Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Trên Địa Bàn Tỉnh Lào Cai


Tu, Kháng, La Hủ.

- Lao động, việc làm

Công tác giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động được triển khai đồng bộ. Năm 2019, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 14.720 lao động, tăng 0,73% so với năm 2018. Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn được quan tâm, năm 2019 mở 89 lớp với 3.115 học viên. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tăng từ 50,32% năm 2018 lên 52,58% năm 2019, tỷ lệ lao động qua đào tạo chung đạt 63,1%.

3.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế

- Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế tỉnh Lào Cai được duy trì ổn định. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,32%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, nông – lâm - thủy sản chiếm 12,52% (giảm 0,7% so với năm 2018); công nghiệp – xây dựng chiếm 44,74% (tăng 0,11% so với năm 2018); dịch vụ chiếm 42,74% (tăng 0,83% so với năm 2018). GRDP bình quân đầu người đạt 70,5 triệu đồng/năm, tăng 7,5 triệu đồng so năm 2018.

- Phát triển kinh tế nông nghiệp

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 330.819 tấn, tăng 3,4% so với năm 2018. Giá trị sản phẩm trên 1 đơn vị ha canh tác đạt 75,1 triệu đồng, tăng 8,8% (6,1 triệu đồng/ha) so với năm 2018. Chăn nuôi đại gia súc và gia cầm phát triển tương đối ổn định, riêng đàn lợn giảm do bị ảnh hưởng của Dịch tả lợn Châu Phi, do vậy các chỉ tiêu về tổng đàn, sản lượng thịt hơi giảm so với năm 2018 và không đạt kế hoạch năm 2019. Diện tích thủy sản trên địa bàn tỉnh là 2.107,6 ha, sản lượng đạt 10.408 tấn, tăng 40,5% so với năm 2018. Tiếp tục quản lý, bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có là 356.328,8 ha. Trong năm 2019, trồng rừng mới đạt 3.691 ha, khoanh nuôi tái sinh 4.805,7 ha, đạt 100% kế hoạch đề ra.

- Phát triển kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khá. Cơ cấu nội ngành


chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng công nghiệp khai khoáng (giảm từ 9,6% năm 2018 xuống còn 9,3% năm 2019) và tăng công nghiệp chế biến (tăng từ 69,9% năm 2018 lên 72,7% năm 2019). Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2019 đạt 32.921 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2018. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp được quan tâm phát triển. Một số ngành có giá trị như chế biến lâm sản, khai thác cát, đá, sỏi, ngành chế biến nông sản thực phẩm sản xuất ổn định. Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2019 đạt 2.624 tỷ đồng, tăng 12,7% so với năm 2018.

- Phát triển kinh tế dịch vụ

Thương mại nội địa ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú với giá mua bán hợp lý, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và khách du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2019 đạt 26.172,2 tỷ đồng, bằng 102,6% kế hoạch, tăng 12,6% so với năm 2018. Hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế có sự tăng trưởng cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn (tỷ trọng năm 2019 đạt 93,9%, tăng 9,7% so với năm 2018). Tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu phụ, lối mở tiếp tục khó khăn do phụ thuộc lớn vào chính sách biên mậu của Trung Quốc. Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu, mua bán trao đổi hàng hóa qua địa bàn tỉnh năm 2019 là 3.812,2 triệu USD, tăng 26,7% so với năm 2018. Lực lượng quản lý thị trường đã tập trung lực lượng thường xuyên kiểm tra, kiểm soát thị trường nội địa; phối hợp với các lực lượng chức năng và địa phương liên quan ngăn chặn, phòng chống buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại, bình ổn giá cả thị trường. Năm 2019, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 1.427 vụ, phát hiện và xử lý 490 vụ với tổng giá trị xử phạt là 5.266,8 triệu đồng.

- Công tác thu, chi ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 9.389 tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2018. Tổng thu ngân sách địa phương đạt 16.736,8 tỷ đồng, bằng 143,9%


dự toán trung ương và bằng 126% dự toán tỉnh giao, tăng 12,2% so với năm 2018. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 16.670,6 tỷ đồng, bằng 176% dự toán trung ương và bằng 126,8% dự toán tỉnh giao, tăng 12,2% so với năm 2018. Đối với hoạt động tín dụng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã chủ động thực hiện nghiêm túc những quy định về tiền tệ, tín dụng; mạng lưới hoạt động ngân hàng rộng khắp toàn tỉnh phục vụ tốt cho phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Hoạt động tín dụng có mức tăng trưởng khá cao so với năm 2018. Tổng nguồn vốn tín dụng năm 2019 đạt 48.694 tỷ đồng, tăng 9,37% so với năm 2018. Tổng dư nợ đạt 46.145 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu ở các ngân hàng thương mại ở ngưỡng an toàn 0,98%, giảm 0,08% so với năm 2018.

- Công tác xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, bám sát cơ sở để kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và bố trí vốn để thực hiện. Đối với các tiêu chí nông thôn mới thuộc về nhân dân thực hiện được huyện, xã tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia. Hết năm 2019, toàn tỉnh tăng thêm 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn là 52 xã, đạt 36,4% tổng số xã và thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Số tiêu chí bình quân/xã đạt 14,1 tiêu chí/xã, tăng 2,27 tiêu chí/xã so với năm 2018, vượt mục tiêu kế hoạch năm 2019 (12,87 tiêu chí/xã).

3.1.2.3. Văn hóa, xã hội

- Giáo dục

Hệ thống mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố. Cơ sở vật chất trường, lớp học đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa. Phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở được đẩy mạnh, duy trì vững chắc ở 164/164 xã, phường, thị trấn. Chất lượng, hiệu quả giáo dục có sự


chuyển biến rõ nét, toàn diện. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 97,12%.

- Y tế

Công tác khám chữa bệnh được duy trì tốt ở các tuyến; công suất sử dụng giường bệnh bình quân trong toàn tỉnh đạt 104,35%. Công tác giám sát dịch bệnh nguy hiểm được tăng cường. Thực hiện tốt công tác tiêm vắc xin định kỳ cho trẻ em. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện có hiệu quả. Năm 2019, thực hiện kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm tại 9.397 lượt cơ sở, trong đó có 8.676 cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh, chiếm 92,5%.

- Văn hóa – thể thao

Hoạt động thông tin văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền cổ động trên địa bàn tỉnh bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân. Năm 2019, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 83%; tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa đạt 78,5%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đạt 95%; tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa đạt 80%. Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được duy trì tại các Câu lạc bộ, các điểm tập tại các huyện, thành phố và trường học trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2019, số người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 32%, số hộ gia đình luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt 19,5%, tỷ lệ trường học đảm bảo giáo dục thể chất đạt 100%.

- Chương trình giảm nghèo

Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt, đã đẩy mạnh triển khai các Đề án, Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về giảm nghèo trên địa bàn các huyện; hoàn thiện và triển khai thực hiện Nghị quyết về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030. Quan tâm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với hộ nghèo và các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Năm 2019, tỷ lệ


giảm nghèo đạt 4,79%; tỷ lệ hộ nghèo còn lại là 11,46%; tỷ lệ hộ cận nghèo là 9,87%. Chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đối tượng xã hội, các xã khó khăn, gia đình nghèo được thực hiện tốt.

3.1.3. Đánh giá chung về tỉnh Lào Cai

3.1.3.1. Thuận lợi

- Lào Cai có vị trí địa lý thuận lợi, nơi có hai con sông Hồng và sông Chảy, có cửa khẩu quốc tế Lào Cai và có nhiều tiềm năng khác thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại và du lịch. Lào Cai nổi tiếng với khu du lịch Sa Pa, là nơi có khí hậu, thời tiết mát mẻ vào mùa hè, hấp dẫn du khách nhiều nơi trên thế giới tới du lịch.

- Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản và nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp khai khoáng và công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

- Cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam - Trung Quốc (gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km² và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam - Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không. Là cửa khẩu quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc.

3.1.3.2. Khó khăn


- Lào Cai là địa phương phải hứng chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra. Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, 10 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng có diễn biến thất thường, thiên tai đã gây ra mưa tuyết, rét hại, sương muối, lũ ống, lũ quét, sạt lở, sét, giông lốc, hạn hán... làm thiệt hại lớn về người và tài sản, phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng ở các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển du lịch nói riêng, hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung.

- Tại nhiều địa phương, đặc biệt là các xã ở vùng sâu vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thành phố, do địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất nhiều khó khăn, các dịch vụ xã hội còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các địa phương.

- Công tác quản lý, chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực du lịch chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng, phát triển du lịch. Cơ chế chính sách xã hội hóa về du lịch còn thiếu và chưa kịp thời; công tác quảng bá xúc tiến điểm đến tại các thị trường khách quốc tế còn hạn chế.

- Hệ thống hạ tầng giao thông mặc dù được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; một số đề nghị của tỉnh với Trung ương chưa được giải quyết kịp thời trong khi nguồn lực của tỉnh còn khó khăn. Tiến độ xây dựng một số dự án, công trình, quy hoạch trọng điểm, quan trọng của tỉnh còn chậm (Đường nối cao tốc đi Sa Pa, Cảng hàng không Sa Pa, Khu vui chơi giải trí Bát Xát ...). Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động phát triển kinh tế xã hội nói chung, hoạt động phát triển du lịch nói riêng.

3.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai

3.2.1. Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay bao gồm các cán bộ ở phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Văn hóa, thể thao và du


lịch tỉnh Lào Cai; cán bộ ở Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai và các cán bộ làm công tác văn hóa, thể thao, du lịch ở các huyện thuộc tỉnh Lào Cai. Tính đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2019, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Lào Cai gồm có 24 người, chi tiết được thể hiện ở bảng số liệu 3.1.

Bảng 3.1: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Lào Cai thời điểm 31/12/2019

Chỉ tiêu

Số lượng

(người)

Tỷ trọng

(%)

1. Lao động phân theo giới tính

24

100

- Nam

10

41,7

- Nữ

14

58,3

2. Lao động phân theo độ tuổi

24

100

- Dưới 30 tuổi

3

12,5

- Từ 31-40 tuổi

16

66,7

- Từ 41-50 tuổi

5

20,8

3. Lao động phân theo trình độ chuyên môn

24

100

- Sau đại học

2

8,3

- Đại học

22

91,7

- Cao đẳng

0

0,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 7

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lào Cai)

- Xét theo giới tính: tỷ nữ giới cao hơn tỷ lệ nam giới. Trong 24 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch có 10 cán bộ là nam giới, chiếm tỷ lệ 41,7%; 14 cán bộ là nữ giới, chiếm tỷ lệ 58,3%.

- Xét theo độ tuổi: độ tuổi của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai được chia thành 3 nhóm tuổi, gồm nhóm tuổi dưới 30 tuổi, nhóm tuổi từ 31-40 tuổi, nhóm tuổi từ 41-50 tuổi. Trong 3 nhóm tuổi, tập trung đông nhất ở nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi với 16 người, chiếm tỷ lệ 66,7%; đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 41 đến 50 tuổi với 5 người, chiếm tỷ lệ 20,8%; đứng thứ ba là nhóm tuổi dưới 30 tuổi với 3 người, chiếm tỷ lệ 12,5%.


Qua phân tích cho thấy, đa số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai là cán bộ trẻ, tỷ lệ cán bộ có tuổi đời dưới 40 tuổi chiếm tới 79,2%.

- Xét theo trình độ chuyên môn: 100% cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều có trình độ từ đại học trở lên, trong đó: 22 cán bộ có trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 91,7%; 02 cán bộ có trình độ sau đại học, chiếm tỷ lệ 8,3%. Thời gian qua, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được chú trọng cả về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, về trình độ chuyên môn, 100% cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch có bằng đại học hoặc sau đại học nhưng thực tế chuyên ngành đào tạo không phải quản lý nhà nước về du lịch. Hiện nay, ở những đơn vị đào tạo có chuyên ngành quản lý nhà nước, nội dung liên quan tới du lịch thường được đề cập lồng ghép trong môn học quản lý nhà nước về kinh tế. Do đó, tính chuyên sâu về quản lý trong lĩnh vực du lịch còn có những hạn chế nhất định.

3.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch

Với những tiềm năng của mình, Lào Cai đã sớm trở thành một trong những trọng điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam, thu hút không chỉ khách du lịch nội địa mà cả khách du lịch quốc tế. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Lào Cai, do đó phát triển du lịch đã trở thành một định hướng, một chủ trương quan trọng của Tỉnh. Để định hướng cho sự phát triển của ngành du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2005-2010, định hướng đến năm 2020” theo Quyết định số 660/QĐ-UB ngày 03/11/2004. Đây là bản quy hoạch du lịch đầu tiên của tỉnh Lào Cai với sự hỗ trợ, tư vấn của các chuyên gia Pháp, đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tổ chức phát triển du lịch Lào Cai trong giai đoạn 2005-2010, định hướng đến năm 2020.

Sau 10 năm bản Quy hoạch du lịch đầu tiên được công bố và thực hiện,

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí