Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Tỉnh Lào Cai


đầu tư một số khu du lịch trọng điểm như: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, du lịch lòng hồ huyện Bắc Mê.

- Sản phẩm du lịch: phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên của tỉnh, gồm du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa lịch sử, lễ hội, tâm linh; du lịch địa chất, mạo hiểm. Bên cạnh đó phát triển hàng hoá như hàng thủ công truyền thống gắn với bản sắc dân tộc, các đặc sản tự nhiên và ẩm thực, dược liệu, quy hoạch các vùng chuyên canh về cây, hoa.

- Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh: số lượng khách du lịch và tổng thu từ khách du lịch tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2017, tổng lượng khách du lịch đến Hà Giang là 1.023.653 lượt, trong đó khách quốc tế là 169.689 lượt; khách nội địa là 853.964 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 913,6 tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến Hà Giang là 1.143.635 lượt, trong đó khách quốc tế là 174.689 lượt; khách nội địa là 968.946 lượt. Doanh thu từ du lịch đạt 952,2 tỷ đồng.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Tỉnh có phía bắc giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Những năm qua, với việc triển khai Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị “về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”; Nghị quyết 11-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Quảng Ninh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch phát triển, cụ thể là:

- Công tác quy hoạch du lịch: tính đến thời điểm năm 2019, Quảng Ninh


đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Tập đoàn Tư vấn BCG (Hoa Kỳ) tư vấn từ năm 2014; đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá nhằm giải quyết những khoảng cách lớn nhất mà tỉnh Quảng Ninh đang phải đối mặt. Nội dung của Quy hoạch tập trung vào giải quyết 7 vấn đề để thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Ninh, định hướng phát triển tại 4 vùng du lịch, đồng thời đã đề ra 8 nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch với 56 giải pháp, dự án thành phần.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch: để thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao được coi là một trong những giải pháp chiến lược, tạo sự bứt phá cho ngành Du lịch. Theo đó, tỉnh dành nguồn lực nhất định từ ngân sách nhà nước để tổ chức thực hiện, đồng thời công tác xã hội hóa đào tạo cũng đã được thúc đẩy, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ, với hình thức đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tỉnh đã ký kết với các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Mặt khác, Quảng Ninh cũng tích cực tranh thủ được nguồn ủng hộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua dự án của tổ chức EU để mở các khóa tập huấn về du lịch có trách nhiệm, các khóa đào tạo viên VTOS (tiêu chuẩn, kỹ năng nghề du lịch Việt Nam). Đặc biệt, tỉnh đã chú trọng ưu tiên phát triển nhân lực du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số để từng bước tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng dân cư địa phương cho phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, sinh thái.

- Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch: hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch được xác định là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của ngành du lịch của mỗi địa phương. Trong những


năm vừa qua, tại Quảng Ninh, hàng loạt các chương trình xúc tiến, quảng bá đã được triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Qua đó, giới thiệu đến du khách những tiềm năng, thế mạnh cùng các sản phẩm du lịch hấp dẫn, mở ra các cơ hội hợp tác đầu tư, khẳng định vị thế du lịch Quảng Ninh trong cả nước và khu vực. Theo đó, công tác quảng bá, xúc tiến và xây dựng sản phẩm du lịch tiếp tục được quan tâm thực hiện bằng nhiều hình thức như: Tổ chức các đoàn famtrip, presstrip cho các công ty lữ hành, cơ quan truyền thông đến các địa phương có điểm du lịch, các chương trình Roadshow tại một số địa phương trọng điểm về du lịch trong và ngoài nước. Cùng với đó, chiêu thương các doanh nghiệp, địa phương tham gia gian hàng hội chợ, hội thảo về du lịch như: Hội chợ VITM Hà Nội và Hội chợ ITE Thành phố Hồ Chí Minh; hội thảo “Liên kết tour du lịch Tây Yên Tử gắn với vùng cây ăn quả huyện Lục Ngạn” tại tỉnh Bắc Giang; chương trình famtrip “Khám phá miền quê và văn hiến Kinh Bắc - Bắc Ninh năm 2019” tại tỉnh Bắc Ninh; tuần du lịch văn hóa Ninh Bình tại tỉnh Ninh Bình; chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Quảng Ninh tại thành phố Cần Thơ....Đồng thời, tăng cường tham gia chương trình quảng bá du lịch tại nước ngoài như: Tham gia Hội chợ Hanatour 2019 (Hàn Quốc), tham gia chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam tại Vương quốc Anh, Nhật Bản; chương trình Clipper Race là cuộc đua thuyền buồm dài nhất thế giới có truyền thống 20 năm...Việc tổ chức và tham gia các hội thảo, hội chợ, tuần kết nối văn hóa du lịch ...là điều kiện thuận lợi để tăng cường công tác xúc tiến du lịch của Quảng Ninh đến với thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời, giúp doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh cập nhật thông tin về dịch vụ, giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh của đơn vị mình.

- Cơ sở hạ tầng du lịch: với quan điểm phát triển du lịch Quảng Ninh bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh, Quảng Ninh đã tập trung xác định các chiến lược đột phá về thu hút


đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch đồng bộ. tỉnh đã thu hút được hàng loạt dự án đầu tư mới, bắt đầu từ những dự án đầu tư hạ tầng giao thông như tuyến đường nối khu di tích nhà Trần, Đông Triều với khu di tích danh thắng Yên Tử; các dự án đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long; dự án mở rộng nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí - Bắc Ninh và đoạn đường Hạ Long - Mông Dương; dự án sân bay Vân Đồn và các dự án hạ tầng khu kinh tế Vân Đồn. Hiện tại, Hiện, Quảng Ninh đang triển khai đầu tư một số công trình, dự án trọng điểm như đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách liên tục được đổi mới và nâng cao chất lượng đã được đưa vào khai thác. Năm 2019, toàn tỉnh có 1.379 cơ sở lưu trú du lịch với 25.488 buồng, trong đó: có 60 khách sạn đạt từ 3 sao trở lên; 45 cơ sở kinh doanh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; công nhận 91 điểm du lịch, 2 khu du lịch cấp tỉnh, 1 khu du lịch cấp quốc gia.

- Sản phẩm du lịch: Quảng Ninh có nhiều danh lam thắng cảnh và sở hữu công trình văn hóa, lịch sử phong phú, hấp dẫn với các khu, điểm du lịch tạo nên sự đa dạng, phong phú, hấp dẫn trong phát triển các sản phẩm du lịch tại địa phương về du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh... Ngoài những sản phẩm du lịch truyền thống, quy hoạch và hạ tầng giao thông được hoàn thiện đã trở thành tiền đề cho nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn tại Quảng Ninh, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Vinpearl Hạ Long tại đảo Rều Bãi Cháy; Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu; Dự án Tuyến cáp treo và Khu du lịch tại Cụm di tích lịch sử văn hóa chùa Ngọa Vân - Hồ Thiên, huyện Đông Triều; Dự án Công viên Đại dương Hạ Long; Dự án Khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan tại thành phố Hạ Long; Dự án Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng cao cấp Quang Hanh, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả; Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long.

- Kết quả hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh:

Du khách đến với Quảng Ninh cũng tăng nhanh với những luồng khách


mới từ rất nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới như Nhật Bản, Hồng Kông, Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Năm 2019, tổng khách đến với Quảng Ninh đạt trên 12 triệu lượt người, tăng 10% so với năm 2018, trong đó: khách quốc tế đạt trên 4,2 triệu lượt, tăng 4,2% so với năm 2018. Tổng thu từ khách du lịch hơn 24.000 tỷ đồng, tăng 21,7% so cùng kỳ năm 2018. Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu sẽ đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 15 triệu khách quốc tế vào năm 2030.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Lào Cai

- Công tác quy hoạch du lịch: cần xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai tầm nhìn đến 2030. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, cần đề ra các chương trình, dự án thành phần cụ thể để thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển du lịch chung của Tỉnh.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch: thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch và đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch. Đồng thời cần thúc đẩy công tác xã hội hóa đào tạo, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề và ngoại ngữ. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tỉnh cần ký kết với các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về du lịch tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

- Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch: cần chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch phối hợp với Đài Phát thanh – truyền hình, các cơ quan thông tấn, báo chí truyền thông địa phương xây dựng các bản tin, phóng sự tuyên truyền quảng bá về mảnh đất và con người Lào Cai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, tích cực tổ chức và tham gia các tuần du lịch văn hóa, tham gia các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam cả trong nước và nước ngoài để thông qua đó thực hiện quảng bá, xúc tiến,


liên kết du lịch để du lịch địa phương ngày càng phát triển.

- Sản phẩm du lịch: phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh của tỉnh, như: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch mạo hiểm, du lịch chợ phiên, du lịch chuyên đề về hoa…

- Hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: có kế hoạch thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư để hoàn thiện hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Đảm bảo hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh thuận tiện cho việc đi lại của du khách.


Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019 diễn ra như thế nào?

- Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019 đã đạt được những kết quả gì? Còn những hạn chế gì cần khắc phục và nguyên nhân của các hạn chế?

- Để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu


2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Trong luận văn, tác giả sử dụng các số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2017- 2019 để phân tích thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo, số liệu thống kê về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể là:

+ Báo cáo Tổng kết công tác Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2017, 2018, 2019 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, 2019, 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

+ Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Lào Cai.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sa Pa, tỉnh Lào Cai đến năm 2030.

+ Báo cáo công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Lào Cai năm 2017, 2018, 2019 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

+ Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017, 2018, 2019; phương hướng nhiệm vụ năm 2018, 2019, 2020 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Mục tiêu khảo sát: tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để thu thập thông tin từ cán bộ quản lý du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ sở lưu trú về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Đối tượng khảo sát:

+ Đối tượng 1: là cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

+ Đối tượng 2: là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai.


- Số lượng mẫu khảo sát:

+ Với đối tượng 1: tại thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn tỉnh có 24 cán bộ thực hiện công tác quản lý du lịch. Do tổng thể không lớn nên tác giả tiến hành điều tra toàn bộ tổng thể. Như vậy, số mẫu cần điều tra với đối tượng 1 là 24.

+ Với đối tượng 2: vì đối tượng tổng thể khá lớn nên để xác định mẫu điều tra, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n=N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: sai số cho phép

Thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 34 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và 1.330 cơ sở lưu trú (N=1.364), chọn e = 5%, thay vào công thức trên, ta có:

n = 1.364/(1+1.364*0,052) = 309.

Như vậy, số mẫu cần điều tra với đối tượng 2 là 309.

- Nội dung khảo sát: tiến hành khảo sát về hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Thang đo của phiếu khảo sát: tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: Rất không đồng ý; Bậc 2: Không đồng ý; Bậc 3: Phân vân; Bậc 4: Đồng ý; Bậc 5: Rất đồng ý.

Bảng 2.1: Thang đo Likert


Điểm bình quân

Ý nghĩa

1 - 1,80

Rất không đồng ý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 5

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023