Các Yếu Tố Tác Động Tới Quản Lí Hoạt Động Tổ Chuyên Môn Trong Bối Cảnh Đổi Mới Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông

31

chuyên môn, ban thanh tra của trường chịu trách nhiệm kiểm tra đột xuất và định kỳ.

Nội dung kiểm tra đánh giá gồm:

+) Thực hiện kế hoạch cá nhân của giáo viên

+) Thực hiện chương trình và thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên

+) Kiểm tra hoạt động dạy học thông qua dự giờ của giáo viên

+) Kiểm tra việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn, chú trọng sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích hoạt động của học sinh.

+) Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên môn, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy.

+) Kiểm tra đầy đủ các hoạt động: hoạt động chuyên môn, tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của giáo viên, kế hoạch dự giờ.

+) Kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và sử dụng đồ dùng dạy học của tổ chuyên môn thông qua các báo cáo hàng tháng của tổ trưởng, sổ đăng ký mượn đồ dùng của giáo viện và thực hiện việc dự giờ đột xuất để kiểm tra hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp của giáo viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+) Tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn và rút kinh nghiệm hoạt động có hiệu quả hơn.

1.6. Các yếu tố tác động tới quản lí hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông tại trường trung học cơ sở Thống Nhất, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội - 6

1.6.1. Nhân tố khách quan

Chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước và Ngành giáo dục là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý mọi hoạt động của nhà trường, trong đó có quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. Điều đó được thực hiện rất rõ trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục: Luật giáo dục, Nghị

32

quyết Hội nghị lần thứ 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Quyết định số 1955/QĐ-BGDĐT ngày 30/5/2014; Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.

Sự quản lý của cấp trên, các quy định của ngành

Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các nhà trường thông qua Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn các nhà trường thông qua việc kiểm tra trực tiếp một số hoạt động tổ chuyên môn, thông qua báo cáo của Hiệu trưởng. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ văn bản quy định của cấp trên, căn cứ điều kiện thực tế đề ra các văn bản chị đạo chung cho các nhà trường. Trên cơ sở đó các nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động chuyên môn trong năm học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cho tổ.

1.6.2. Nhân tố chủ quan

1.6.2.1. Năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo trong trường Hiệu trưởng

Yêu cầu về trình độ học vấn và năng lực quản lý là những cầu cơ bản đối với chức danh hiệu trưởng trong việc quản lý nhà trường. Hiệu trưởng ít nhất phải có năng lực chuyên môn giỏi một môn nào đó; được đào tạo quản lý và có nghiệp vụ quản lý nhà trường. Năng lực quản lý của Hiệu trưởng còn được thể hiện ở khả năng tư duy khoa học; óc quan sát, đánh giá thực tế để kết hợp kinh nghiệm, đưa ra những kế sách mang tính chiến lược.

Ngoài việc cần có trình độ chuyên môn, Hiệu trưởng cũng cần có trình độ quản lý nhất định. Ít nhất Hiệu trưởng phải được đào tạo về công tác quản lý chương trình ba tháng. Có trình độ quản lý, Hiệu trưởng nắm được quy trình, nội dung quản lý, từ đó cụ thể hóa được các công việc cần làm trong quá trình quản lý. Có trình độ quản lý thì mới thực hiện được những việc đã làm thông qua hồ sơ, sổ sách và kế hoạch quản lý.

33

Hiệu trưởng cũng cần có trình độ chính trị. Hiểu và thông suốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là yêu cầu đầu tiên của một cán bộ làm công tác quản lý. Khi Hiệu trưởng có trình độ chính trị, sẽ quản lý và chỉ đạo nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục theo định hướng của Đảng và nhà nước.

Tổ trưởng tổ chuyên môn

Tổ trưởng TCM giữ vai trò trung gian trong việc thực hiện những nội dung yêu cầu trong công việc giữa hiệu trưởng và các giáo viên trong tổ. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải là người có chuyên môn vững chắc và có uy tín cao trong trường. Nếu năng lực của tổ trưởng tổ chuyên môn không vững sẽ làm các thành viên trong tổ không nể phục và sẽ gặp khó khăn khi điều hành tổ. Những hoạt động chuyên môn đòi hỏi tính tập thể cao như: xây dựng kế hoạch, tham luận liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn trong các hội nghị chuyên đề... Tổ trưởng tổ chuyên môn phải thực hiện việc tham mưu cho hiệu trưởng trong việc xây dựng các kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện.

Năng lực của giáo viên

Các giáo viên trong tổ chuyên môn là những người có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động của tổ chuyên môn, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của tổ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên trong tổ vững vàng về chuyên môn sẽ tạo ra những yếu tố thuận lợi nhằm triển khai có hiệu quả các hoạt động chuyên môn. Tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết của mỗi cá nhân trong tổ là nhân tố tích cực giúp hoạt động của tổ có hiệu quả hơn.

Cơ sở vật chất và các thiết bị cơ bản cho hoạt động tổ chuyên môn

Cơ sở vật chất của nhà trường cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn. Giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cần có trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Khi tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, hội thảo cần có thiết bị để khi thác thông tin đa phương tiện.


Để đảm bảo cho tổ chuyên môn hoạt động có chất lượng, nhà trường phải đảm bảo các cơ sở vật chất thiết yếu bao gồm: phòng họp để sinh hoạt chuyên môn định kỳ; các thiết bị khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng cho giảng dạy, khai thác các phương tiện hiện đại vào giảng dạy.

Cơ sở vật chất cơ bản có thể đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm những thiết bị cơ bản phục vụ cho hoạt động giảng dạy và những hoạt động phục vụ hoạt động giảng dạy khác. Ngoài ra, một số hoạt động như ngoại khóa cũng cần phải được đánh giá và kiểm tra. Kế hoạch bổ sung các trang thiết bị để chuẩn bị cho đầu năm học mới phải đảm bảo tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động của tổ chuyên môn, các hoạt động nghiê nghiên cứu của tổ CM.


Tiểu kết Chương 1


Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những lý thuyết cơ bản để có thể áp dụng cho những nghiên cứu của luận văn. Khung lý thuyết cơ bản mà luận văn sử dụng bao gồm những lý thuyết về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, tổ chuyên, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn và những khái niệm liên quan.

Để làm rõ những vấn đề quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS thì chủ thể của tổ chuyên môn là tổ trưởng tổ chuyên môn. Những hoạt động cơ bản trong việc quản lý tổ chuyên môn bao gồm: lập kế hoạch hoạt động cho tổ chuyên môn, quản lý việc thực hiện hoạt động của tổ chuyên môn, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, theo dõi thi đua, đề xuất khen thưởng kỷ luật đối với các giáo viên trong tổ.

Trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của tổ chuyên môn trong trường THCS và nhu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động tổ chuyên môn trong giai đoạn hiện nay thì luận văn cũng phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chuyên môn bao gồm những yếu tố khách quan, những yếu tố chủ quan.


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG‌‌


2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - văn hóa - giáo dục của quận Ba Đình thành phố Hà Nội và trường THCS Thống Nhất

2.1.1. Khái quát về thực trạng giáo dục của quận Ba Đình – Hà Nội

Quận Ba Đình là quận lớn trong thành phố Hà Nội là nơi đặt trụ sở của các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; là năm học đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận Ba Đình lần thứ XXV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và các Nghị quyết, chương trình công tác của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố và Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận.

Cho đến hiện nay, quận Ba Đình tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo. Quận cũng luôn thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, quản lý các cơ sở giáo dục ngoài công lập, những cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài. Công tác tuyển sinh và và kiểm định chất lượng giáo dục cũng được quận thực hiện tốt. Quận cũng thực hiện tót công tác tuyển sinh và kiểm định chất lượng giáo dục, quản lý thu chi minh bạch trong các cơ sở giáo dục, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Quận Ba Đình cũng đang thực hiện theo đúng tinh thần của Quyết định số 22 của Ủy ban Nhân dân thành phố về việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí và quản lý chặt chẽ việc học và dạy thêm.


Ngoài ra, để thực hiện tốt việc đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục, quận cũng luôn coi trong sự phát triển triển phẩm chất và năng lực của người học, nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện, coi trọng công tác giáo dục lý tưởng đạo đức, lối sống, giáo dục thể chất và chăm sóc sức khỏe cho học sinh trên toàn quận. Nhằm giúp học sinh từng bước tiếp cận nội dung và phương pháp môn học cũng như tham gia các hoạt động tư duy tích cực thì quận Ba Đình đã thực hiện tập trung chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy và học, thi kiểm tra và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

Đội ngũ giáo viên và các cán bộ trong ngành giáo dục là những lĩnh vực được UBND quận Ba Đình đặc biệt trú trọng nhằm thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao tri thức và thực trạng giáo dục của quận. Quận luôn chú trong trong việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo cũng như các cán bộ quản lý trong ngành giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá. Chú trọng việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, xây dựng mạng lưới hoạt động giáo viên cốt cán các bộ môn; triển khai tích cực quy chế hoạt động Hội đồng chuyên môn của Sở và quận. Vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, vai trò của gia đình cũng như vai trò của các công tác phục vụ giáo dục như đoàn hội đều được chú trọng nhằm mục đích cuối cùng là giáo dục toàn diện cho học sinh. Những thiết bị dạy học, đồ dung dạy học luôn được đầu tư đầy đủ theo đúng chương trình và mục tiêu của quốc gia.

Tổ chức thi Đồ dùng dạy học tự làm: Nhằm thực hiện tốt Đề án Ngoại ngữ, UBND Quận đã chú trọng đầu tư trang bị cho các phòng học ngoại ngữ những cơ sở vật chất cần thiết.

Tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hoàn thành chỉ tiêu Đại hội hội Đảng bộ quận lần thứ XXV”.


2.1.2. Thực trạng giáo dục THCS tại quận Ba Đình

Hiện nay, trên địa bàn quận Ba Đình có tổng số 13 trường THCS công lập với hơn 15.000 học sinh và khoảng 362 lớp học. Số cán bộ quản lý khoảng 31 cán bộ và 719 giáo viên.

Trong năm học 2017-2018, quận Ba Đình đã đạt được những kết quả tốt như sau:

Đối với học sinh:

+) Kết quả 2 mặt học lực và hạnh kiểm: Về hạnh kiểm: HK Tốt 97,9%; Khá 2,1%; TB 02 HS. Về học lực: Giỏi 66.5%; Khá 24,5%; TB 7,6%; Yếu

1,2%; Kém 0,2%.

+) Kết quả thi nghề: 100% HS lớp 9 được học nghề. Các trường phối kết hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tổ chức dạy nghề và thi nghề cho tổng số 3238 học sinh với 2 môn: Tin 2886 HS, làm hoa 352 HS. Trên 95% học sinh đạt điểm loại Khá, Giỏi.

+) Kết quả thi HSG các bộ môn văn hóa: 318 giải cấp thành phố (tăng 61 giải so với năm học trước); 31 cấp Quốc gia (tăng 02 giải và Huy chương so với năm học trước).

+) Các cuộc thi khác:

Cuộc thi triển khai đề án thông tin, tuyên truyền về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam: đạt 31 giải TP bao gồm: 06 giải Nhất; 14 giải Nhì; 08 giải Ba và 03 giải KK

Tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ XII năm 2016, 2017: đạt 02 giải Nhất, 03 giải Nhì, 05 giải Ba và 05 giải KK cấp TP, cấp Quốc gia đạt 01 giải Ba.

Cuộc thi KHKT dành cho học sinh Trung học: 12/15 sản phẩm gửi dự thi cấp thành phố trong đó 04 sản phẩm đã vượt qua vòng loại, chính thức tham gia cuộc thi cấp thành phố 18

Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong thực tiễn dành cho HS: 21 đề tài của 37 HS đạt giải cấp TP (04 đề tài

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí