Hiện Trạng Phát Triển Và Đánh Giá Du Lịch Tỉnh Lào Cai

2.3.4 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch Sơn La


Từ thực trạng hoạt động du lịch Sơn La phân tích phần trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Một là, trong bảng 6 đã phản ánh kết quả cụ thể của du lịch Sơn La qua 5 năm hoạt động. Đánh giá tổng quát, năm 2000 Sơn La đón 70.000 khách, trong đó có 6.500 khách quốc tế. Nếu so với cả nước năm 2000 đón 2 triệu khách quốc tế và 11 triệu khách nội địa thì Sơn La mới chiếm tỷ lệ 0,32 % khách quốc tế và 0,58% khách nội địa, một tỉnh giàu tiềm năng du lịch như đã trình bày ở phần trên, có diện tích tự nhiên chiếm hơn 4% tổng diện tích cả nước, một tỉnh có dân số chiếm hơn 1% dân số cả nước; Nhưng số lượng khách du lịch như vậy là quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của mình.

- Hai là, cũng qua kết quả phản ánh và trên cơ sở nghiên cứu thực tế ở Sơn La chúng ta thấy rằng: Mặc dù ra đời muộn, phát triển chậm, nhưng du lịch Sơn La vẫn không khắc phục được tình trạng khập khiễng trong toàn bộ hoạt động. Có thể nói rằng: Lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ) mới chỉ là 1/3 trong nội dung hoạt động du lịch. Hai phần quan trọng còn lại là việc tổ chức các điểm, các khu du lịch bao gồm các di tích lịch sử, di tích văn hoá, cảnh quan thiên nhiên, điểm vui chơi giải trí tham quan... và bộ máy tổ chức khai thác, giới thiệu, thu hút, hướng dẫn phục vụ du lịch; Bao gồm cả người và phương tiện vận chuyển du khách, không có một du khách nào đến đây với mục đích là nghỉ ngơi ở khách sạn, tuy rằng khách sạn là điều kiện quan trọng để du khách thưởng thức sản phẩm du lịch ở đây. Nhưng sản phẩm du lịch đặc trưng ở đây rõ ràng không thể là khách sạn. Một trong các tỉnh nghèo nhất ở một đất nước nghèo trên thế giới không thể có tiềm năng về phát triển khách sạn. Vậy sản phẩm du lịch đặc trưng ở Sơn La là gì? Tổ chức giới thiệu, khai thác nó như thế nào? Nếu là hướng dẫn viên du lịch chúng ta sẽ dẫn khách đến đâu và nói gì với khách? Đáp án cho 3 câu hỏi này chưa được chuẩn bị chu đáo. Điểm du lịch có thể kể tên được nhiều nhưng thiếu nội dung khi giới thiệu với du khách. Hay

nói cách khác, chúng ta chưa thổi được hồn vào các di tích lịch sử văn hoá ... Đường khó đi, cơ sở phục vụ chưa có, không đảm bảo an toàn, bài bản giới thiệu chắp vá, chưa có ai được cấp thẻ hướng dẫn viên... Vậy là việc đầu tư vào sản phẩm du lịch đặc trưng còn quá ít so với đầu tư vào khách sạn. Có những năm, việc đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú được nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều người quan tâm quá mức. Nhiều dự án xây dựng khách sạn đã và đang được triển khai hoặc đang được xem xét, phê duyệt. Trên dọc đường quốc lộ 6, ở bất cứ huyện nào các cơ sở lưu trú đủ các thành phần kinh tế mọc lên. Ngay trên địa bàn thị xã không rộng lắm đã có khách sạn của công ty du lịch - Khách sạn Sơn La, công ty du lịch - Khách sạn Công Đoàn, nhà khách UBND tỉnh, khách sạn Hoa Ban 1, khách sạn Hoa Ban 2, khách sạn Phong Lan 1, khách sạn Phong Lan 2, nhà khách Hoa Đào, khách sạn Hoa Hồng, khách sạn Hoa anh đào; nhiều nhà khách của các ngành: Bưu điện Ngần hàng NN &PTNT, Ngoại thương... Việc phát triển cơ sở lưu trú một cách tự phát dẫn đến công suất sử dụng phòng ở hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ thấp, một khách sạn có nội, ngoại thất đẹp, có trình độ phục vụ cao, đủ tiêu chuẩn của Tổng cục du lịch ban hành còn rất ít ở Sơn La. Nhưng việc luân phiên hạ giá để tranh khách, tình trạng không có trình độ ngoại ngữ vẫn đón khách nước ngoài là khá phổ biến. Phát triển cơ sở hạ tầng là điều đáng mừng và cần thiết. Tuy vậy, việc xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế dù là một quốc gia, một địa phương, một ngành, một đơn vị là vấn đề hết sức quan trọng cần được nghiên cứu cân nhắc nghiêm túc. Khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh trong môi trường kinh doanh bình đẳng để phát triển. Song cần nghiên cứu lời khuyến cáo đặt ra trong hội nghị khách sạn toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại Quảng Ninh năm 1998 về sự bùng nổ về khách sạn. Ngay từ những bước đi ban đầu, du lịch Sơn La đã bộc lộ sự mất cân đối thiếu đồng bộ khá rõ rệt.

- Ba là, về trình độ khai thác tiềm năng du lịch có thể khẳng định: Thế mạnh của du lịch Sơn La là cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và bản

sắc văn hoá dân tộc. Nhiều đoàn khách nước ngoài đã vô cùng thích thú bất ngờ trước vẻ đẹp tự nhiên của núi non hùng vĩ và những truyền thống tập quán, văn hoá của đồng bào các dân tộc Sơn La, thế nhưng tài liệu giới thiệu du lịch của Sơn La còn ít ỏi, đơn điệu chưa "trúng" với cái khách cần. Việc đầu tư trí tuệ để làm ra sản phẩm du lịch, để biến "giá trị" thành "giá trị sử dụng" trong du lịch cũng không kém phần quan trọng như trong lĩnh vực đầu tư vào xây dựng khách sạn nhưng thực tế chưa được quan tâm đúng mức. Việc tổ chức khai thác, thu hút khách du lịch còn non kém hơn. Có thể nói ngắn gọn hơn là tới nay chưa có một đơn vị du lịch nào của tỉnh tổ chức khai thác du lịch tại chỗ. Sơn la hiện đang nhường quyền đó cho các công ty lữ hành của tỉnh bạn, nước bạn, kể cả Nhà nước và tư nhân để bằng lòng hưởng phần lưu trú thường xuyên bị ép giá. Tạm ví các nguồn thu của du lịch thành 3 phần: Thu từ lữ hành, thu từ các dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan... Thu từ dịch vụ lưu trú như gốc, rễ, thân ngọn của "cây du lịch" thì Sơn La mới thu phần ngọn. Có lẽ nguyên nhân chính là chưa có đơn vị nào đủ mạnh trong lĩnh vực này để vươn lên đảm nhận và bình đẳng cùng đồng nghiệp. Được biết, ở Trung Quốc luật pháp quy định việc hướng dẫn du lịch và nguồn thu của nó ở địa phương nào do địa phương đó đảm nhận.

Như vậy, tài nguyên du lịch Sơn La được cho không các đơn vị có năng lực khai thác bởi chính năng lực khai thác của bản thân mình. Thông tin về du lịch Sơn La chưa hoà nhập đầy đủ vào thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Du lịch Sơn La nghèo thiếu trầm trọng về thông tin. Sơn La khai thác tiềm năng du lịch của mình còn hết sức sơ khai, tự phát.

Trong những năm gần đây, các loại hình du lịch sinh thái ở Sơn La đã được các công ty du lịch trong và ngoài nước tổ chức nhưng đáng tiếc chưa phải là đơn vị du lịch nào của Sơn La. Đó là các tour leo núi, các tour dã ngoại, các tour xe đạp, các tour bơi thuyền, các tour du lịch kết hợp nghiên cứu môi trường… Và qua nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Sơn La, có

thể thấy rằng với hơn 14.055km2, chiếm 4,29% diện tích cả nước. Với địa hình núi sông hùng vĩ, khí hậu thuận lợi, Sơn La có tiềm năng to lớn về phát triển du lịch sinh thái.

Ai cũng biết rằng mục tiêu của du lịch là làm thoả mãn nhu cầu chính đáng của du khách. Sau mỗi chuyến du lịch để lại ấn tượng gì cho du khách? Ăn, ngủ là nhu cầu thiết yếu, trong đó có yếu tố thưởng thức nhưng chẳng phải mục đích của chuyến đi. Thật đơn giản nhưng cũng thật chân lý khi cha ông ta xưa kia đã nói: "đi cho biết đó biết đây…", nghiệm vào nay là biết đất nước, biết con người. Và cái biết con người đó chủ yếu và trước hết là bản sắc văn hoá dân tộc. Phải chăng đây là thế mạnh của du lịch Sơn La!

2.3.5. Hiện trạng phát triển và đánh giá du lịch tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một trong những tỉnh giàu tài nguyên du lịch, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên của núi rừng; những truyền thống văn hoá giàu bản sắc dân tộc phong phú và hấp dẫn; đặc biệt có cửa khẩu quốc tế Lào Cai rất thuận lợi cho phát triển kinh tế thương mại - du lịch. Chính vì vậy, Chính phủ và Tổng cục Du lịch đã lựa chọn Sa Pa - Lào Cai là một trong những khu du lịch chuyên đề của cả nước để có hướng đầu tư, phát triển.

Những năm qua, du lịch Lào Cai có những bước phát triển đáng mừng, tốc độ tăng bình quân trên 30%/năm. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 180 cơ sở lưu trú với trên 4.000 phòng phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Hoạt động du lịch trên địa bàn phát triển phong phú, đa dạng từ khâu tiếp thị, lữ hành, khách sạn, vận chuyển đến các dịch vụ khác. Tỉnh Lào Cai đã xây dựng nhiều nội dung, chương trình, huy động nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển đảm bảo đúng định hướng. Du lịch phát triển kéo theo nhiều ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ dân trí và làm đẹp thêm cảnh quan môi trường.

Phát huy thế mạnh của mình, trong những năm qua, du lịch Lào Cai đã có những bước phát triển vững chắc, từng bước trở thành trung tâm du lịch - thương mại của vùng Tây Bắc đất nước. Sự thành công của các sự kiện văn hóa

- du lịch mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế như cuộc đua thể thao mạo hiểm Raid Gauloises, lễ hội Du lịch Bắc Hà, lễ hội xuân Đền Thượng, lễ hội 100 năm du lịch Sa Pa, Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung... đã thể hiện sự lớn mạnh của du lịch Lào Cai trong thời gian qua. Tốc độ tăng GDP bình quân năm toàn tỉnh đạt trên 10%, trong đó riêng ngành Du lịch đạt 30 %/năm. Cơ cấu kinh tế - xã hội của Lào Cai đang trong giai đoạn tăng dần tỷ trọng thương mại - du lịch dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Trong những năm qua, ngành Du lịch đã phối hợp với ngành Văn hóa phục hồi và tổ chức nhiều lễ hội văn hóa tiêu biểu nhằm đa dạng hóa các loại hình du lịch thu hút khách. Với lợi thế cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu ngành Du lịch đã và đang tập trung khai thác thị trường khách Trung Quốc bằng nhiều biện pháp : Xây dựng các chương trình du lịch theo thị hiếu của khách Trung Quốc, tổ chức các hình thức quảng bá, tuyên truyền tại các hội chợ giữa hai nước, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, kéo dài thời gian mở cửa khẩu đến 22h... Do vậy, lượng khách Trung Quốc đến du lịch Lào Cai liên tục tăng qua các năm : Năm 2003 đạt 54.000 lượt, chiếm 40% trong tổng lượng khách quốc tế đến với Lào Cai. Năm 2004, mặc dù có nhiều thay đổi trong cơ chế, chính sách của Trung Quốc và Việt Nam, song Lào Cai vẫn đón được

480.000 lượt khách. Sang năm 2005 hưởng ứng cùng các ngày lễ lớn của cả nước 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ ký kết biên bản hợp tác tổ chức năm du lịch hướng về cội nguồn, đây là sẽ cơ hội tốt để tuyên truyền quảng bá nhiều hơn cho các điểm du lịch hấp dẫn của Lào Cai cho du khách trong và ngoài nước và tạo tiền đề cho các năm tiếp theo.

Hoạt động du lịch phát triển không ngừng, việc mở rộng giao lưu cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Tuy nhiên hoạt động du lịch càng phát triển mạnh thì vấn đề đặt ra là bảo tồn môi trường sinh thái tự nhiên và nhân văn, những sản phẩm văn hóa địa phương trước sự thâm nhập của dòng khách ngày càng tăng và sự thương mại hóa của thị trường. Vấn đề quản lý khách du lịch, giáo dục khách du lịch, định hướng thị trường, là những yếu tố quan trọng trong bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng đồng - là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch lâu dài và bền vững.

Hiện nay, công tác tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai do sở Thương mại và Du lịch đảm nhiệm. Sở Thương mại

- Du lịch Lào Cai đã tham mưu giúp ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện những công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Để khai thác một cách hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của tài nguyên du lịch của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã xây dựng nhiều chương trình, đề án để phát triển kinh tế du lịch, trong đó có Đề án phát triển kinh tế du lịch Lào Cai giai đoạn 2001 - 2005 và đến năm 2010. Quá trình triển khaim, thực hiện đã khẳng định đúng vị trí, vai trò của du lịch Lào Cai trong chiến lược kinh tế, xã hội của tỉnh, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, mở rộng hợp tác trong nước, quốc tế và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

2.3.5.1 Kết cấu hạ tầng.

a) Giao thông.

- Đường bộ: Có 4 tuyến đường quốc lộ đi qua trong đó quốc lộ 70 à tuyến đường quan trọng nhất. Đây là tuyến đường xuyên á nối liền giữa vùng Tây Nam – Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Đường Tỉnh lộ và đường giao thông nông thôn, hiện nay đã có đường ôtô đến tất cả các xã phường trong Tỉnh.

- Đường sắt: Có 2 tuyến đường sắt chính đó là tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội – Lào Cai – Hà Khẩu – Côn Minh và tuyến đường sắt chuyên dụng Phố Lu – Cam Đường.

Tuy nhiên đường sắt, hệ thống tín hiệu, toa xe, công tác dịch vụ vệ sinh và nhà ga chất lượng còn thấp và lạc hậu nên chưa đáp ứng được nhu cầu ddi lại của khách du lịch và nhân dân.

- Đường thuỷ: Sông Hồng, sông Chảy là hai con sông chính chảy qua Tỉnh Lào Cai, Ngoài ra còn rất nhiều sông suối khác có giá trị kinh tế cao nhưng do đặc điểm địa hình núi cao, sông dốc… nên giao thông đường thuỷ còn có nhiều hạn chế.

- Đường hàng không: Hiện Tổng cục hàng không Việt Nam đang tiến hành khảo sát lập dự án, dự kiến đến 2010 sân bay Lào Cai mới được xây dựng.

b) Hệ thống điện:

Hiện có 9/9 huyện, thị xã và 115 xã phường có điện lưới quốc gia.

Về nguồn điện: đảm bảo cung cấp nhưng hệ thống chưa đảm bảo do hệ thống mạng cũ trước đây chưa đáp ứng nhu cầu, cũng như mĩ quan, an toàn.

c) Cấp thoát nước.

Hệ thống cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn tại thị xã Lào Cai và hầu hết các huyện cùng với hệ thống giếng khoan, nước lần đang cung cấp cho 42% dân số toàn Tỉnh.

Hệ thống thoát nước chủ yếu tập trung ở một số khu đô thị nhưng chất lượng và xử lý chưa đảm bảo, hàm lượng độc tố và mùi còn cao. Một số khu đô thị du lịch hầu như đều lợi dùng thế núi dốc, tự chảy chưa qua xử lý theo tiêu chuẩn quy định.

d) Thông tin liên lạc.

Bưu chính viễn thông là một trong những ngành có bước tiến nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng, mạng lưới hầu hết có trên các huyện thị xã, bước đầu đã đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội của Tỉnh và trong hoạt động du lịch.

2.3.5.2. Cơ sở vật chất chuyên ngành du lịch

a) Cơ sở lưu trú:

Bảng 2.8



Năm 2001

Năm

2002

Năm 2003

Năm

2004

Năm

2005

Ghi

chú

Số khách sạn/

nhà nghỉ

97

108

121

150

170


Số phòng lưu

trú

1.261

1.404

1.573

2.000

2.260


Số giường

2.000

2.500

2.750

3.802

4.097


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Một số giải pháp góp phần xây dựng và phát triển du lịch bền vững ở Tây Bắc Việt Nam - 11


- Nhận xét, đánh giá:

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch là một yếu tố quan trọng cấu thành của sản phẩm du lịch. Việc thiết kế phát triển tiện nghi phù hợp không những tạo nên sự hấp dẫn của khu, điểm du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế qua đầu tư, khai thác.

Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành tỉnh Lào Cai đã bước đầu hình thành nên các khu, điểm du lịch với hệ thống cơ sở vật chất đủ điều kiện phục vụ du lịch. Tuy nhiên các khu, điểm du lịch và việc đầu tư xây dựng còn mang tính tự phát, do chưa có quy hoạch cụ thể, quy mô nhỏ, nên đã hạn chế chất lượng chưa đủ mạnh để phục vụ cho khách du lịch.

Cơ sở lưu trú tại Lào Cai tập trung chủ yếu ở Sa Pa ( khoảng 70%), thị xã Lào Cai (khoảng 20%), còn lại ở Bắc Hà, Bảo Yên, Bảo Thắng. Hiện nay, tại một số bản làng còn có loại hình lưu trú tại gia ( homestay), tập trung ở một số như Tả Van, Thanh phú, Bản Hồ, Sín Chải…

Tuy nhiên ngoài các khách sạn lớn của nước ngoài, các doanh nghiệp lớn được đầu tư với chất lượng cao như: Victoria, liên doanh Singapore, Công ty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/04/2023