NGLL đúng với mục đích nội dung học tập như sử dụng thiết bị thông minh tham khảo các lớp học tăng kĩ năng mềm, nội dung này được đánh giá thực hiện ở mức khá. Chỉ đạo của trường về thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập NGLL với mức trung bình 2.07 xếp hạng 5, từ số liệu thống kê mức trung bình có thể thấy rằng sự chỉ đạo của CBQL cấp trên về quản lý hoạt động học tập của SV chưa có hiệu quả cao, mặc dù sự có thể sự chỉ đạo phân công nhiệm vụ còn chung chung chưa rõ ràng trách nhiệm của riêng cá nhân nào, cán bộ lớp chưa nắm rõ yêu cầu của GV vì vậy khi thực hiện quản lý có nhiều sai sót, tuy nhiên được đánh giá mức thực hiện đạt mức khá. Cố vấn học tập quan tâm hoạt động học tập NGLL với mức trung bình 2.06 xếp hạng 6, từ số liệu thống kê cho thấy rằng hiệu quả của sự quan tâm giúp đỡ từ cố vấn học tập là không cao có thể là do cố vẫn không thường xuyên trao đổi với SV về nội dung phương pháp học tập NGLL sao cho hiệu quả, SV chưa chủ động thực hiện theo sự hướng dẫn của cố vấn, do vậy kết quả học tập là chưa cao, tuy vậy nội dung được đánh giá là thực hiện đạt mức khá. GV định hướng nội dung học tập NGLL với mức trung bình 2.05 xếp hạng 7, so với mức độ thực hiện thì tỉ lệ có giảm điều này có thể khẳng định rằng hiệu quả của việc thực hiện có sự chênh lệch, nội dung GV định hướng chưa đúng trọng tâm của yêu cầu cần đạt SV khó thực hiện, SV còn chưa dành thời gian đầu tư vào các nội dung học tập NGLL với tư tưởng không tính điểm chính thức do vậy thờ ơ trong hoạt động học tập NGLL theo sự định hướng của GV, vì vậy nội dung được đánh giá thực hiện ở mức khá. Hỗ trợ, giám sát thời gian học tập NGLL với mức trung bình 1.94 xếp hạng 8, với tỉ lệ này so với mức độ thực hiện có sự tương đồng về thứ hạng trong các nội dung đánh giá có thể khẳng định rằng hiệu quả của việc hỗ trợ, giám sát thời gian học tập NGLL của SV là không chặt chẽ, SV còn chưa ý thức tầm quan trọng của học tập NGLL do vậy mà thời gian học là không nhiều, sự hỗ trợ vì vậy mà có sự buông lõng, giám sát còn mang tính áp đặt, vì vậy kết quả được đánh giá thực hiện ở mức khá.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của nội dung quản lý hoạt động học tập NGLL là 2.16 được đánh giá mức thực hiện đạt mức thường xuyên, với mức kết quả thực hiện điểm trung bình chung là 2.11 được đánh giá ở mức khá. Qua kết quả thống kê số liệu có thể khẳng định rằng hoạt động học tập NGLL được thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên đặc biệt trong nội dung học tập theo thực tế, thực tập. Bằng sự quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn SV

72


khi thực tế, thực tập tại cơ sở giáo dục làm tăng thêm kĩ năng cho SV, SV được tiếp cận sát với thực tiễn, GV cũng dễ dàng quản lý SV thông qua kế hoạch thực tập được lập theo định kì đã quy định. Còn các hoạt động học tập NGLL chung khác SV chưa dành nhiều thời gian vào các hoạt động có thể liệt kê như tự học ở nhà, học với bạn bè với đề tài thảo luận nhóm, học qua sách tài liệu chuyên đề nhằm nghiên cứu khoa học, tăng kĩ năng mềm khi tham gia câu lạc bộ học thuật do vậy mà kết quả mang lại là chưa cao so với mức độ thực hiện. Nhằm khắc phục hạn chế của hoạt động học tập NGLL của SV ngành GDTH cụ thể sẽ được người nghiên cứu trình bày ở chương 3 của luận văn này.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê ở đối tượng SV cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.831. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha cao hơn là 0.834. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.974. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).

2.4.2.4 Quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập (mục tiêu 1.3.3.4)

Tạo điều kiện, hỗ trợ cho SV trong hoạt động học tập là yếu tố cần thiết mà đội ngũ GV CBQL cần quan tâm hàng đầu. Vì có điều kiện tốt giúp SV phát huy khả năng sẳn có, chủ động vào học tập, ý thức trách nhiệm về kết quả học tập. Như vậy, quản lý sự tạo điều kiện, hỗ trợ cho SV là rất quan trọng, quản lý là sự tác động của GV đến SV thông qua sử dụng, cách thức bảo quản, khuyến khích sử dụng thường xuyên, cụ thể được minh họa ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13: Thực trạng SV thực hiện quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học

2.41

1.501

3

2.25

0.673

3

Bảo quản thiết bị dạy học

2.44

0.631

2

2.42

0.628

1

Mục tiêu sử dụng thiết bị dạy học

2.46

1.475

1

2.31

0.613

2

Kiểm tra, sửa chửa, báo cáo tình trạng thiết bị hỗ

trợ học tập


2.14


0.652


4


2.23


1.507


4

Trung bình chung

2.36

2.30

Đánh giá

Rất thường xuyên

Khá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 11

* Phần mức độ thực hiện

Mục tiêu sử dụng thiết bị dạy học với mức trung bình là 2.46, nội dung được đánh giá cao nhất, có thể khẳng định rằng xác định mục tiêu sử dụng vào mục đích học tập được thực hiện tốt, đặc biệt đội ngũ cán bộ quản lý thiết bị khi xây dựng kế hoạch có xác định mục tiêu sử dụng thiết bị dạy học, từ đó có nội dung, phương pháp thực hiện đáp ứng mục tiêu, vì vậy nội dung này được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên.


Bảo quản thiết bị dạy học với mức trung bình 2.44 xếp hạng 2, với kết quả trung bình này không có chênh lệch so với nội dung xác định mục tiêu sử dụng thiết bị dạy học, có thể khẳng định rằng thiết bị dạy học hỗ trợ cho quá trình tổ chức học tập SV là rất quan trọng do đó khi sử dụng cần phải đúng mục đích bảo quản tránh hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy, vì vậy GV rất thường xuyên sử dụng thiết bị vào dạy học như máy tính, máy chiếu, micro, mẫu vật. Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học với mức trung bình

2.41 xếp hạng 3, với tỉ lệ này có thể khẳng định rằng công tác hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học đến GV và SV vì đây là đối tượng trực tiếp sử dụng các thiết bị do vậy cần tập huấn hướng dẫn cách vận hành các thiết bị phát huy tối đa chức năng của nó, vì vậy nội dung này được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên. Kiểm tra, sửa chửa, báo cáo tình trạng thiết bị hỗ trợ học tập với mức trung bình 2.14 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng thực hiện kiểm tra, sửa chữa định kì thường xuyên các thiết bị nhằm đảm bảo đủ điều kiện sử dụng thiết bị hỗ trợ học tập đến SV, bên cạnh đó SV trong quá trình sử dụng thiết bị nếu phát hiện có hư hỏng phải có trách nhiệm thông báo đến cán bộ quản lý thiết bị của trường học, vì vậy nội dung này được đánh giá là thực hiện thường xuyên.

Ngoài các yếu tố trên, SV cho biết thêm: “Nhóm trưởng sẽ tổng hợp các câu trả lời của các thành viên, chỉnh sửa, cắt bớt, thêm nội dung cho phù hợp với độ dài của bài tập được giao. Phân chia đồng đều các công việc cho từng thành viên”, đây là một sự hỗ trợ cần thiết khi làm việc nhóm học tập, kết quả bài làm đạt chất lượng hơn.

Mặc khác sự hỗ trợ của GV đối với SV là chính giúp các bạn chủ động có ý thức học tập cao, cụ thể GV cho hay: “Phân chia nhóm chọn trưởng nhóm và lớp trưởng, phân chia công việc, ngoài ra thường xuyên cung cấp tài liệu cho SV nghiên cứu, trả lời những thắc mắc của SV thông qua nhóm học tập trên facebook, zalo, hoặc gmail bằng cách nhóm trưởng tập hợp câu hỏi của thành viên để cô trả lời cùng lúc cũng có cá nhân hỏi trực tiếp cô cũng sẽ trả lời hết; Bài tập được cô chấm và phản hồi chỉnh sửa trực tiếp từng bài trước khi thuyết trình trước lớp để SV chỉnh sửa lại dựa trên gợi ý của cô, từ đó SV tự đánh giá mức độ thực hiện hoàn thành và cần cố gắng ở nội dung nào”

Bên cạnh tạo điều kiện cho SV tự học tập nghiên cứu tài liệu, GV cho biết thêm: “Sử dụng phần mềm Powerpoint để đưa ra tổng thể nội dung bài học, sử dụng Word để soạn và in ra bài tập trước phát cho SV, thỉnh thoảng sử dụng các mô hình học tập cần sử dụng giấy A0 để thực hiện học tập theo phương pháp khăn trải bàn hay phương pháp bể cá”. GV đã vận dụng tốt các chức năng tin học hỗ trợ quá trình giảng dạy, truyền tải kiến thức sinh động đến SV.

Về phía nhà trường phổ biến thông báo về việc hỗ trợ sinh viên kết nối với giảng viên để học tập trực tuyến trên trang facebook “Tuổi trẻ trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh”, nội dung thông báo cụ thể như sau: “Giảng viên sẽ gửi thông tin về tổ chức lớp học phần vào emai của SV do trường cấp, gồm các thông tin như công cụ để học trực tuyến, thời gian học tập, chia sẻ tài nguyên học tập...”

* Phần kết quả thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất là bảo quản thiết bị dạy học với mức trung bình

2.42 qua kết quả cho thấy rằng công tác bảo quản thiết bị dạy học được GV, SV, CBQL


thiết bị thực hiện rất tốt thiết bị cũng vì vậy mà sử dụng được bền hơn, sử dụng đúng với mục đích chức năng của thiết bị bằng cách sử dụng theo hướng dẫn quy định, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Mục tiêu sử dụng thiết bị dạy học với mức trung bình là 2.31 xếp hạng 2, qua việc xác định mục tiêu sử dụng giúp cho SV lựa chọn thiết bị phù hợp với mục đích học tập hơn, CBQL cũng dễ dàng đưa ra kế hoạch mua sắm mới đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy đảm bảo chất lượng giáo dục, vì vậy nội dung này được đánh giá thực hiện ở mức tốt. Hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học với mức trung bình

2.25 xếp hạng 3, so với mức độ thực hiện thì kết quả có giảm có thể khẳng định rằng kết quả của việc hướng dẫn là chưa tốt công tác tổ chức hướng dẫn chưa được thực hiện đúng theo quy trình, vì vậy nội dung này được thực hiện ở mức khá. Kiểm tra, sửa chửa, báo cáo tình trạng thiết bị hỗ trợ học tập với mức trung bình 2.23 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng kết quả của việc kiểm tra, sửa chửa báo cáo tình trạng thiết bị hỗ trợ học tập chưa tốt, SV có thực hiện kiểm tra, nhưng công tác sửa chữa của CBQL thiết bị còn chậm trễ, ảnh hưởng quá trình học tập, SV chưa được trang bị cách sửa chữa tạm thời trong thời gian chờ nhân viên sửa chữa đến, vì vậy nội dung này theo đánh giá thực hiện ở mức khá.

*Kết luận

Mức trung bình chung của nội dung quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập đạt 2.36 đánh giá mức thực hiện rất thường xuyên, với mức kết quả đạt được là 2.30 đánh giá thực hiện đạt được là rất tốt. Qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng công tác quản lý các điều kiện, phương tiện hỗ trợ hoạt động học tập cho SV ngành GDTH đang được thực hiện tốt với mức trung bình khá cao, việc xác định mục tiêu sử dụng thiết bị được GV, SV, CBQL thiết bị trường học quan tâm nhất trong quá trình học tập, bên cạnh đó công tác bảo quản thiết bị được thực hiện rất thường xuyên do vậy mà các thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, micro, loa rất đảm bảo trong khi học tập tại trường, nhà trường còn tạo điều kiện học tập thông qua kết nối học trực tuyến, kết nối giữa GV và SV được thuận tiện. Tuy nhiên công tác kiểm tra, sửa chữa, báo cáo tình trạng thiết bị lại chưa được thực hiện tốt dẫn đến thiết bị sẽ nhanh hư hỏng ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy và học tập của GV, SV. Tuy nhiên sự hỗ trợ từ GV, SV là rất tôt cung cấp tài liệu, tổng hợp thông tin, SV dễ dàng nắm vững kiến thức. Nhằm hạn chế sự chậm trễ trong khâu kiểm tra, sửa chữa thiết bị sẽ được người nghiên cứu trình bày ở chương 3 của luận văn này.

2.4.2.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập (mục tiêu 1.4.4)

Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là chức năng thứ 4 trong bốn chức năng quản lý của nhà lãnh đạo, quản lý muốn thành công cần phải thực hiện đúng theo 4 chức năng quản lý và thường xuyên linh hoạt theo đặc điểm nhà trường sau cho hoạt động kiểm tra đạt hiệu quả. Kết quả học tập của SV là bài KTĐG năng lực SV buộc phải thực hiện và được quy về điểm số theo thang điểm 10, dựa trên số điểm mà đánh giá SV đạt học lực tương ứng. Mục đích của quản lý kết quả học tập là tổng hợp, đánh giá mức độ nhận thức của SV sau một thời gian học tập từ đó có nhận xét năng lực giảng dạy của GV, khả năng tiếp thu của SV đang có và cần bồi dưỡng thêm những kĩ năng còn yếu khác. Cụ thể qua số liệu khảo sát được thể hiện ở bảng 2.14 người nghiên cứu có một số nhận xét như sau:


Bảng 2.14: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Xây dựng, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá định kì (quá trình, giữa kì,

cuối kì)


2.36


0.655


1


2.29


0.643


1

Phát hiện, điều chỉnh kịp thời sai sót trong quá trình

thực hiện


2.27


0.606


2


2.16


0.638


2

Giám sát các khâu thực

hiện kiểm tra

2.17

0.657

4

2.15

0.671

3

Hỗ trợ, hướng dẫn, làm mẫu quy trình thực hiện

hoạt động kiểm tra


2.17


0.613


5


2.15


0.578


4

Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thông qua kết quả

quản lý hoạt động học tập


2.20


0.627


3


2.14


0.625


5

Trung bình chung

2.23

2.18

Đánh giá

Thường xuyên

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach'Alpha)


0.785


0.785

Tương quan Preason

0.894*

Một (*) Độ tin cậy 95% Hai (**) Độ tin cậy 99%

* Phần mức độ thực hiện

Nội dung được đánh giá cao nhất là xây dựng, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch KTĐG định kì (quá trình, giữa kì, cuối kì) với mức trung bình 2.36, có thể khẳng định rằng khi lập kế hoạch học tập người lập kế hoạch đã xét đến nội dung kiểm tra, đánh giá, chi tiết hơn cần phải xây dựng cụ thể tiêu chuẩn tiêu chí riêng dựa trên mục tiêu của kế hoạch, sau khi xây dựng cần phổ biến, hướng dẫn đến GV SV thực hiện theo kế hoạch đã lập bằng cách họp hội đồng, thông qua diễn đàn học tập hoặc trên lớp học, vì vậy hoạt động này được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên. Phát hiện, điều chỉnh kịp thời sai sót trong suốt quá trình thực hiện với mức trung bình 2.27 xếp hạng 2, với kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng CBQL rất thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin nắm bắt được tình hình thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV, kịp thời phát hiện những sai sót và có quyết định điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thông qua kết quả quản lý hoạt động học tập với mức trung bình là 2.20 xếp hạng 3, qua kết quả có thể khẳng định rằng công tác thực hiện kiểm tra theo đúng thời gian đã được xác định, trong quá trình thực hiện


kiểm tra cần có biên bản kiểm tra, quyết định kiểm tra nếu có, sau khi kiểm tra xong có báo cáo tóm tắt đúng về thực trạng hoạt động học tập của SV làm cơ sở rút kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động học tập tiếp theo, vì vậy hoạt động này được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên. Giám sát các khâu thực hiện kiểm tra với mức trung bình

2.17 xếp hạng 4, qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng CBQL có thực hiện giám sát theo dõi GV SV thực hiện hoạt động kiểm tra xem có đúng theo kế hoạch đã hướng dẫn chưa ở tất cả các giai đoạn KTĐG, kết quả kiểm tra ở nội dung này là cơ sở cho nội dung kế tiếp nếu không giám sát kĩ sẽ bị sai sót ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình KTĐG kết quả học tập của SV, vì vậy hoạt động này được đánh giá thực hiện thường xuyên. Hỗ trợ, hướng dẫn, làm mẫu quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra với mức trung bình

2.17 hạng 5, có thể khẳng định rằng công tác hướng dẫn làm mẫu quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra diễn ra chưa thật sự đồng đều ở các nội dung kiểm tra chủ yếu CBQL ban hành hướng dẫn thực hiện mà chưa thực hiện làm mẫu, vì vậy hoạt động này được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên.

* Phần kết quả thực hiện

Nội dung đạt kết quả cao nhất theo đánh giá là xây dựng, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch KTĐG định kì (quá trình, giữa kì, cuối kì) với mức trung bình 2.29, so với mức độ thực hiện thì tỉ lệ có sự tương đồng có thể nhận định rằng việc thường xuyên thực hiện xây dựng, phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch KTĐG sẽ đạt được kết quả rất tốt. Mặc khác khi phổ biến kế hoạch kiểm tra giúp GV và SV có sự chuẩn bị đầy đủ về kiến thức cũng như tài liệu kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra chính thức. Phát hiện, điều chỉnh kịp thời sai sót trong quá trình thực hiện với mức trung bình 2.16 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng hiệu quả của việc nhà quản lý thực hiện đúng chức năng quản lý khi phát hiện, điều chỉnh kịp thời những sai sót theo đúng mục tiêu đặt ra, bên cạnh đó có thông tin đúng thực trạng những thuận lợi và khó khăn trong KTĐG, vì vậy hoạt động này được đánh giá thực hiện đạt mức khá. Giám sát các khâu thực hiện kiểm tra với mức trung bình 2.15 xếp hạng 3, từ kết quả khảo sát cho thấy rằng việc giám sát các khâu kiểm tra có tương đồng với kết quả của nội dung phát hiện điều chỉnh sai sót, có thể khẳng định rằng CBQL theo dõi tình hình thực hiện theo kế hoạch theo định kì hoặc đột xuất tùy trường hợp, tuy vậy ở hoạt động này vẫn được đánh giá thực hiện ở mức khá. Hỗ trợ, hướng dẫn, làm mẫu quy trình thực hiện hoạt động kiểm tra với mức trung bình 2.15 xếp hạng 4, từ kết quả khảo sát cho thấy rằng công tác hướng dẫn, làm mẫu vẫn còn thực hiện chưa tốt, có thể dẫn đến sai sót khi thực hiện đạt hiệu quả không cao, vì vậy hoạt động này được đánh giá thực hiện ở mức khá. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thông qua kết quả quản lý hoạt động học tập với mức trung bình là 2.14 hạng 5, từ kết quả khảo sát cho thấy rằng công tác đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm thông qua kết quả quản lý hoạt động học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin đưa ra kết luận chung làm cơ sở đề xuất biện pháp khắc phục nếu có. Mặc khác, khâu quản lý còn chưa chặc chẽ, chưa tổ chức công khai công tác tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm về thực hiện kiểm tra hoạt động học tập của SV, vì vậy hoạt động này được đánh giá ở mức khá.

*Kết luận

77


Mức trung bình chung của nội dung quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đạt mức độ thực hiện là 2.23 được đánh giá đạt mức thường xuyên, còn ở mức kết quả thực hiện đạt 2.18 được đánh giá ở mức khá. Từ kết quả khảo sát có thể nhận định rằng công tác quản lý hoạt động KTĐG kết quả học tập của SV thực hiện khá tốt ở một số nội dung như xây dựng và phổ biến, hướng dẫn thực hiện kế hoạch KTĐG và kết quả cũng được đánh giá cao, giám sát, phát hiện và có điều chỉnh kịp thời trong suốt quá trình thực hiện kiểm tra. Với nội dung này có ý nghĩa vừa định hướng thực hiện KTĐG vừa là tiêu chuẩn để xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể tùy vào nội dung học tập cung cấp thông tin hai chiều cho CBQL và GV, SV vừa tác động vào ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong học tập ở SV vừa có thông tin phản hồi kết quả học tập đến GV. Bên cạnh đó, công tác tổng kết rút kinh nghiệm dựa trên kết quả quản lý còn nhiều bất cập mặc dù thực hiện thường xuyên nhưng kết quả lại không cao, cụ thể biện pháp khắc phục sẽ được người nghiên cứu trình bày ở chương 3 của luận văn này.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê ở đối tượng SV cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.785. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha bằng nhau là 0.785. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.894. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).

2.4.2.5 Xác định công cụ đo lường kết quả (mục tiêu 1.4.4)

Trước khi thực hiện công tác KTĐG kết quả học tập của SV cần xác định cách thức thực hiện, căn cứ vào mục đích kiểm tra mà có cách thức phù hợp. Kết quả học tập đúng với thực tế khi người kiểm tra chọn đúng công cụ đo, cụ thể thực trạng sử dụng công cụ đo lường kết quả học tập của SV ngành GDTH được minh họa ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15: Thực trạng SV thực hiện xác định công cụ đo lường kết quả


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Quan sát quá trình học tập (trên lớp, kết quả học tập

ngoài lớp)


2.37


0.590


2


2.33


0.578


2

Làm bài kiểm tra đánh giá theo thời gian (giữa kì,

cuối kì, quá trình)


2.54


0.578


1


2.45


0.569


1

Hỏi trực tiếp

1.93

0.681

4

1.92

0.649

4

Nghiên cứu kết quả học

tập của năm học trước

2.06

0.716

3

1.99

0.695

3

Trung bình chung

2.22

2.17

Đánh giá

Thường xuyên

Khá

* Phần mức độ thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023