Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Du Lịch


sự phát triển không bền vững của ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung.

1.1.2.3. Nội dung phát triển du lịch

- Xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch

+ Xây dựng bộ máy: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch gồm cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tổng cục Du lịch cùng các vụ chức năng. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương gồm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với các phòng, trung tâm, các đơn vị chuyên môn ở cấp huyện và cấp xã.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch cần phải được quan tâm, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, về ngoại ngữ, tin học và nâng cao đạo đức công chức, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút nhân tài, tạo động lực khuyến khích công chức nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác.

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch

Trong chiến lược phát triển du lịch các cơ quan có thẩm quyền cấp Trung ương, địa phương cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch phát triển du lịch. Công tác này được thực hiện tốt sẽ làm gia tăng những lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể đem lại cho cộng đồng. Nếu công tác này không được thực hiện tốt có thể dẫn đến sự phát triển du lịch thiếu tính kiểm soát. Những lợi ích trước mắt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong tương lai. Khi đó chi phí xã hội phải bỏ ra để khắc phục những hậu quả đó có thể sẽ lớn hơn nhiều những gì mà du lịch đã đem lại.

- Quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch

Đây là một phần quan trong trong hoạt động phát triển du lịch nhằm hỗ trợ thu hút khách du lịch, tạo dựng thương hiệu và hình ảnh cũng như quảng bá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


sản phẩm du lịch của địa phương. Việc tăng cường liên kết hợp tác trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch giữa cơ quan Trung ương và địa phương, giữa địa phương với địa phương, giữa các vùng miền, giữa khu vực nhà nước và tư nhân, giữa các doanh nghiệp du lịch với nhau là hướng đi cần thiết hiện nay của du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng.

Thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai - 4

- Xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này.

- Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Trong xu thế hội nhập và phát triển, hiện nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực du lịch cũng đã ngày càng được nâng cao hơn. Tuy nhiên, ngành du lịch vẫn còn gặp những bất cập trong khâu tổ chức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cụ thể là: quy mô đào tạo có tăng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế; hệ thống giáo trình thiếu sự cập nhật hay chưa thực sự phù hợp; chất lượng đội ngũ giảng viên chưa hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của thực tiễn; chưa có sự liên kết chặt chẽ và đồng bộ giữa nhà trường và doanh nghiệp cùng các chủ thể cần liên kết. Điều đó đòi hỏi trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục có những chính sách, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành du lịch.

- Phát triển sản phẩm du lịch

Tùy thuộc vào tiềm năng du lịch của địa phương mà cơ quan quản lý nhà


nước về du lịch có thể xây dựng các sản phẩm du lịch khác nhau để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của du khách. Đó có thể là các sản phẩm du lịch sinh thái; du lịch văn hóa lịch sử, du lịch về nguồn; du lịch văn hóa tâm linh; du lịch cộng đồng; du lịch lễ hội gắn với nghề thủ công truyền thống; du lịch tìm hiểu văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc; du lịch mạo hiểm, leo núi…

1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch

* Nhóm các yếu tố chủ quan

- Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý. Hai là, hệ thống văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền (dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật hành chính, văn bản cá biệt) để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước về du lịch.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý du lịch

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý du lịch bao gồm hệ thống phòng làm việc của cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý du lịch như: máy tính có kết nối mạng internet, phần mềm quản lý du lịch…Nếu đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch được đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động quản lý du lịch sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động du lịch.


- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành du lịch

Năng lực chuyên môn của công chức và bộ phận tham mưu trực tiếp trong quản lý nhà nước về du lịch là yếu tố quyết định đến sự thành công và phát triển của du lịch địa phương.Thực tế cho thấy nếu địa phương nào có cán bộ, công chức ngành du lịch có năng lực chuyên sâu, có tâm, có tầm nhìn, dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đưa ra được những


vấn đề quản lý và phát triển phù hợp thì hoạt động du lịch ở địa phương đó sẽ phát triển.

* Nhóm các yếu tố khách quan

- Quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước

Để thống nhất phát triển về du lịch trên toàn quốc, các cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ phân định chức năng, thẩm quyền để phát triển du lịch cho chính quyền địa phương thông qua các quy định pháp luật. Đồng thời, thông qua việc ban hành các chủ trương, chính sách sẽ định hướng, tạo động lực, đầu tư phát triển hoạt động du lịch, ưu tiên vốn phát triển, mở rộng thị trường và môi trường đầu tư phát triển. Do đó, hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng, cụ thể và khoa học, xuất phát từ thực tiễn thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương phát triển du lịch.

- Điều kiện tự nhiên

Du lịch chịu sự tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên như khí hậu, môi trường, tài nguyên du lịch. Đặc biệt là yếu tố khí hậu có tác động lớn tới tất cả các loại hình du lịch. Du lịch biển thường là mùa hè, du lịch vùng núi phải phù hợp với nơi có địa hình cao, lạnh, du lịch lễ hội, văn hóa, mua sắm…phải diễn ra trong điều kiện thời tiết tốt. Nếu các điều kiện về tự nhiên tạo nên vẻ đẹp, tiềm năng hấp dẫn của điểm đến thì khí hậu góp phần quan trọng tạo nên tính thời vụ của du lịch, hình thành các vùng du lịch đặc trưng theo mùa.

- Điều kiện kinh tế xã hội

Địa phương có môi trường an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định tạo điều kiện phát triển hoạt động du lịch, có sức thu hút đối với du khách vì họ có cảm giác an toàn, yên ổn và đảm bảo trong chuyến du lịch. Ngược lại, địa phương sẽ không thu hút được du khách, nếu không đảm bảo được an toàn, khó khăn trong việc đi lại, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bị tàn phá. Điều đó ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động du lịch. Xu hướng phổ biến hiện nay là du khách luôn tìm đến những nơi có điều kiện an ninh, chính trị ổn định, nhằm


đảm bảo sự an toàn cho chuyến đi.

- Chính sách của địa phương cho phát triển du lịch

Để hoạt động du lịch phát triển, các địa phương cần có quan điểm riêng dựa trên việc đưa ra các chính sách để du lịch có định hướng phát triển cụ thể. Các chính sách của địa phương về phát triển du lịch cần nỗ lực tập trung khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm, thị trường, các nguồn lực để từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao năng lực cạnh tranh trên bản đồ du lịch. Một địa phương có chính sách cho phát triển du lịch cụ thể, rõ ràng, sát với tiềm năng lợi thế của địa phương sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn.

- Nhu cầu của du khách về du lịch

Nhu cầu của du khách về du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý và các nhu cầu tinh thần. Nhu cầu của du khách về du lịch gồm: nhu cầu về vận chuyển, nhu cầu về lưu trú và ăn uống, nhu cầu về tham quan giải trí và một số nhu cầu về các dịch vụ khác (bán hàng lưu niệm, dịch vụ thông tin liên lạc, làm thủ tục visa, dịch vụ giặt là, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, in ấn, thể thao…). Để phát triển hoạt động du lịch, các địa phương cần chú ý phân tích những nhu cầu cơ bản của khách du lịch, từ đó sẽ góp phần thu hút được lượng lớn khách hàng đến với du lịch của địa phương.


- Đặc trưng sản phẩm du lịch địa phương

Nếu như sản phẩm du lịch của các địa phương có nét tương đồng, đặc biệt là các địa phương gần nhau hoặc các địa phương thuộc một vùng thì sẽ có hiện tượng là du khách thường chỉ ghé đến 1 hoặc 2 địa phương để tham quan, vui chơi mà không muốn khám phá các địa phương còn lại. Chính vì thế, muốn phát triển du lịch, các địa phương cần tạo được những nét riêng cho sản phẩm


đặc trưng của địa phương mình để từ đó thu hút khách du lịch đến với địa phương mình ngày càng nhiều hơn.

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch

1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang

Hà Giang là tỉnh vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc của Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc giáp Trung Quốc. Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Là vùng khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, không khí trong lành, Hà Giang luôn là địa chỉ du lịch hấp dẫn và bổ ích đối với các du khách. Địa hình hiểm trở nhưng lại rất kỳ vĩ, có núi cao, cao nguyên, và cả thung lũng; địa hình nhiều sông suối, trong đó có nhiều suối nước nóng trữ lượng lớn với hàm lượng khoáng chất cao rất tốt cho sức khỏe. Hà Giang còn là vùng có nhiều rừng tự nhiên với nhiều nhóm động thực vật phong phú, phong cảnh hoang sơ, phù hợp với hoạt động du lịch thể thao, du lịch mạo hiểm. Bên cạnh thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, Hà Giang còn có cả một kho tàng văn hoá phong phú, đa dạng. Với hoạt động phát triển du lịch, thời gian qua tỉnh Hà Giang đã thực hiện các biện pháp sau:

- Công tác quy hoạch du lịch: Tỉnh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hà Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Theo đó, đến năm 2020, du lịch Hà Giang cơ bản trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế chung với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang bản sắc văn hoá Hà Giang, thân thiện với môi trường; đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và của cả nước góp phần nâng cao đời sống


vật chất và tinh thần cho nhân dân, ổn định trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng biên giới.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch:

+ Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Định kì, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang đã tổ chức các lớp bồi dưỡng quản lý Nhà nước về Du lịch theo tiêu chuẩn chức danh công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, viên chức. Tham gia lớp tập huấn là Lãnh đạo các sở, ban, ngành; Phó Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Du lịch các huyện, thành phố; lãnh đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang. Thông qua các lớp bồi dưỡng này, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh sẽ được trang bị các kiến kiến thức về tình hình Du lịch Việt Nam; tình hình Du lịch Hà Giang; chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050; Quy hoạch Du lịch; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển, đổi mới sản phẩm du lịch; công tác quản lý nhà nước về du lịch.

+ Đối với đội ngũ phục vụ: để nâng cao chất lượng đội ngũ phục vụ du lịch, tỉnh Hà Giang thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng về hướng dẫn viên du lịch và kỹ năng công tác xã hội. Lớp hướng dẫn viên du lịch trang bị những kiến thức cơ bản về những vấn đề lý luận về lĩnh vực du lịch, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và lữ hành; kỹ năng chuyên sâu về nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch; những yêu cầu nguyên tắc tổ chức, quản lý, khai thác các giá trị văn hoá dân tộc vào hoạt động kinh doanh du lịch; nghiệp vụ xây dựng chương trình du lịch, nghiệp vụ thiết lập quan hệ và hợp tác kinh doanh lữ hành, cách thức tổ chức các hoạt động marketing, phát triển thị trường khách, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp lữ hành. Lớp công tác xã hội trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về công tác xã hội; giúp người học có phương pháp


tư duy khoa học, có năng lực vận dụng kiến thức đã học vào việc nhận thức và giải quyết những vấn đề thực tiễn xã hội đặt ra; nắm được nguyên tắc tiến hành, tiến trình can thiệp, các đối tượng can thiệp của công tác xã hội, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng cũng như các kỹ năng cần thiết của công tác xã hội.

- Công tác quảng bá, xúc tiến, liên kết, hợp tác phát triển du lịch: Xác định công tác tuyên truyền, quảng bá là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần phát triển du lịch của tỉnh nên tỉnh Hà Giang rất quan tâm tới hoạt động quảng bá các hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số diễn ra trong dịp năm mới, cập nhật các thông tin về các điểm du lịch, chương trình du lịch Hà Giang tới du khách trong và ngoài nước trên Website của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch; Quảng bá hình ảnh mảnh đất con người Hà Giang đến với khách du lịch trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp lữ hành thông qua các tổ chức hội chợ, hội nghị và thông qua các ấn phẩm như Cẩm nang du lịch, Bản đồ – Tập gấp du lịch Hà Giang; Bản tin du lịch Hà Giang; đĩa DVD Hà Giang điểm hẹn nơi cực Bắc. Bên cạnh đó, tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm du lịch của tỉnh trên các phương tiện truyền thông như: website của Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch và trang thông tin điện tử 8 tỉnh Tây Bắc, trên cổng thông tin điện tử thông minh, mạng xã hội Facebook.

- Cơ sở hạ tầng du lịch: trên cơ sở quy hoạch, tỉnh Hà Giang đã tập trung đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như: cải tạo và nâng cấp các tuyến quốc lộ 4C (Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc), quốc lộ 279 đoạn Bắc Quang - Quang Bình tới giáp ranh tỉnh Lào Cai. Ngoài việc hạ tầng và kết nối giao thông ngày càng được cải thiện, thì chất lượng và số lượng phòng nghỉ của các cơ sở lưu trú cũng được nâng lên, nhiều dịch vụ mới xuất hiện để đáp ứng kịp thời nhu cầu của du khách như: dịch vụ cho thuê xe tự lái, dịch vụ homestay, dịch vụ cho thuê vườn hoa chụp ảnh. Bên cạnh đó, Tỉnh cũng nỗ lực thu hút đầu tư để phát triển du lịch, đặc biệt là mời gọi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023