Phương Pháp Tổng Hợp, Xử Lý Số Liệu



1,81 - 2,6

Không đồng ý

2,61 - 3,4

Phân vân

3,41 - 4,2

Đồng ý

4,21- 5

Rất đồng ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 6

(Nguồn: Đồng Thị Thanh Hương và Nguyễn Thị Ngọc An, 2012)

- Thời gian điều tra, phỏng vấn: từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020.

- Số lượng phiếu điều tra:

+ Đối tượng 1: tổng số phiếu phát ra là 24 phiếu; tổng số phiếu thu về là 24 phiếu; tổng số phiếu hợp lệ là 24 phiếu; không có phiếu không hợp lệ.

+ Đối tượng 2: tổng số phiếu phát ra là 309 phiếu; tổng số phiếu thu về là 309 phiếu; tổng số phiếu hợp lệ là 309 phiếu; không có phiếu không hợp lệ.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp tổng hợp tài liệu

Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết


nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019. Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Trong luận văn, phương pháp thống kê mô tả được tác giả sử dụng thông qua các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu. Để từ đó hiểu được hiện tượng và đưa ra quyết định đúng đắn.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng khách du lịch qua từng năm. Chỉ


tiêu này được tính như sau:


Tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch


Tổng lượt khách du lịch năm t+1



=


Tổng lượt khách du lịch năm t

× 100%


- Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ du lịch

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh thu từ khách du lịch qua từng năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu từ du lịch


Tổng doanh thu từ du lịch năm t+1



=


Tổng doanh thu từ du lịch năm t

× 100%


- Tỷ trọng khách du lịch quốc tế/tổng lượt khách du lịch

Chỉ tiêu này cho biết khách du lịch quốc tế chiếm bao nhiêu % trong tổng lượt khách du lịch đến với địa phương trong một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ trọng khách du lịch quốc tế/tổng lượt khách du lịch


Số lượt khách quốc tế trong năm



=


Tổng lượt khách du lịch trong năm

× 100%


- Tỷ trọng khách du lịch nội địa/tổng lượt khách du lịch

Chỉ tiêu này cho biết khách du lịch nội địa chiếm bao nhiêu % trong tổng lượt khách du lịch đến với địa phương trong một năm. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ trọng khách du lịch nội địa/tổng lượt khách du lịch


Số lượt khách nội địa trong năm



=


Tổng lượt khách du lịch trong năm

× 100%


Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và 59,2 km là đất liền. Tỉnh Lào Cai được tái lập tháng 10/1991 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Từ ngày 01/01/2004, sau khi tách huyện Than Uyên sang tỉnh Lai Châu, diện tích tự nhiên của tỉnh Lào Cai là 6.383,88 km2, chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước. Tỉnh Lào Cai có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang;

- Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái;

- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu;

- Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Lào Cai có hệ thống giao thông đa dạng, phát triển với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc; đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai dài 264 km; có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh gồm quốc lộ 4D, quốc lộ 4E, quốc lộ 279, quốc lộ 70 với tổng chiều dài trên 400km; có 8 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài gần 300km. Với vị trí địa lý và giao thông như vậy, tạo điều kiện cho Lào Cai phát triển kinh tế xã hội, giao thương hàng hóa với các địa phương trong nước và nước bạn Trung Quốc.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt


mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía đông và phía tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía tây dãy Hoàng Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ hơn phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Địa hình vùng núi với các tác động tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trường thiên nhiên rất đa dạng. Do địa hình chia cắt nên phân đai cao thấp khá rõ ràng, trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m. Dải đất dọc theo sông Hồng và sông Chảy gồm thành phố Lào Cai - Cam Đường

- Bảo Thắng - Bảo Yên và phần phía đông huyện Văn Bàn thuộc các đai độ cao thấp hơn (điểm thấp nhất là 80 m thuộc địa phận huyện Bảo Thắng), địa hình ít hiểm trở hơn, có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng, là địa bàn thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp hoặc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Với địa hình như vậy, có thể chia Lào Cai thành 3 khu vực:

- Khu vực I: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thành phố, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi.

- Khu vực II: là các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại còn tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản đã được đáp ứng tương đối tốt.

- Khu vực III: là các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Lào Cai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi,


khác biệt theo thời gian và không gian. Đột biến về nhiệt độ thường xuất hiện ở dạng nhiệt độ chênh lệch trong ngày lên cao hoặc xuống thấp quá (vùng Sa Pa có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 00C và có băng hoặc tuyết rơi). Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng cao từ 150C – 200C (riêng Sa Pa từ 140C – 160C và không có tháng nào lên quá 200C), lượng mưa trung bình từ 1.800mm - 2.000mm. Nhiệt độ trung bình nằm ở vùng thấp từ 230C - 290C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm - 1.700mm. Độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi ở mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng núi cao và các thung lũng kín gió còn xuất hiện sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày. Khí hậu Lào Cai rất thích hợp với các loại cây ôn đới, vì vậy Lào Cai có lợi thế phát triển các đặc sản xứ lạnh mà các vùng khác không có được như: hoa, quả, thảo dược và cá nước lạnh.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Lào Cai có diện tích tự nhiên rộng 647.895 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: đất nông nghiệp có 76.203 ha, chiếm 11,76%; đất lâm nghiệp 178.192 ha, chiếm 27,5%; đất chưa sử dụng còn 393.500 ha chiếm 60,74%. Đặc điểm khí hậu xứ lạnh kết hợp với diện tích đất nông, lâm nghiệp dồi dào là lợi thế cho Lào Cai phát triển các loại nông sản đặc sản xứ lạnh có giá trị kinh tế cao như: rau, hoa, quả, dược liệu, thủy sản

- Tài nguyên nước

Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh) và sông Chảy bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) có chiều dài đoạn chảy qua tỉnh là 124 km. Ngoài hai con sông lớn, trên địa bàn tỉnh còn


có hàng nghìn sông, suối lớn nhỏ (trong đó có 107 sông, suối dài từ 10 km trở lên). Đây là điều kiện thuận lợi cho Lào Cai phát triển các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ước tính có trữ lượng xấp xỉ 30 triệu m3, trữ lượng động khoảng 4.448 triệu m3 với chất lượng khá tốt, ít bị nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có bốn nguồn nước khoáng, nước nóng có nhiệt độ khoảng 400C và nguồn nước siêu nhạt ở huyện Sa Pa, hiện chưa được khai thác, sử dụng.

- Tài nguyên rừng

Diện tích rừng trên địa bàn tỉnh là 307.573 ha, trong đó: 249.434 ha rừng tự nhiên và 58.139 ha rừng trồng. Về thực vật rừng rất phong phú cả về số lượng loài và tính điển hình của thực vật. Tổng trữ lượng tài nguyên rừng toàn tỉnh có 17.244.265 m³ gỗ, trong đó, rừng tự nhiên là 16.876.006 m³; rừng trồng gỗ là 368.259 m³). Diện tích quy hoạch cho đất lâm nghiệp là 543.982 ha, trong đó đất có rừng 274.766 ha, đất chưa có rừng 269.216 ha.

- Tài nguyên khoáng sản

Tới nay đã phát hiện được 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản, trong đó có một số mỏ khoáng sản đã được thăm dò, đánh giá trữ lượng, chất lượng thuộc loại quy mô lớn nhất cả nước và khu vực như: mỏ A Pa Tit Cam Đường với trữ lượng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Sa trữ lượng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lượng 53 triệu tấn, mỏ Molipden Ô Quy Hồ trữ lượng 15,4 nghìn tấn. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, một số mỏ có trữ lượng lớn dễ khai thác, dễ vận chuyển và đang có thị trường quốc tế đã tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản ở địa phương, đồng thời khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.

- Tài nguyên du lịch

Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát,


Mường Khương… Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng trong nước và quốc tế; là một trong các trọng điểm du lịch của quốc gia. Sa Pa nằm ở độ cao trung bình từ 1.200 - 1.800m, khí hậu mát mẻ quanh năm, có phong cảnh rừng cây, núi đá, thác nước và là nơi hội tụ nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đỉnh núi Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương với dãy Hoàng Liên Sơn và Vườn quốc gia Hoàng Liên rất hấp dẫn đối với cả các nhà nghiên cứu khoa học và khách du lịch. Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai cũng là một trong những lợi thế của tỉnh trong việc kết hợp phát triển du lịch với thương mại, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Tiếp giáp với Lào Cai là tỉnh Vân Nam – Trung Quốc, một trong 4 tỉnh, thành phố có kinh tế du lịch phát triển nhất Trung Quốc (sau Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông), hàng năm có tới 2,5 triệu lượt khách quốc tế; đa số du khách đến Vân Nam đều muốn sang du lịch Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai và ngược lại. Có thể đánh giá, Lào Cai hội tụ khá đủ các tài nguyên về du lịch và nhân văn để phát triển hầu hết các sản phẩm của ngành du lịch như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch hội chợ, du lịch leo núi.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động

- Dân số, dân tộc

Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tổng dân số của tỉnh Lào Cai vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 là 730.420 người với 175.034 hộ dân cư, trong đó nam chiếm 50,8%, nữ chiếm 49,2%, với kết quả này Lào Cai là tỉnh đông dân thứ 55 của cả nước (55/63 tỉnh). Dân số khu vực thành thị của tỉnh chiếm 23,5%, khu vực nông thôn chiếm 76,5%. Trên địa bàn tỉnh có 29 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 33,8%, dân tộc khác chiếm 66,2% tổng dân số của tỉnh. Trong 28 dân tộc thiểu số, dân tộc Mông có số dân đông nhất với hơn 32.000 người và 5 dân tộc thiểu số rất ít người là Ê Đê, Thổ, Cơ

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí