Biện Pháp Tăng Cường Các Điều Kiện, Phương Tiện Hỗ Trợ Quản Lý Hoạt Động Học Tập


Bảng 3.2: Biện pháp tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập


STT


Nội dung


Mức độ cần thiết


Mức độ khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

2.1

Bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy hiện đại


2.70


0.505


2


2.04


0.580


5

2.2

Tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới


2.62


0.515


3


2.11


0.559


4

2.3

Bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách tại Khoa


2.55


0.567


4


2.14


0.607


3

2.4

Thường xuyên tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường


2.74


0.455


1


2.15


0.667


2

2.5

Bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang web của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội


2.54


0.528


5


2.21


0.585


1

2.6

Vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp


2.39


0.595


6


1.76


0.622


6

Trung bình chung

2.59

2.07

Đánh giá

Rất cần thiết

Khả thi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập của sinh viên ngành giáo dục tiểu học tại trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh - 15

Các điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động học tập SV là cơ sở để GV tổ chức hoạt động học tập khi nhà trường đảm bảo đủ về nhân lực, vật lực để phục vụ cho việc giảng dạy. Bên cạnh đó SV được tạo điều kiện học tập sẽ tiếp thu kiến thức được dễ dàng, tạo được hứng thú, động cơ học tập được thúc đẩy. Cụ thể, một số biện pháp để tăng cường điều kiện, phương tiện hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động học tập được khảo nghiệm, kết quả thu được ở bảng 3.2 như sau:

* Phần mức độ cần thiết

Biện pháp thường xuyên tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường với mức trung bình là 2.74 được đánh giá là biện pháp cần thiết nhất, có thể khẳng định rằng hiện nay SV đang được thực hành, thực tế làm công


tác giáo dục trẻ tiểu học ở trường là yếu tố hình thành kĩ năng nghề giáo cái tâm yêu mến sự quan tâm HS, thường xuyên tiếp xúc với HS từ sớm sẽ hỗ trợ SV tìm hiểu được tâm lí HS từ đó có hướng tự học bổ sung kiến thức giáo dục HS bậc tiểu học. Biện pháp bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy hiện đại với mức trung bình 2.70 xếp hạng 2, qua số liệu cho thấy rằng trang thiết bị giảng dạy góp phần xây dựng bài học thêm sinh động hơn, tạo được chú ý với SV bằng nhiều hình ảnh hiệu ứng làm nổi bật nội dung kiến thức giúp SV dễ nhớ hơn, ngoài ra thiết bị công nghệ hiện đại giúp GV không tốn nhiều công sức tiết kiệm thời gian lại mang lại hiệu quả giáo dục cao, vì vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới với mức trung bình là 2.62 xếp hạng 3, qua số liệu có thể khẳng định rằng sử dụng phần mềm vào quản lý hoạt động học tập là rất cần thiết, hỗ trợ CBQL GV và SV trong quá trình kiểm tra giám sát được nhanh chóng về kết quả làm được; mỗi phần mềm sẽ có chức năng sử dụng riêng vì vậy GV cần biết cách sử dụng đúng, tổ chức bồi dưỡng trước khi phổ biến sử dụng phần mềm mới. Biện pháp bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách tại Khoa với mức trung bình là 2.55 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng tài liệu sách chuyên ngành là kênh thông tin chính xác để SV học tập nghiên cứu, vì vậy mà tạo điều kiện có thêm tài liệu, không gian đọc sách thuận lợi gần nơi học tập chính là rất cần thiết. Bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang thông tin của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội với mức trung bình là 2.54 xếp hạng 5, từ số liệu khảo nghiệm có thể khẳng định rằng học tập thông qua mạng kết nối là rất thuận tiện và nhanh chống tiếp cận được đa dạng nguồn tài liệu, vì vậy rất cần thiết cập nhật thường xuyên các tài liệu liên quan đến chủ đề học tập của SV vào trang thông tin học tập. Vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp với mức trung bình là 2.39 xếp hạng 6, có thể hiểu rằng sự hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài nhà trường khi tổ chức các chuyên đề học tập thực tế thực tập là góp phần hỗ trợ công tác giáo dục SV được hoàn thiện kĩ năng giáo dục nghề, có đủ điều kiện để tổ chức hoạt động học tập được tốt hơn, vì vậy công tác vận động nguồn xã hội hóa là rất cần thiết.

* Phần mức độ khả thi

Biện pháp bổ sung thêm nguồn tư liệu học tập có giá trị bằng cách thường xuyên cập nhật trên các trang thông tin của Khoa, nhóm học tập trên mạng xã hội với mức trung bình là 2.21 được đánh giá là biện pháp khả thi cao nhất trong các nội dung được đánh giá, có thể khẳng định rằng tài liệu học tập của SV được cập nhật thường xuyên trên các trang nhóm học tập của SV, SV dễ dàng truy cập tài liệu và có thể phản hồi lại với GV khi cần thiết. Thường xuyên tổ chức cho SV được thực hành, thực tế công tác giáo dục trẻ tiểu học tại các trường với mức trung bình là 2.15 xếp hạng 2, nhìn vào số liệu có thể khẳng định rằng SV được thực hành công tác giáo dục nhưng chưa được nhiều có thể do chương trình đào tạo sắp xếp thời gian SV buộc phải tham gia với thời lượng đã quy định mà chưa được chủ động thực tập tại trường nhiều hơn, tuy vậy biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Biện pháp bổ sung thêm tài liệu, sách chuyên ngành, không gian đọc sách tại Khoa với mức trung bình là 2.14 xếp hạng 3, qua số liệu cho thấy rằng bổ sung thêm tài liệu, tổ chức không gian đọc sách tại khoa là có điều kiện để thực hiện vì cơ sở vật chất được cải thiện có không gian để đọc nghiên cứu sách dành


cho GV, tuy nhiên SV đọc sách, tài liệu tại khoa thì còn giới hạn, vì vậy biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Biện pháp tổ chức hướng dẫn, sử dụng, bồi dưỡng kĩ thuật khi sử dụng phần mềm quản lý mới với mức trung bình là 2.11 xếp hạng 4, từ kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định rằng hiện nay GV đã sử dụng phần mềm vào quản lý hoạt động học tập của SV, GV có tìm hiểu và học cách sử dụng, do đó việc tổ chức bồi dưỡng cho GV về sử dụng phần mềm quản lý mới. Mặc khác hiện nay đã có nhiều ứng dụng tự học học cho SV được sử dụng phổ biến, do đó cần hướng dẫn SV chọn lọc, sử dụng phần mềm thích hợp, vì vậy biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Bổ sung thêm trang thiết bị giảng dạy hiện đại với mức trung bình là 2.05 xếp hạng 5, qua số liệu có thể thấy rằng tỉ lệ có giảm so với các biện pháp trên, có thể lý giải rằng việc bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh phí sự chỉ đạo của cấp trên, GV chưa tự quyết định bổ sung thêm trang thiết bị mới, tuy nhiên biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Vận động nguồn xã hội hóa phục vụ cho công tác tổ chức các chuyên đề học tập, diễn đàn, hoạt động thực tế, thực hành rèn luyện nghề nghiệp với mức trung bình là 1.76 xếp hạng 6, từ kết quả khảo sát có thể khẳng định rằng biện pháp chưa được sử dụng thường xuyên có thể nguồn hỗ trợ từ trên đưa xuống mà chưa có được sự chủ động khi tìm nguồn hỗ trợ khác để đáp ứng cho việc tổ chức hoạt động học tập cho SV, tuy vậy biện pháp này được đánh giá là có khả thi.

* Kết luận

Kết quả khảo nghiệm biện pháp tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lý hoạt động học tập của SV ở mức độ cần thiết có mức trung bình 3.59 được đánh giá là rất cần thiết; tương ứng có mức độ khả thi có mức trung bình là 2.07 được đánh giá là có khả thi. Qua đó có thể khẳng định rằng điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý hoạt động học tập là một trong những nội dung cần được xem xét ngay từ khi lên kế hoạch thực hiện, GV xác định nguồn hỗ trợ cho việc học tập của SV được thuận lợi, thường xuyên cung cấp tài liệu học tập chuyên ngành, tổ chức học tập thông qua thực hành thực nghiệm. Thực hiện tốt công tác tạo điều kiện, phương tiện hỗ trợ công tác quản lý hoạt động học tập là cung cấp công cụ học tập cho SV trong quá trình học, tùy vào điều kiện cơ sở vật chất trường học nguồn hỗ trợ khác để GV tổ chức hoạt động dạy-học.

Bảng 3.3: Biện pháp Cải tiến phương pháp dạy học



STT


Nội dung


Mức độ cần thiết


Mức độ khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

3.1

Cập nhật tình hình ứng dụng phương pháp dạy học mới qua nhiều kênh thông tin như mạng internet, nghiên cứu khoa học, dự án về đổi mới phương pháp dạy học


2.55


0.554


2


2.16


0.615


3

3.2

Tổ chức hoạt động họp chuyên môn giữa các GV trao đổi kinh nghiệm, xác

2.54

0.528

3

2.11

0.615

4



STT


Nội dung


Mức độ cần thiết


Mức độ khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH


định mục tiêu cần đạt tương ứng với phương pháp mới







3.3

Mời chuyên gia về nghiên cứu giáo dục phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học linh hoạt


2.40


0.632


5


1.82


0.615


5

3.4

SV được phổ biến thông tin, cách thức thực hiện phương pháp học tập tương ứng, tiến hành tổ chức thực nghiệm, có đánh giá rút kinh nghiệm khi xây dựng giáo án dạy học


2.52


0.515


4


2.18


0.615


2

3.5

Có chính sách khuyến khích, tuyên dương, động viên GV SV có thành tích tốt trong công tác ứng dụng phương pháp dạy học linh hoạt đạt hiệu quả


2.60


0.520


1


2.26


0.615


1

Trung bình chung

2.52

2.11

Đánh giá

Rất cần thiết

Khả thi

Phương pháp dạy học được xây dựng tùy vào nội dung kiến thức độ dài ngắn thời lượng học theo quy định, mục tiêu bài học để lựa chọn cách thức truyền đạt kiến thức đến SV. Kiến thức chuyên ngành luôn được cập nhật mới cho phù hợp với xã hội vì vậy mà phương pháp học cũng phải linh hoạt vận dụng đúng mục đích, cụ thể kết quả khảo nghiệm cải tiến phương pháp dạy học được minh họa ở bảng 3.1 như sau:

* Phần mức độ cần thiết

Có chính sách khuyến khích, tuyên dương, động viên GV, SV có thành tích tốt trong công tác ứng dụng phương pháp dạy học linh hoạt đạt hiệu quả với mức trung bình

2.60 là biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất, có thể khẳng định rằng thực hiện chính sách khuyến khích cá nhân áp dụng phương pháp dạy học phù hợp tạo được kết quả cao trong việc tổ chức học tập của SV, khi nhận được sự khuyến khích từ lãnh đạo tạo động lực cho GV thay đổi, SV được học tập đa dạng hình thức phát huy khả năng ở nhiều khía cạnh. Cập nhật tình hình ứng dụng phương pháp dạy học mới qua nhiều kênh thông tin như mạng internet, nghiên cứu khoa học, dự án về đổi mới phương pháp dạy học với mức trung bình là 2.55 xếp hạng 2, từ số liệu khảo nghiệm cho thấy rằng nhờ có sự hỗ trợ của mạng kết nối không dây nên rất dễ dàng cập nhật thông tin phương pháp học tập mới, kinh nghiệm tổ chức thực hiện được chia sẽ rộng rãi nhờ vậy GV và SV luôn có kiến thức về phương pháp học, biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết.


Tổ chức hoạt động họp chuyên môn giữa các GV trao đổi kinh nghiệm, xác định mục tiêu cần đạt tương ứng với phương pháp mới với mức trung bình là 2.54 xếp hạng 3, từ kết quả cho thấy rằng GV thường xuyên tham gia họp chuyên môn trao đổi kinh nghiệm về thực hiện tổ chức giảng dạy; SV cũng thường xuyên tổ chức họp nhóm trao đổi kinh nghiệm học tập hiệu quả, chia sẽ kiến thức. Khi SV được học theo phương pháp mới sẽ có những khó khăn trong giai đoạn đầu vì vậy GV cần có nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn SV thực hiện đúng, vì vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. SV được phổ biến thông tin, cách thức thực hiện phương pháp học tập tương ứng, tiến hành tổ chức thực nghiệm, có đánh giá rút kinh nghiệm khi xây dựng giáo án dạy học với mức trung bình 2.52 xếp hạng 4, qua số liệu thu được có thể khẳng định rằng SV được hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ học tập, SV có ý thức tự học thực hiện theo hướng dẫn từ đó rút ra được kinh nghiệm khi tổ chức hoạt động dạy cho HS tiểu học. Khi tham gia tích cực vào các bài học do GV hướng dẫn SV được rèn luyện ý thức thái độ, tăng thêm kĩ năng khi xây dựng giáo án khắc phục được nhược điểm của phương pháp kích thích kĩ năng sáng tạo, biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp mời chuyên gia về nghiên cứu giáo dục phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học linh hoạt với mức trung bình là 2.40 xếp hạng 5, với việc thực hiện hướng dẫn SV là chính thì cần có phương pháp đúng để SV có thể tự ý thức thực hiện. Trước sự thay đổi tích cực trong học tập của SV rất cần có những nhà nghiên cứu giáo dục có kinh nghiệm hướng dẫn, GV cũng cần được trang bị kĩ năng hướng dẫn SV, có khả năng hỗ trợ phù hợp, linh hoạt trong các tình huống giáo dục, biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết.

* Phần mức độ khả thi

Có chính sách khuyến khích, tuyên dương, động viên GV SV có thành tích tốt trong công tác ứng dụng phương pháp dạy học linh hoạt đạt hiệu quả với mức trung bình là 2.26 được đánh giá có tính khả thi cao nhất, qua kết quả khảo nghiệm có thể khẳng định rằng GV đang được khuyến khích tuyên dương khi có thành tích tốt trong công tác sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt, GV được linh hoạt sử dụng nhiều phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường, CBQL đưa ra kế hoạch rõ ràng và thực hiện theo kế hoạch. SV được phổ biến thông tin, cách thức thực hiện phương pháp học tập tương ứng, tiến hành tổ chức thực nghiệm, có đánh giá rút kinh nghiệm khi xây dựng giáo án dạy học với mức trung bình là 2.18 xếp hạng 2, có thể hiểu rằng khi thực hiện hoạt động học tập có sự hướng dẫn thực hiện của GV SV tiếp cận kiến thức chuyên ngành, GV không tốn nhiều thời gian để giảng dạy theo cách truyền thống và cung cấp thông tin hướng dẫn khi cần thiết. SV hiểu được cách thức thực hiện sẽ dễ dàng học được nhiều môn học khác nếu có sử dụng lại phương pháp mới. Mặc khác, ý thức của SV về việc thực hiện yêu cầu là rất cao và có sự đầu tư cho kiến thúc của bản thân vì vậy khi được học theo linh hoạt các phương pháp cũng được SV dễ dàng tiếp cận, do đó biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Cập nhật tình hình ứng dụng phương pháp dạy học mới qua nhiều kênh thông tin như mạng internet, nghiên cứu khoa học, dự án về đổi mới phương pháp dạy học với mức trung bình 2.16 xếp hạng 3, từ kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng phương pháp dạy học mới được cập nhật thường xuyên bởi các GV, SV được học tập linh hoạt biện pháp, được trải nghiệm thực tế. Mặc dù vậy tình hình ứng dụng phương pháp dạy học mới chưa được thực hiện thường xuyên mà còn hạn chế do nhiều yếu tố tác động như thời gian, kinh phí, nhân lực, việc bổ sung


thêm kiến thức về phương pháp dạy học có thể từ sách vở hoặc chia sẽ kinh nghiệm từ người đi trước, biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Tổ chức hoạt động họp chuyên môn giữa các GV trao đổi kinh nghiệm, xác định mục tiêu cần đạt tương ứng với phương pháp mới với mức trung bình là 2.11 xếp hạng 4, có thể hiểu rằng tham gia các cuộc họp chuyên môn chia sẽ kinh nghiệm giảng dạy phương pháp mới ứng với từng mục tiêu bài học trước khi xây dựng đề cương là có thể thực hiện được nhằm thống nhất nội dung chương trình vừa phát huy sở trường của mỗi SV khi học tập linh hoạt nhiều phương pháp vừa phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy của GV, biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Mời chuyên gia về nghiên cứu giáo dục phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học linh hoạt với mức trung bình 1.82 xếp hạng 5, có thể khẳng định rằng việc mời chuyên gia giáo dục hướng dẫn thực hiện phương pháp dạy học cho riêng khoa là điều khó thực hiện có thể không đủ thời gian mà chủ yếu là cá nhân GV tích lũy kinh nghiệm giảng dạy và tự học bồi dưỡng thêm, các nhà nghiên cứu chỉ tổ chức phổ biến chung mà không có hướng dẫn phương pháp của từng ngành học, biện pháp này vẫn được đánh giá là có khả thi.

* Kết luận

Qua khảo nghiệm biện pháp cải tiến phương pháp dạy học của GV thu được ở mức độ cần thiết có mức trung bình chung là 2.52 được đánh giá là rất cần thiết ở mức độ khả thi có mức trung bình chung là 2.11 được đánh giá là có khả thi. Có thể khẳng định rằng tầm quan trọng của phương pháp dạy học có tác động đến kết quả học tập của SV, cần thiết phải có sự linh hoạt sử dụng phương pháp dạy mới phù hợp dựa trên mục tiêu đào tạo. Có nhiều cách để thực hiện việc cải tiến phương pháp bổ sung thêm kiến thức để giảng dạy cho SV thông qua tự nghiên cứu sách, tài liệu, tích lũy kinh nghiệm giảng dạy. SV cũng có thể tự học tự nghiên cứu phương pháp học phù hợp với bản thân trong quá trình học tập từ đó có kết quả học tập như mong muốn.

Bảng 3.4: Biện pháp Sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực của SV



STT


Nội dung


Mức độ cần thiết


Mức độ khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH

4.1

Tổ chức công bố, phổ biến các phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong ngành giáo dục


2.49


0.556


3


2.09


0.599


3

4.2

GV được hướng dẫn về quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng với chuẩn yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới


2.66


0.503


1


2.29


0.594


1

4.3

Đặt ra mục tiêu cần đạt ở nhiều khía cạnh để có hình thức kiểm tra, đánh giá

2.52

0.569

2

2.17

0.562

2



STT


Nội dung


Mức độ cần thiết


Mức độ khả thi

TB

ĐLC

TH

TB

ĐLC

TH


toàn diện năng lực SV đáp ứng với nghề







4.4

Tổ chức trao đổi, thử nghiệm chéo giữa các GV về phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực SV


2.36


0.626


5


1.96


0.616


5

4.5

Tổ chức kiểm nghiệm, thực thi, rút kinh nghiệm các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt trong chương trình đào tạo


2.38


0.617


4


2.04


0.639


4

Trung bình chung

2.48

2.11

Đánh giá

Rất cần thiết

Khả thi

Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động học tập được thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình thực hiện, nhằm thực hiện đạt được mục tiêu phải xem xét đánh giá sau khi kết thúc quá trình và làm tiền đề cho bước thực hiện tiếp theo. Như vậy, tùy theo nội dung thực hiện mà có biện pháp kiểm tra đánh giá tương ứng, người CBQL khéo léo sử dụng biện pháp phù hợp sẽ cho được kết quả đúng, cụ thể kết quả khảo nghiệm biện pháp sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra đánh giá năng lực của SV trong công tác quản lý hoạt động học tập được minh họa ở bẳng 3.4 như sau:

* Phần mức độ cần thiết

Biện pháp GV được hướng dẫn về quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng với chuẩn yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới với mức trung bình là 2.66, là biện pháp được đánh giá là cần thiết nhất, từ kết quả khảo nghiệm có thể hiểu rằng công tác thực hiện kiểm tra là một bước quan trọng trog công tác quản lý giúp CBQL có thông tin đánh giá công việc. Công tác kiểm tra đã có quy định hướng dẫn thực hiện do cơ quan cấp trên ban hành vì vậy GV cần được biết và tổ chức phổ biến rõ ràng từng nội dung. Biện pháp đặt ra mục tiêu cần đạt ở nhiều khía cạnh để có hình thức kiểm tra, đánh giá toàn diện năng lực SV đáp ứng với nghề với mức trung bình 2.56 xếp hạng 2, kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng kết quả kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả khi có đủ các tiêu chí đánh giá, căn cứ vào mục tiêu giáo dục ở nhiều khía cạnh sẽ có bộ tiêu chí riêng, có thể linh hoạt được cách thức kiểm tra mà kết quả không bị ảnh hưởng, vì vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp tổ chức công bố, phổ biến các phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong ngành giáo dục với mức trung bình 2.49 xếp hạng 3, qua số liệu khảo nghiệm cho thấy rằng phổ biến phương pháp kiểm tra hiệu quả sẽ tạo được sự đồng bộ kết quả chính xác hơn, mục đích công bố nhằm công khai hình thức kiểm tra đúng có thông tin chính xác phản ánh đúng


thực trạng, do vậy biện pháp này được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp tổ chức kiểm nghiệm, thực thi, rút kinh nghiệm các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt trong chương trình đào tạo với mức trung bình là 2.38 xếp hạng 4, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng ứng dụng về lý luận hình thức kiểm tra đánh giá tùy thuộc vào điều kiện của trường sử dụng linh hoạt hình thức, khi vận dụng sẽ có kết quả khác nhau, sau khi thực hiện rút ra kinh nghiệm vừa khó khăn vừa thuận lợi làm cơ sở để thực hiện lần tiếp theo, vì vậy biện pháp được đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp tổ chức trao đổi, thử nghiệm chéo giữa các GV về phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực SV với mức trung bình là 2.36 xếp hạng 5, từ kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng trao đổi thử nghiệm chéo về thực hiện phương pháp kiểm tra giúp thu nhận nhiều thông tin từ việc thực hiện có kinh nghiệm xử lý làm cơ sở lựa chọn khi thực hiện, vì vậy biện pháp này được đánh giá rất cần thiết.

* Phần mức độ khả thi

Biện pháp GV được hướng dẫn về quy trình thực hiện kiểm tra, đánh giá đúng với chuẩn yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới với mức trung bình là 2.29, là biện pháp được đánh giá là khả thi nhất, từ kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng CBQL, GV quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá bằng việc hướng dẫn quy trình đến SV hiểu được cách thức đánh giá như vậy khi thực hiện có sự phối hợp cùng thực hiện đạt mục tiêu; mặc khác GV có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy nên có thể hướng dẫn thực hiện kiểm tra theo yêu cầu chuẩn của chương trình học mới. Biện pháp đặt ra mục tiêu cần đạt ở nhiều khía cạnh để có hình thức kiểm tra, đánh giá toàn diện năng lực SV đáp ứng với nghề với mức trung bình 2.17 xếp hạng 2, có thể khẳng định rằng xác định mục tiêu khi tiến hành kiểm tra thường xuyên được thực hiện nhằm đánh giá trên nhiều khía cạnh năng lực của mỗi SV, biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Biện pháp tổ chức công bố, phổ biến các phương pháp kiểm tra, đánh giá hiệu quả đã được kiểm nghiệm trong ngành giáo dục với mức trung bình 2.09 xếp hạng 3, công tác phổ biến các phương pháp kiểm tra, đánh giá có thể thực hiện khi thường xuyên cập nhật thông tin mới qua mạng kết nối không dây, GV định kì được tham gia bồi dưỡng nghề nâng cao năng lực,biện pháp này được đánh giá là có khả thi. Biện pháp tổ chức kiểm nghiệm, thực thi, rút kinh nghiệm các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt trong chương trình đào tạo với mức trung bình là 2.04 xếp hạng 4, có thể khẳng định rằng thực hiện linh hoạt các phương pháp kiểm tra đánh giá mới cần tốn nhiều thời gian, nhân lực, vật lực cần phải kiên trì thực hiện đúng với quy trình đánh giá, vì vậy biện pháp này được đánh giá là có khả thi khi đội ngũ GV của khoa có đủ năng lực chuyên môn giỏi. Biện pháp tổ chức trao đổi, thử nghiệm chéo giữa các GV về phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực SV với mức trung bình là 1.96 xếp hạng 5, từ kết quả kiểm nghiệm cho thấy biện pháp trao đổi thử nghiệm chéo về thực hiện kiểm tra, đánh giá là khó thực hiện vì chương trình học còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của lãnh đạo, thời gian có hạn, khó linh hoạt khi tổ chức kiểm tra phương pháp chéo, tuy nhiên biện pháp này được đánh giá là có khả thi.

* Kết luận

Kết quả khảo nghiệm biện pháp sử dụng linh hoạt hình thức kiểm tra đánh giá năng lực của SV ở mức độ cần thiết có mức trung bình chung là 2.48 được đánh giá là rất

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí