Tác Động Của Du Lịch Đối Với Kinh Tế, Xã Hội Và Môi Trường


mình khi đi du lịch nước ngoài. Một số người khác muốn thám hiểm, khám phá cấu tạo địa chất của một khu vực nhất định.

+ Du lịch giải trí: loại hình này nảy sinh từ nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người. Loại hình du lịch này thu hút những người mà lý do chủ yếu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ. Họ thường đến những bờ biển đẹp, tắm dưới ánh nắng mặt trời, tham gia vào các hoạt động như cắm trại, các trò chơi có tổ chức và học các kỹ năng mới.

+ Du lịch thể thao: thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe. Tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gôn, bóng chuyền bãi biển, lướt sóng, trượt tuyết, đi xe đạp đường trường…là những ví dụ cho các hoạt động phù hợp với loại hình du lịch này.

+ Du lịch chuyên đề: loại hình du lịch này liên quan đến một nhóm nhỏ, ít người đi du lịch với cùng mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó chỉ đối với riêng họ. Ví dụ như: những người kinh doanh xe ô tô đến thăm một nhà máy sản xuất ở nước ngoài hoặc một nhóm sinh viên đi một tour thực tập, nghiên cứu.

+ Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo các đạo phái khác nhau. Nó bộc lộ trong các cuộc hành hương đến những nơi có ý nghĩa tâm linh hay những địa điểm tôn giáo được tôn kính. Đây là loại hình du lịch lâu đời nhất và vẫn còn phổ biến đến ngay nay.

+ Du lịch sức khỏe: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình. Các khu an dưỡng, nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển, các điểm có suối nước nóng hoặc nước khoáng là những nơi điển hình tạo ra loại du lịch này.

+ Du lịch dân tộc học: loại du lịch này đặc trưng hóa cho những người quay trở về quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử, nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình hoặc tìm kiếm khôi phục các truyền thống văn hóa bản địa.


- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

+ Du lịch quốc tế: liên quan đến các chuyến đi vượt qua khỏi phạm vi lãnh thổ (biên giới) quốc gia của khách du lịch. Chính vì vậy, du khách thường gặp phải ba cản trở chính trong chuyến đi đó là: ngôn ngữ, tiền tệ và thủ tục đi lại. Cùng với dòng du khách, hình thức du lịch này tạo ra dòng chảy ngoại tệ giữa các quốc gia và do đó ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia.

+ Du lịch trong nước: là những chuyến đi của cư dân chỉ trong phạm vi quốc gia của họ.

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 3

+ Du lịch nội địa: bao gồm du lịch trong nước và du lịch quốc tế đến.

+ Du lịch quốc gia: bao gồm du lịch nội địa và du lịch ra nước ngoài.

- Căn cứ vào sự tương tác của du khách đối với điểm đến du lịch

+ Du lịch thám hiểm: bao gồm các nhà nghiên cứu, học giả, người leo núi và những nhà thám hiểm đi theo các nhóm với số lượng nhỏ. Họ sử dụng đồ dùng cá nhân, thức ăn chuẩn bị trước và hầu như không tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Chính vì vậy, loại hình du lịch này ảnh hưởng không đáng kể tới kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của điểm đến.

+ Du lịch thượng lưu: chuyến đi của tầng lớp thượng lưu đến những nơi độc đáo để giải trí và tìm kiếm sự mới lạ. Bên cạnh việc sử dụng các tiện nghi giành cho khách du lịch thì họ cũng dễ dàng thích nghi với các điều kiện địa phương. Số lượng khách của nhóm này tương đối ít, có nhu cầu về những sản phẩm du lịch chất lượng cao và không đàn hồi theo giá cả. Chuyến du lịch của họ có thể dẫn tới những hoạt động đầu tư sau này có lợi cho điểm đến.

+ Du lịch khác thường: khách du lịch thích đến những nơi xa xôi, hoang dã, quan tâm đến những nền văn hóa sơ khai hoặc tìm kiếm những phần bổ sung thêm (không có) trong một tour du lịch tiêu chuẩn. Họ thích nghi tốt và chấp nhận các điều kiện về sản phẩm, dịch vụ du lịch do địa phương cung cấp.

+ Du lịch đại chúng tiền khởi: một dòng khách du lịch ổn định đi theo một nhóm nhỏ hoặc cá nhân đến các nơi an toàn, phổ biến, khí hậu phù hợp.


Họ tìm kiếm các tiện nghi và dịch vụ tiêu chuẩn nhưng cũng dễ dàng chấp nhận các điều kiện chưa đảm bảo tiêu chuẩn của địa phương. Đây là sự mở đầu và phát sinh hình thức du lịch đại chúng (đại quy mô) sau này.

+ Du lịch đại chúng: một số lượng lớn khách du lịch tạo thành dòng chảy liên tục tràn ngập các khu nghỉ mát nổi tiếng vào các mùa du lịch. Khách du lịch thường thuộc tầng lớp trung lưu và họ mong muốn các tiện nghi đạt tiêu chuẩn, nhân viên phục vụ được đào tạo và hướng dẫn viên du lịch biết nhiều ngoại ngữ. Loại hình du lịch này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở cả quốc gia gửi khách lẫn các quốc gia đón khách, các điểm đến du lịch.

1.1.1.4. Tác động của du lịch đối với kinh tế, xã hội và môi trường

a) Tác động tích cực

- Góp phần phát triển kinh tế và tăng trưởng bền vững: hoạt động du lịch có quan hệ với các hoạt động khác và tạo thu nhập quan trọng cho ngân sách của quốc gia và địa phương có tuyến điểm du lịch. Hoạt động du lịch dựa trên các tài nguyên du lịch phong phú, các giá trị về di sản văn hóa, âm nhạc, đời sống dân cư và môi trường, khí hậu. Các sản phẩm du lịch được tiêu dùng ở nơi sản xuất, đồng thời tạo nên khả năng sản xuất các sản phẩm được tiêu thụ bởi du lịch và du lịch cần đáp ứng. Từ đó, hoạt động du lịch sẽ tạo ra thu nhập qua hệ thống cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch phát triển góp phần kích thích đầu tư trong nước và ngoài nước, qua đó làm tăng tổng cầu và tăng trưởng kinh tế địa phương. Chính vì vậy, phát triển hoạt động du lịch không chỉ mang lại nguồn thu cho ngành du lịch mà còn tác động làm gia tăng nguồn thu ở các ngành khác.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: hoạt động du lịch là một hoạt động phức tạp, trong đó chi tiêu du lịch liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế và tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, khi hoạt động du lịch phát triển, nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần gia tăng giá trị dịch vụ, đồng thời


tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tỷ trọng khu vực nông nghiệp trong GDP sẽ giảm dần và tỷ trọng khu vực dịch vụ sẽ tăng lên.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập: sự phát triển hoạt động du lịch góp phần tăng quy mô việc làm, thu nhập của người dân và xã hội. Hoạt động du lịch sử dụng nhiều lao động, do đó, phát triển hoạt động du lịch sẽ góp phần tích cực tạo việc làm cho một lực lượng lao động xã hội và cải thiện đời sống cho người dân địa phương. Hoạt động du lịch có nhu cầu về lao động cao cả về lao động trực tiếp (người làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh du lịch, điểm du lịch, vận chuyển du lịch, nhà hàng, bán lẻ và các cơ sở giải trí), cũng như lao động gián tiếp (từ các hoạt động kinh tế khác, làm việc cho các cơ sở cung ứng cho hoạt động du lịch).

- Thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, quốc gia, vùng: hoạt động du lịch tác động làm hình thành các mối quan hệ kinh tế giữa các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, giữa các địa phương của các quốc gia. Du lịch quốc tế làm hình thành, phát triển ngành giao thông quốc tế, quan hệ ngoại hối quốc tế để đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế. Du lịch đóng góp cho lĩnh vực xuất khẩu với hiệu quả cao thông qua “xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vô hình”. “Xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa theo giá bán lẻ cao cho du khách và thông qua con đường du lịch nên không phải chịu thuế mậu dịch quốc tế. “Xuất khẩu vô hình” sản phẩm du lịch như cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, ánh nắng mặt trời vùng nhiệt đới, những giá trị di tích lịch sử - văn hóa, truyền thống phong tục tập quán đến với người dân ở các nước khác trên thế giới. Phát triển hoạt động du lịch còn góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho địa phương để xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển địa phương đồng thời xây dựng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch là cần thiết và có lợi cho cả đôi bên.

- Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau: điều này làm cho các quốc gia, dân tộc hiểu nhau hơn và giúp cho việc hội nhập quốc tế ngày


càng sâu rộng. Khi thực hiện các chuyến du lịch, người ta có dịp trực tiếp đối thoại, tìm hiểu lẫn nhau giữa du khách hoặc với cộng đồng dân cư tại nơi đến du lịch, nên con người có cơ hội để thông cảm, hiểu biết nhau hơn. Thông qua hoạt động du lịch tăng cường được các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Thông qua du lịch, du khách sẽ tăng sự hiểu biết về văn hóa, xã hội của quốc gia và địa phương, tạo ra sự giao thoa về văn hóa giữa các vùng, các miền, các dân tộc trên thế giới; phát triển tình đoàn kết, hữu nghị, thân ái của nhân dân giữa các vùng, địa phương, các quốc gia với nhau.

- Góp phần bảo tồn thiên nhiên và tăng hiểu biết về môi trường: du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển các Khu Bảo Tồn và Vườn Quốc Gia. Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc. Ngoài ra, việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Đồng thời tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách.

* Tác động tiêu cực

- Gây áp lực lên kết cấu hạ tầng địa phương, đặc biệt khi du lịch tăng đột biến: hoạt động du lịch gia tăng, tăng đột biến hoạt động lữ hành, hoạt động lưu trú làm gia tăng áp lực đối với nguồn cung khách sạn, cơ sở lưu trú phục vụ du khách. Bên cạnh đó, cũng làm gia tăng áp lực về điều kiện phương tiện vận tải và đường sá đảm bảo nhu cầu đi lại và các cơ sở phục vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu du khách.

- Gây áp lực cho quản lý nhà nước: để đảm bảo cho yêu cầu du lịch và sự phát triển của hoạt động du lịch ngày càng gia tăng, đòi hỏi cơ quan quản lý


nhà nước phải cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi thu hút du khách đến du lịch địa phương và các cơ sở kinh doanh du lịch tham gia hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, đòi hỏi quản lý nhà nước phải đảm bảo vai trò của mình thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho du khách. Ngoài ra, ngành du lịch mang tính thời vụ, do đó ảnh hưởng rất lớn tới việc sử dụng lao động, đây cũng là bài toán khó cho các nhà quản lý.

- Phát triển du lịch ồ ạt tác động tiêu cực đến di sản văn hóa: di sản văn hóa được xác định là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển du lịch nói riêng. Việc khai thác, phát huy giá trị các di tích đã góp phần tích cực trong thu hút khách du lịch, phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch nhanh, liên tục lại đang gây nhiều áp lực cho công tác bảo tồn, thậm chí có nguy cơ làm biến dạng di tích. Tình trạng du lịch có tính thương mại hóa quá mức, nguy cơ phai nhòa bản sắc, phá vỡ truyền thống và lối sống địa phương, gia tăng sự chia rẽ cộng đồng, xung đột lợi ích, mâu thuẫn về quyền tiếp cận tài nguyên, trong đó có tài nguyên di sản văn hóa… là hồi chuông báo động đối với các bên liên quan trong việc quản lý bền vững tài nguyên di sản văn hóa trong phát triển du lịch.

- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường: hoạt động du lịch quá mức có thể gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên. Lượng du khách gia tăng ở điểm du lịch sẽ làm gia tăng rác thải, ảnh hưởng đến sức chứa, gia tăng nhu cầu phục vụ, từ đó, sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

1.1.2. Phát triển du lịch

1.1.2.1. Khái niệm phát triển du lịch

Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật (Nguyễn Ngọc Long, 2009). Từ các khái niệm về du lịch, khái


niệm về phát triển, có thể hiểu: Phát triển du lịch là sự gia tăng sản lượng, doanh thu, chất lượng kinh doanh của ngành du lịch cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế.

1.1.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch

- Phát triển phải phù hợp với tổng thể kinh tế – xã hội

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng cao. Chính vì vậy, mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phải phù hợp với các quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của địa phương, của vùng kinh tế. Du lịch được thiết lập đúng đắn sẽ tăng cường các giá trị về tài sản môi trường, bảo vệ các loài quý hiếm và mang lại sự cải thiện đối với cộng đồng địa phương. Những nơi mà du lịch không kết hợp với các ngành khai thác thông qua quy hoạch có chiến lược thì du lịch sẽ bung ra nhanh chóng và khó kiểm soát được nền kinh tế địa phương. Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch

Sự tham gia của cộng đồng địa phương là rất cần thiết cho phát triển ngành du lịch. Người dân địa phương với nền văn hóa bản địa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với một điểm du lịch, đồng thời cũng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu sống của người dân địa phương, bảo vệ môi trường thiên nhiên và văn hóa của họ. Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng địa phương cũng làm phong phú thêm các loại hình và sản phẩm du lịch. Hơn nữa, khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉ đạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho du lịch bởi cộng đồng sở tại là chủ nhân và là người có trách nhiệm chính với tài nguyên và môi trường khu vực. Điều này sẽ tạo ra khả năng phát triển lâu dài của du lịch.


- Tăng cường quảng bá tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm

Phát triển du lịch dựa trên sự tiếp thị đầy đủ và trung thực các thông tin về sản phẩm, bao gồm cả các tác động của chúng đối với nhân viên và môi trường. Điều đó nhằm nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, nhân tạo và mức sống có tính đến giá thành của các giá trị môi trường. Chiến lược tiếp thị đối với phát triển du lịch bao gồm việc xác định, đánh giá và luôn rà soát lại mặt cung của những nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn và các nguồn lực khác cũng như khía cạnh cung - cầu. Tiếp thị và quảng cáo du lịch một cách đầy đủ và có trách nhiệm giúp nâng cao hiểu biết, sự cảm kích, lòng tôn trọng văn hóa và môi trường địa phương và làm tăng sự thỏa mãn toàn diện của du khách.

- Chú trọng đào tạo, nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Việc đào tạo đúng mức và nhận thức của người học về tầm quan trọng và tính chất phức tạp của du lịch sẽ giúp cho việc nâng cao lòng tự hào nghề nghiệp và tăng cường sản phẩm du lịch đối với du khách và ngành du lịch. Lợi ích lâu dài cho mọi người đòi hỏi việc đào tạo và sử dụng nhân viên là người địa phương, điều này được áp dụng đặc biệt đối với các cán bộ tổ chức và hướng dẫn viên có kiến thức sâu rộng, mối quan tâm lớn trong vùng và việc tham gia của họ sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Hạn chế sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải

Sự tiêu thụ quá mức các nguồn tài nguyên sẽ dẫn tới sự hủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại với sự phát triển của du lịch. Kiểu tiêu thụ quá mức này là một đặc trưng của các nước có nền công nghiệp phát triển và đã lan rộng rất nhanh trên toàn cầu. Các dự án du lịch được triển khai mà không có các đánh giá tác động môi trường hoặc không thực thi các kiến nghị về tác động môi trường. Điều đó đã dẫn tới sự tiêu dùng lãng phí, vô trách nhiệm đối với các tài nguyên môi trường. Chính điều này đã gây ra sự ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và xáo trộn về mặt văn hóa và xã hội. Hậu quả của nó là

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí