Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Học Tập Của Sinh Viên Ngành Gdth


Nội dung được đánh giá cao nhất là làm bài KTĐG theo thời gian (giữa kì, cuối kì, quá trình) với mức trung bình 2.54, qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng công tác kiểm tra được thực hiện chủ yếu thông qua làm bài kiểm tra định kì, cụ thể SV bắt buộc phải hoàn thành bài kiểm tra cá nhân và bài nhóm theo sự hướng dẫn của GV, dựa trên những bài kiểm tra định kì nhằm đánh giá khả năng nhận định vấn đề và có kiến thức cơ bản diễn đạt vấn đề theo cách hiểu của bản thân nhờ vậy GV đánh giá được khả năng ngôn ngữ diễn đạt của SV, GV cho biết:“Đối với kiểm tra cá nhân: có bài kiểm cá nhân sau đó GV chấm điểm; Đối với bài nhóm: Giao bài tập nhóm, kiểm tra xem sự chuẩn bị trước của nhóm, đứng lên thuyết trình nội dung, sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm Căn cứ vào tiêu chí đánh giá đã xây dựng do tập thể GV cùng xây dựng, tuy mất nhiều thời gian nhưng tính đến hiện tại đã xây dựng xong và sẽ tiến hành bảo vệ chương trình đào tạo trước hội đồng”, vì vậy nội dung này được đánh giá thực hiện rất thường xuyên. Quan sát quá trình học tập (trên lớp, kết quả học tập ngoài lớp) với mức trung bình 2.37 xếp hạng 2, qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng GV rất thường xuyên quan sát SV trong giờ học tập trên lớp bằng nhiều hình thức như tổ chức thảo luận nhóm GV vừa quan sát được thái độ nghiêm túc trong học tập (đưa ra ý kiến cá nhân, bàn luận vấn đề, ngôn ngữ diễn đạt), lớp học có sôi động không, không khí của lớp học thoải mái, SV được tự do nói lên quan điểm cá nhân trước tập thể nhỏ. Học tập bên ngoài lớp học cũng được GV quan tâm bằng cách xem xét đánh giá kết quả học tập ngoài lớp như bài tiểu luận, nghiên cứu khoa học. SV cũng cho biết thêm: “Quan sát, lắng nghe các bạn đưa ra ý kiến, câu trả lời hoàn chỉnh sau khi kết thúc thảo luận. Dựa trên kết quả làm việc, nhóm trưởng đánh giá từng thành viên, đa số là đánh giá tốt đều nhau và có căn cứ trên tiêu chí của GV”. Nghiên cứu kết quả học tập của năm học trước với mức trung bình 2.06 xếp hạng 3, qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng công tác nghiên cứu, so sánh, đánh giá kết quả học tập của năm học trước còn chưa được thực hiện thường xuyên, GV chưa sử dụng đến cách đánh giá này có thể là do kết quả học tập của SV vẫn được duy trì khá tốt, chỉ khi có trường hợp cá biệt SV sa sút trong việc học mới thực hiện nghiên cứu kết quả học tập của năm học trước, vì vậy nội dung này được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên. Hỏi trực tiếp với mức trung bình

1.93 xếp hạng 4, với kết quả khảo sát cho thấy rằng GV chưa sử dụng phổ biến công cụ hỏi trực tiếp, có thể do cách này tốn nhiều thời gian vừa không đánh giá được nhiều SV do vậy phương này chỉ phù hợp với số lượng SV ở nhóm nhỏ nhằm đánh giá thêm năng lực của một vài SV nỗi bật trong học tập, vì vậy nội dung này có mức thực hiện thấp nhất, tuy nhiên vẫn được đánh giá thực hiện ở mức thường xuyên.

* Phần kết quả thực hiện

Nội dung có đánh giá là đạt kết quả cao nhất làm bài KTĐG theo thời gian (giữa kì, cuối kì, quá trình) với mức trung bình 2.45, với kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng bài kiểm tra là phương pháp đánh giá năng lực chủ yếu đối với SV bên cạnh đó cũng có những phương pháp khác như thuyết trình, làm bài nhóm. Với cách kiểm tra này vừa đánh giá chung được nhiều SV cùng thời gian vừa tiết kiệm chi phí hỗ trợ trong quá trình thực hiện kiểm tra, vì vậy nội dung này được đánh giá thực hiện rất tốt. Quan


sát quá trình học tập (trên lớp, kết quả học tập ngoài lớp) với mức trung bình 2.33 xếp hạng 2, dựa trên kết quả khảo sát quan sát lớp học giúp GV đánh giá tổng thể các SV thông qua các hoạt động học tập trên lớp, quan sát có thể thực hiện linh hoạt thời gian không gây áp lực cho người học vừa có thông tin chính xác tình hình học tập của SV, vì vậy hoạt động này được đánh giá thực hiện đạt ở mức tốt. Nghiên cứu kết quả học tập của năm học trước với mức trung bình 1.99 xếp hạng 3, dựa trên kết quả khảo sát cho thấy rằng hiệu quả của việc xem xét, đánh giá kết quả năm học trước chưa cao do không đánh giá đúng tình hình học tập của SV hiện tại, vì mỗi năm chương trình học có khác biệt càng học cao kiến thức càng mở rộng vì thế không thể dựa vào hoàn toàn kết quả của năm học trước để đánh giá SV, vì vậy hoạt động này được đánh giá thực hiện ở mức khá. Hỏi trực tiếp với mức trung bình 1.92 xếp hạng 4, từ kết quả khảo sát cho thấy rằng hiệu quả của việc dùng phương pháp đánh giá hỏi trực tiếp từng SV là chưa cao, có thể do nội dung câu hỏi còn chưa đánh giá đúng năng lực SV hiện tại, lại tốn nhiều thời gian hơn thế nữa phương pháp đánh giá này chỉ là bổ trợ thêm cho phương pháp làm bài kiểm tra do đó GV và SV chưa chú trọng tập trung vào, vì vậy hoạt động này được đánh giá là thực hiện đạt mức khá.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của nội dung xác định công cụ đo lường kết quả ở mức độ thực hiện là 2.22 được đánh giá ở mức thường xuyên, với kết quả thực hiện đạt 2.17 được đánh giá ở mức khá. Qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng tỉ lệ mức độ trung bình giữa mức độ thực hiện và kết quả thực hiện có sự tương đồng nhau chứng tỏ rằng thực hiện thường xuyên công tác xác định cách thức đánh giá kết quả học tập sẽ cung cấp thông tin kịp thời tình hình học tập của SV, qua đó GV tổ chức đa dạng các hình thức kiểm tra nhằm đánh giá một cách toàn diện năng lực của SV. Bên cạnh đó SV được phát huy hết khả năng của bản thân ở nhiều nội dung khác nhau, tăng thêm sự tự tin về kết quả trong hoạt động học tập. Mặc khác, xác định công cụ đo lường kết quả Sv nhận thấy là không cần thiết, chủ yếu phụ thuộc vào GV, Sv cần thực hiện đúng yêu cầu để có kết quả đánh giá đúng năng lực.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến động học tập của sinh viên ngành GDTH‌

2.5.1 Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên (mục tiêu 1.5.2)

Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng nhiều đến quá trình tổ chức hoạt động học tập cho SV. Khi SV được tham gia vào lớp học được tổ chức đa dạng phù hợp SV có cơ hội phát huy khả năng ứng xử trước tình huống thực tế. Năng lực của GV phải đáp ứng đủ về trình độ chuyên môn và hành vi ứng xử trong môi trường giáo dục, cụ thể một số yếu tố có ảnh hưởng được minh họa bằng số liệu ở bảng 2.16 như sau:

Bảng 2.16: Thực trạng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên hiện nay


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Đạt chứng chỉ nghiệp vụ

đạt chuẩn

2.54

0.586

1

2.44

0.631

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 12


Kinh nghiệm giảng dạy

phương pháp mới

2.52

0.603

2

2.40

0.610

2

Tính cách GV

2.45

0.631

3

2.33

0.618

3

Tham gia bồi dưỡng

chuyên môn

2.31

0.663

5

2.24

0.690

4

Tự học, nghiên cứu sâu

chuyên môn

2.33

0.682

4

2.22

0.686

5

Trung bình chung

2.43

2.33

Đánh giá

Rất ảnh hưởng

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach'Alpha)

0.821

0.829

Tương quan Preason

0.984**

Một (*) Độ tin cậy 95% Hai (**) Độ tin cậy 99%

* Phần mức độ thực hiện

Nội dung được đánh giá có ảnh hưởng nhất là đạt chứng chỉ nghiệp vụ đạt chuẩn với mức trung bình 2.54, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng yếu tố chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là yêu cầu cần có khi trở thành GV, khi GV đạt chứng chỉ là minh chứng có đào tạo chuyên môn về giáo dục như vậy khi vào trong môi trường sư phạm có các ứng xử văn hóa, chuyên môn giỏi đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của người thầy. Kinh nghiệm giảng dạy phương pháp mới với mức trung bình 2.52 xếp hạng 2, với kết quả khảo sát cho thấy rằng phương pháp giảng dạy cần phải đa dạng linh hoạt theo từng nội dung bài học bên cạnh đó một người GV giỏi là phải giảng dạy nhiều phương pháp mới khắc phục nhược điểm của phương pháp cũ, vì vậy yếu tố này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Tính cách GV với mức trung bình 2.45 xếp hạng 3, qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng tính cách GV có ảnh hưởng lớn đến quá trình học tập của SV, vì GV có sự hòa đồng, vui vẻ, thân thiện, gần gủi với SV sẽ tạo cho không khí học tập thoải mái không gò bó. Mặc khác GV có tính cách tốt sẽ truyền được cảm hứng đến người học trong quá trình giảng dạy, vì vậy yếu tố này được đánh giá rất ảnh hưởng. Tự học, nghiên cứu sâu chuyên môn với mức trung bình 2.33 xếp hạng 4, qua kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng tự học, nghiên cứu sâu về chuyên môn sẽ giúp cho năng lực giảng dạy của GV tăng lên có khả năng đáp ứng yêu cầu giảng dạy, tăng thêm kinh nghiệm học tập có thể chia sẽ đến SV phương pháp tự học hiệu quả, vì vậy yếu tố này được đánh giá rất ảnh hưởng. Tham gia bồi dưỡng chuyên môn với mức trung bình

2.31 xếp hạng 5, có thể khẳng định rằng yếu tố tham gia bồi dưỡng chuyên môn không nhằm mục đích làm tăng năng lực giảng dạy của GV so với các nội dung trên, bên cạnh việc GV tự học nâng cao kiến thức chuyên môn cần phải tham gia bồi dưỡng định kì để cập nhật những kiến thức nội dung phương pháp học tập mới, từ đó có hướng tự học chuyên sâu hơn, vì vậy yếu tố này được đánh giá rất ảnh hưởng.

* Phần kết quả thực hiện


Yếu tố có kết quả thực hiện cao nhất là đạt chứng chỉ nghiệp vụ đạt chuẩn với mức trung bình 2.44, qua kết quả cho thấy hiện nay đội ngũ giảng viên của khoa GDTH đều đạt chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định, công tác tuyển chọn GV cũng được đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định, đảm bảo được cả về số lượng và chất lượng GV. Kinh nghiệm giảng dạy phương pháp mới với mức trung bình 2.40 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng GV có đầy đủ kinh nghiệm để giảng dạy theo phương pháp mới, do GV thường xuyên cập nhật xu hướng học tập, được bồi dưỡng sâu chuyên môn, và có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở bậc đại học, vì vậy yếu tố này được đánh giá thực hiện đạt mức tốt. Tính cách GV với mức trung bình 2.33 xếp hạng 3, qua kết quả có thể khẳng định GV có tính cách tốt, hòa đồng, vui vẻ, nhiệt tình trong giảng dạy, hướng dẫn SV học tập, tổ chức lớp học với không khi thoải mái, vì vậy yếu tố này được đánh giá thực hiện ở mức tốt. Tham gia bồi dưỡng chuyên môn với mức trung bình 2.24 xếp hạng 4 có thể khẳng định rằng GV chỉ tham gia bồi dưỡng theo định kì phân công của nhà trường mà chưa có sự chủ động tham gia bồi dưỡng thêm từ các tổ chức giáo dục bên ngoài, vì vậy yếu tố này được đánh giá là thực hiện ở mức khá. Tự học, nghiên cứu sâu chuyên môn với mức trung bình 2.22 xếp hạng 5, có thể khẳng định rằng hiệu quả của việc tự học, nghiên cứu chuyên môn là chưa cao do học tập không có trọng tâm, lựa chọn phương pháp chưa phù hợp với nội dung học tập, mặc khác ngoài thực hiện giảng dạy ở trường GV còn có việc gia đình và xã hội vì vậy thời gian tự học là không đảm bảo, do đó yếu tố này được đánh giá thực hiện đạt mức khá.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của nội dung năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên với mức độ thực hiện là 2.43 đánh giá ở mức rất ảnh hưởng, với kết quả đạt được đạt

2.33 được đánh giá ở mức tốt. Từ kết quả, có thể khẳng định rằng năng lực của đội ngũ GV ngành GDTH đáp ứng theo tiêu chuẩn GV quy định. Cụ thể đội ngũ GV đạt chứng chỉ nghiệp vụ từ mức tốt trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, có nhiệt huyết đam mê với nghề giáo được SV tin tưởng và quý mến bằng cách tổ chức lớp học thoải mái SV được trải nghiệm học tập ở nhiều lĩnh vực khác nhau có tác động tích đến kết quả học tập của SV. Bên cạnh đó, công tác tự học, tham gia bồi dưỡng nghiên cứu sâu chuyên môn của GV không có ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tập của SV nhưng là cơ sở để đánh giá năng lực của mỗi GV trong tập thể sư phạm, một GV giỏi là GV có kiến thức vừa sâu vừa rộng đa dạng nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm khi linh hoạt tổ chức lớp học tập, đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy.

Kết quả kiểm nghiệm các chỉ số thống kê ở đối tượng SV cho thấy thang đo trên có độ tin cậy tương đối cao. Phần mức độ thực hiện có chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.821. Phần kết quả thực hiện chỉ số Cronbach’s Alpha cao hơn là 0.829. Các chỉ số trên cho biết bảng khảo sát trên hoàn toàn có thể tin cậy được. Hệ số tương quan Preason giữa mức độ thực hiện với kết quả thực hiện là 0.984. Mối liên hệ tương quan rất cao và mức độ tin cậy của mối tương quan lên đến 99% (**).

2.5.2 Năng lực lãnh đạo (mục tiêu 1.5.1)‌

Một đội ngũ phát triển và bền vững ngoài yếu tố năng lực của mỗi GV còn cần có một người lãnh đạo giỏi. Người lãnh đạo là người có khả năng quản lý chung mọi hoạt động của tổ chức, hướng dẫn chi tiết cho cấp dưới thực hiện, hỗ trợ trong quá trình thực

82


hiện theo kế hoạch, cụ thể yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của nhà quản lý được minh họa số liệu ở bảng 2.17 như sau:

Bảng 2.17: Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CBQL khoa GDTH


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Đạt chứng chỉ, văn bằng

thạc sĩ trở lên

2.15

0.744

5

2.22

2.230

4

Phong cách lãnh đạo của

người quản lý

2.29

0.691

4

2.20

0.684

5

Đồng cảm, thấu hiểu cấp dưới

2.42

0.651

1

2.36

0.661

1

Khuyến khích, hướng dẫn

cấp dưới thực hiện

2.40

0.626

2

2.30

0.647

2

Kiểm tra kết quả, điều

chỉnh kịp thời

2.34

0.679

3

2.29

0.650

3

Trung bình chung

2.32

2.27

Đánh giá

Ảnh hưởng

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach'Alpha)

0.880

0.682

Tương quan Preason

0.802

* Phần mức độ thực hiện

Yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng nhất đến năng lực lãnh đạo là đồng cảm, thấu hiểu cấp dưới với mức trung bình 2.42, có thể khẳng định rằng sự quan tâm đồng cảm trước hoàn cảnh của GV đang gặp là có ảnh hưởng đến quá trình công tác tại khoa, do GV nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong quá trình thực hiện, có thái độ tôn trọng trong giao tiếp ứng xử, môi trường làm việc thoải mái, giúp cho GV tự tin vào năng lực chuyên môn của mình. Khuyến khích, hướng dẫn cấp dưới thực hiện với mức trung bình 2.40 xếp hạng 2, với kết quả đó có thể khẳng định rằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giảng dạy GV nhận được sự khen ngợi, động viên của CBQL, có hướng dẫn thực hiện đúng theo kế hoạch, GV an tâm đầu tư vào giảng dạy, tạo nguồn động lực cho SV phấn đấu trong học tập vì nhận được sự khuyến khích, được chia sẽ kinh nghiệm từ người đi trước, vì vậy yếu tố này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Kiểm tra kết quả, điều chỉnh kịp thời với mức trung bình 2.34 xếp hạng 3, với kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng người CBQL phải có năng lực thực hiện kiểm tra kết quả thực hiện, căn cứ vào mục tiêu đã đặt ra có sự so sánh đánh giá điều chỉnh cho đạt được mục đích, cụ thể trong hoạt động học tập của SV cần có sự hỗ trợ, người cố vấn hướng dẫn tổ chức hoạt động học tập hỗ trợ thêm kĩ năng cho SV, vì vậy yếu tố này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Phong cách lãnh đạo của người quản lý với mức trung bình 2.29 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng phong cách của người CBQL có ảnh hưởng đến quá trình học tập. Vì người CBQL sẽ có một số phong cách lãnh đạo riêng như phong cách tự do, phong cách độc đoán, mỗi phong cách đều có ưu nhược điểm riêng đòi hỏi người quản lý khéo léo vận dụng linh hoạt các kiểu phong cách trong quá trình lãnh đạo hoạt

83


động học tập của SV, vì vậy yếu tố này được đánh giá rất ảnh hưởng. Đạt chứng chỉ, văn bằng thạc sĩ trở lên với mức trung bình 2.15 xếp hạng 5, từ kết quả khảo sát cho thấy rằng yếu tố văn bằng chứng chỉ thạc sĩ trở lên không có ảnh hưởng nhiều so với các nội dung trên về năng lực lãnh đạo, tuy nhiên là điều kiện cần có khi trở thành CBQL theo quy định phải có bằng thạc sĩ trở lên về mặt chuyên môn và một số yêu cầu khác liên quan, vì vậy yếu tố này được đánh giá là có mức ảnh hưởng.

* Phần kết quả thực hiện

Yếu tố được đánh giá có kết quả thực hiện tốt nhất là đồng cảm, thấu hiểu cấp dưới với mức trung bình 2.36, có thể khẳng định rằng CBQL có quan tâm, trò chuyện, chia sẽ thấu hiểu cấp dưới trong vấn đề tổ chức hoạt động học tập cho SV. Mặc khác SV nhận được lời động viên, chia sẽ những khó khăn, cách thức trong quá trình học tập từ GV CBQL giúp SV vượt qua cản trở, tăng thêm sự tự tin sáng tạo chủ động hơn trong nghiên cứu khoa học. Khuyến khích, hướng dẫn cấp dưới thực hiện với mức trung bình

2.30 xếp hạng 2, với kết quả khảo sát cho thấy rằng bằng sự hỗ trợ hướng dẫn khuyến khích trong hoạt động học tập của các cấp lãnh đạo giúp GV có định hướng tốt về phương pháp thực hiện mục tiêu tổ chức học tập. SV được sự động viên, khuyến khích của GV thường xuyên kết quả học tập được cải thiện, có hứng thú trong học tập, vì vậy yếu tố này có kết quả đạt được ở mức tốt. Kiểm tra kết quả, điều chỉnh kịp thời với mức trung bình 2.29 xếp hạng 3, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng hiệu quả của công tác kiểm tra có điều chỉnh kịp thời được thực hiện rất tốt giúp nhà quản lý đạt được mục tiêu kế hoạch vừa tăng thêm kinh nghiệm khi giữ vị trí lãnh đạo đưa ra quyết định kịp thời cho hoạt động học tập của SV. Đạt chứng chỉ, văn bằng thạc sĩ trở lên với mức trung bình 2.22 xếp hạng 4, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng CBQL khoa GDTH đa số đạt chứng chỉ thạc sĩ về trình độ chuyên môn trở lên, vì vậy năng lực chuyên môn trong vị trí lãnh đạo đạt tiêu chuẩn quy định chức danh nhà giáo, do vậy yếu tố này có kết quả đánh giá đạt mức khá. Phong cách lãnh đạo của người quản lý với mức trung bình 2.20 xếp hạng 5, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng phong cách lãnh đạo tốt khi tạo được không khí học tập thoải mái đến SV thông qua các bài giảng trên lớp hoặc những buổi chia sẽ kinh nghiệm SV có kiến thức bổ ích ứng dụng vào thực tế dễ dàng hơn, vì vậy yếu tố này được đánh giá ở mức khá.

*Kết luận

Điểm trung bình chung của yếu tố năng lực lãnh đạo ảnh hưởng đến hoạt động học tập của SV là 2.32 được đánh giá mức rất ảnh hưởng, với kết quả đạt được là 2.27 được đánh giá đạt mức tốt. Từ kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng năng lực lãnh đạo của CBQL đến tập thể GV, GV đến SV là có sự ảnh hưởng nhiều do là vị trí của người đứng đầu tập thể phải có ưu điểm vượt trội hơn so với các đồng nghiệp về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, có tính cách hòa đồng, tạo được uy tín trước tập thể, sẳn sàng hỗ trợ, hướng dẫn cấp dưới thực hiện công việc liên quan đến hoạt động học tập của SV.

2.5.3 Phương pháp dạy học (mục tiêu 1.5.2)‌

Phương pháp dạy học có sự ảnh hưởng đến quá trình học tập của SV, khi tiếp nhận kiến thức đúng cần có cách tổ chức phù hợp. Tùy vào mục đích học tập mà có nội dung

84


học, phương pháp học tập riêng để thực hiện mục tiêu, mỗi phương pháp đều có ưu điểm, đòi hỏi GV cần phải tổ chức lồng ghép nhiều phương pháp giúp cho việc tiếp thu của SV một cách tốt nhất, cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi phương pháp vào hoạt động học tập của SV được minh họa bằng số liệu khảo sát ở bảng 2.18 như sau:

Bảng 2.18: Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học


Nội dung

Mức độ thực hiện

Kết quả thực hiện

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

Phương pháp giải quyết

vấn đề

2.53

0.595

1

2.42

0.613

1

Phương pháp thuyết trình

2.43

0.644

3

2.33

0.648

3

Phương pháp làm việc

nhóm

2.46

0.632

2

2.35

0.616

2

Phương pháp thực hành

2.43

0.623

3

2.29

0.636

4

Phương pháp đàm thoại

2.28

0.694

5

2.17

0.671

5

Trung bình chung

2.43

2.31

Đánh giá

Rất ảnh hưởng

Khá

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach'Alpha)


0.841


0.829

Tương quan Preason

0.986**

* Phần mức độ thực hiện

Phương pháp có đánh giá mức ảnh hưởng cao nhất là phương pháp giải quyết vấn đề với mức trung bình 2.53, qua kết quả cho thấy rằng hoạt động học tập của SV được tổ chức học tập thông qua vấn đề, bằng cách GV nêu vấn đề, tình huống đã xảy ra hoặc những câu chuyện mang tính xã hội cho SV cùng bàn luận ngay tại lớp, hoặc giao bài tập về nhà, như vậy SV được tiếp cận với vấn đề cụ thể nhiều lần giúp tăng thêm kinh nghiệm khi xử lý vào thực tế. Phương pháp làm việc nhóm với mức trung bình 2.46 xếp hạng 2, qua kết quả cho thấy rằng phương pháp làm việc nhóm giúp cho SV cùng nhau tổ chức tìm sâu hơn nhiều khía cạnh của vấn đề, nhóm SV cùng xây dựng nội dung kiến thức dựa trên sự hướng dẫn của GV bên cạnh đó khi một nhóm cùng suy nghĩ giải quyết một tình huống sẽ học tập tự trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau khi khai thác vấn đề, vì vậy phương pháp này được giá là rất ảnh hưởng. Phương pháp thuyết trình với mức trung bình 2.43 xếp hạng 3, với kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng phương pháp thuyết trình hỗ trợ cho SV trong quá trình rèn luyện ngôn ngữ sư phạm phù hợp trước tập thể, thông qua các buổi thuyết trình SV được trình bày vấn đề dưới góc nhìn cá nhân, luyện tập ứng xử tình huống trước đám đông, vì vậy phương pháp này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Phương pháp thực hành với mức trung bình 2.43 xếp hạng 4, qua kết quả có thể thấy rằng thực hành thường xuyên song song với học lý thuyết trên lớp giúp SV ghi nhớ lâu kiến thức hơn, tạo cơ hội cho SV ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn nơi trường học là rất cần thiết. Bên cạnh đó cũng đánh giá được khả năng của SV sau một thời gian học tập, vì vậy phương pháp này được đánh giá là rất ảnh hưởng. Phương pháp đàm thoại với mức trung bình 2.28 xếp hạng 5, có thể khẳng định rằng trò chuyện

85


giúp tăng lượng ngôn từ diễn đạt vấn đề, vừa có thể luyện tập giọng nói vừa nắm bắt thông tin dễ dàng hơn khi gặp vấn đề cò vướng mắc có thể hỏi ngay, nhờ vậy mà hoạt động học tập có được thuận lợi, vì vậy phương pháp này được đánh giá là rất ảnh hưởng.

GV cho biết thêm: Không phải áp dụng chỉ một phương pháp cố định mà phải linh hoạt nhiều phương pháp như GV thuyết trình, SV thảo luận nhóm hoặc cặp đôi, cá nhân tự trả lời”

* Phần kết quả thực hiện

Phương pháp có đánh giá đạt hiệu quả nhất là phương pháp giải quyết vấn đề với mức trung bình 2.42, có thể khẳng định rằng SV học tập có hiệu quả hơn khi được trải nghiệm với tình huống thực tế qua đó học được cách giải quyết phù hợp, vừa áp dụng được lý thuyết vào thực tiễn vừa có kinh nghiệm cho bản thân. Phương pháp làm việc nhóm với mức trung bình 2.35 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng hiệu quả của học tập qua nhóm là cách SV tự tổ chức hoạt động học tập trong phạm vi nhỏ, qua đó có kinh nghiệm tích lũy khi tổ chức hoạt động học tập ở nhóm lớn hơn. Làm việc nhóm có thể linh động về thời gian và không gian không bị gò bó, không phải chịu sự giám sát của GV khi học bên ngoài lớp học, SV được tự do trình bày ý kiến của mình, vì vậy phương pháp này được đánh giá mức tốt. Phương pháp thuyết trình với mức trung bình 2.33 xếp hạng 3, có thể khẳng định rằng thuyết trình là phương pháp giúp SV tự tin trình bày nội dung trước tập thể, đây là yêu cầu cần có khi trở thành GV tiểu học tương lai, khi còn ngồi trên ghế nhà trường đây là cơ hội để SV luyện tập hình thành kĩ năng nói trước đám đông, vì vậy phương pháp này được đánh giá hiệu quả ở mức tốt. Phương pháp thực hành với mức trung bình 2.29 xếp hạng 4, với kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng phương pháp học tập theo hướng thực hành trải nghiệm đang được thực hiện với hiệu quả cao khi SV vừa học lý thuyết và thực hành thông qua tự tổ chức một giờ học, tự chuẩn bị dụng cụ dạy học theo sự hướng dẫn của GV, qua đó SV tự rèn luyện bản thân có kĩ năng mềm ngoài giỏi kiến thức, vì vậy phương pháp này được đánh giá kết quả thực hiện tốt. Phương pháp đàm thoại với mức trung bình 2.17 xếp hạng 5, khi so sánh với các phương pháp như trên thì phương pháp đàm thoại có tỉ lệ thấp nhất, có thể hiệu quả khi học tập bằng phương pháp đàm thoại không cao do mất nhiều thời gian, ít thành viên tham gia, tuy nhiên phương pháp này giúp sự tương tác cao cần phải linh hoạt xử lý nhiều tình huống trong thời gian ngắn, giúp SV rèn luyện kĩ năng phản xạ khi gặp tình huống bất ngờ ở môi trường học đường, vì vậy phương pháp này được đánh giá thực hiện đạt mức khá .

*Kết luận

Điểm trung bình chung của phương pháp dạy học ở mức độ thực hiện là 2.43 được đánh giá rất ảnh hưởng ở kết quả thực hiện là 2.31 đánh giá thực hiện rất tốt. Từ kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng phương pháp dạy học có sự tác động đến hoạt động học tập của SV. Cụ thể, SV được học tập đa dạng phương pháp sẽ rèn luyện SV hình thành kĩ năng trở thành một GV tiểu học tương lại như kĩ năng tự tin trước đám đông, kĩ năng ngôn ngữ, kĩ năng tổ chức hoạt động học tập cho HS. Bên cạnh đó, bằng nhiều phương pháp dạy học GV có thể đánh giá đúng năng lực của từng SV, tạo nguồn cảm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2023