Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010 - 7


bất thường trên siêu âm chiếm 20,7%. Trong đó, sỏi thận; gan nhiễm mỡ đều chiếm 5,9%. Tiếp theo là các bất thường khác như: Polyp túi mật, nang gan, thận, nang buồng trứng, u xơ tử cung

Bảng 3.14 cho thấy 24,6% số CN có biến đổi trên ĐTĐ trong đó tỷ lệ cao nhất là Block nhánh phải không hoàn toàn với 15 trường hợp (7,4%), nhịp nhanh xoang chiếm 4,9%. Tiếp theo là các trường hợp bị biến đổi khác như: Tăng gánh thất trái, hội chứng PQ ngắnKết quả ĐTĐ cùng với những biểu hiện lâm sàng như: Đánh trống ngực, cảm giác đau vùng trước tim lần lượt với tỷ lệ (32,0%; 28,6%). Chứng tỏ rằng bệnh tim mạch có tỷ lệ khá cao trong CN sản xuất giầy điều này nhắc nhở các nhà lãnh đạo cần quan tâm tới vấn đề bảo hộ lao động tốt cho CN đồng thời có chế độ nghỉ nghơi, sinh hoạt hợp lý cho CN (50/203).

Khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Minh Hiền tại Công ty da giầy Phúc Yên [10] cho thấy hàm lượng axit hippuric niệu của CN PX hoàn thành Công ty giầy Hải Dương (0,422g/l) tương đương với hàm lượng axit hippuric niệu của CN PX hoàn thành Công ty da giầy Phúc Yên (0,408g/l). Tuy nhiên, các kết quả định lượng axit hippuric niệu ở nhóm CN tiếp xúc nghề nghiệp với Toluen vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Theo các tác giả Ulanova-IP, Avilova-GG, Tkacheva-TA của Nga đề xuất tiêu chuẩn giới hạn sinh học tối đa đối với axit hippuric niệu là 1,5g/l.

Kết quả bảng 3.19 cho thấy trong số CN nghiên cứu thấy có 31 trường hợp giảm SLHC chiếm tỷ lệ 14,4%, 29 trường hợp giảm HST chiếm tỷ lệ 13,4% trong đó có 03 trường hợp HST<100g/l, có 08 trường hợp tăng SLBC và 10 trường hợp giảm SLTC chiếm tỷ lệ 3,7% và 4,6%. Đặc biệt tỷ lệ tăng BC ái toan có 16 trường hợp chiếm7,4%. Đó là thể hiện cơ chế dị ứng do ảnh hưởng của tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (trong đó có DMHC). Khi so sánh với kết quả xét nghiệm máu tại Công ty giầy Yên Viên thấy có sự phù hợp ở các kết quả thu được [26].


KẾT LUẬN

1. Môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương:

- Tại PX may và PX đế nhiệt độ vượt TCCP ( từ 30 – 340C), có vị trí làm việc nhiệt độ lên đến 37,50C.

- Độ ẩm tại các vị trí đo hầu hết đều nằm trong TCCP (≤80%), riêng PX cắt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

độ ẩm vượt TCCP dao động từ 81 – 89%.

- Vận tốc gió, ánh sáng và nồng độ bụi tại tất cả các vị trí đo đều đạt TCCP theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.

Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010 - 7

- Tại khu vực mài đế của PX hoàn thành và các giàn ép đế của PX đế, mức âm tương đương đo được vượt TCCP (85 dBA) đối với tiếng ồn tại nơi làm việc.

- Hầu hết tại các PX đều có xuất hiện các hơi khí độc như: NO2, SO2, THC, nhưng đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép.

2. Thực trạng sức khỏe công nhân:

- Số CN phàn nàn về vị trí làm việc bị nóng và họ thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, với tiếng ồn chiếm tỷ lệ cao lần lượt là (70,0%; 70,4%; 87,2%)

- Nhận thức của người lao động về công tác an toàn VSLĐ và tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân chưa được tốt, chỉ có 9,4% CN nghiên cứu có thói quen thay quần áo BHLĐ tại đơn vị và 27,6% CN vệ sinh cá nhân tại nhà máy trước khi rời nhà máy về nhà.

- Phân loại sức khỏe:

+ Phần lớn CN có sức khỏe loại II chiếm 51,2%.

+ Loại I chỉ có 2,0%, song vẫn còn 1 trường hợp CN có sức khỏe loại kém (loại V) chiếm 0,5%.

- Nhóm bệnh chủ yếu mắc của công nhân:

+ Các bệnh về mắt (19,2%), HA thấp (23,6%) chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật.

- Kết quả đo sức nghe của CN cho thấy có 9 trường hợp sức nghe có xu hướng giảm ở tần số 4000 Hz chiếm 5,1% và 1 trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ĐNN chiếm 0,5%.

- Một số triệu chứng có tỷ lệ CN phàn nàn khá cao như: Hoa mắt, chóng mặt, lo âu, giảm trí nhớ, có cảm giác lẫn lộn, hay bị chuột rút.

- Hàm lượng axit hippuric niệu ở CN nghiên cứu trung bình là 0,422g/l nằm trong giới hạn bình thường.

- Sự biến đổi các chỉ số huyết học ở nhóm CN được đo thể hiện cơ chế dị ứng do ảnh hưởng của tiếp xúc hóa chất nghề nghiệp (trong đó có DMHC).


KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu và những kết luận nêu trên chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị và các giải pháp cụ thể sau:

1. Biện pháp đối với môi trường lao động:

Đối với các khu vực có số đo các yếu tố độc hại vượt quá TCCP, xí nghiệp cần có biện pháp khắc phục để cải thiện môi trường lao động , cụ thể:

- Tăng cường việc thông, thoáng gió cho các PX cắt, PX may, PX đế, phối hợp thông gió tự nhiên và nhân tạo.

- Dùng nút tai ở khu vực mài đế của PX hoàn thành và các giàn ép đế ở PX

đế là nơi có tiếng ồn cao.

2. Biện pháp đối với những công nhân có sức khỏe yếu, kém (loại IV, V):

- Giám định sức khỏe.

- Chăm sóc và điều trị chuyên khoa.

- Làm việc ở những nơi độc hại cần có biện pháp hoán đổi vị trí công tác hợp lý cho công nhân.

3. Biện pháp chung:

- Nâng cao nhận thức của người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động và tự bảo vệ sức khỏe. Tăng cường các công trình vệ sinh chung để công nhân có điều kiện vệ sinh cá nhân trước khi rời nhà máy về nhà.

- Trước khi vào làm việc, công nhân nhất thiết phải được khám tuyển, những người không đủ sức khỏe nói chung và mắc các bệnh chống chỉ định thì không tuyển và làm việc.

- Cần duy trì tốt công tác đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân. Hàng năm, ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ thông thường, cần thiết làm một số xét nghiệm đặc thù nhằm phát hiện sớm những biến đổi về sức khỏe do tác hại của DMHC, tiếng ồn (xét nghiệm máu, xét nghiệm hàm lượng axit hippuric nước tiểu, đo thính lực). Các trường hợp được chẩn đoán bị ĐNN cần cho đi giám định % thương tổn cơ thể để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.


LỜI CAM ĐOAN


Kính gửi: Phòng đào tạo đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.

Bộ môn SKNN – Trường Đại học Y Hà Nội. Hội đồng chấm luận văn.

Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa học, chính xác và trung thực. Các kết quả thu được trong luận văn là có thực và chưa được công bố trên bất kì tài liệu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Sinh viên làm khóa luận


Mai Tuấn Hưng


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Bích, Môi trường lao động và sức khỏe công nhân trong một số ngành nghề sản xuất tại phía Nam (Bộ lao động TB & XH). Hội nghị khoa học y học lao động lần thứ nhất 1992 – Viện y học lao động 1992, trang 60.

2. Tạ Tuyết Bình, Lê Trung, Phạm Ngọc Quỳ (2003), Nghiên cứu rối loạn thông khí phổi và phân tích khí máu ở công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với bụi silic. Hội nghị khoa học Quốc tế y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ nhất, Nhà xuất bản y học, trang 160 – 164.

3. Tạ Tuyết Bình, Phạm Ngọc Quỳ (2003), Đánh giá chức năng hô hấp ở công nhân khai thác, chế biến đá Bình Định. Hội nghị khoa học Quốc tế y học lao động và Vệ sinh môi trường lần thứ nhất, Nhà xuất bản y học, trang 146 – 151.

4. Nguyễn Bá Chắng, Phạm Văn Đoàn, Tình hình môi trường lao động và sức khỏe của công nhân tiếp xúc với xăng dầu ở Quảng Ninh – Hội nghị khoa học YHLĐ toàn quốc lần thứ 3 – 1998. Viện YHLĐ 1998, trang 3.

5. Lưu Minh Châu, Nghiên cứu điều kiện lao động, những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến bệnh tật, sức khỏe công nhân thi công hầm đường bộ Hải Vân và đánh giá hiệu quả can thiệp – Luận văn tiến sỹ - Đại học Y Hà Nội 2007, trang 10, 27.

6. Nguyễn Thế Công, Phùng Ngọc Ánh, Nguyễn Tiến Hưng -2006, ngiên cứu đánh giá tình trạng đau mỏi cơ xương của công nhân cơ khí và da giầy – Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động 2006, trang 293 – 297.

7. Nguyễn Bích Diệp, Áp dụng các đánh giá thần kinh hành vi nhóm công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ, tuyển tập tóm tắt hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, trang 57 – 58.


8. David koh( 1998 ), đề phòng các bệnh da nghề nghiệp bằng cách quản lý môi trường lao động, báo cáo đại hội khoa học về y học lao động toàn quốc lần thứ 3, viện y học lao động và vệ sinh môi trường, trang 34 – 35.

9. Trần Thị Được ( Bộ lao động thương binh và xã hội )

Nghiên cứu môi trường lao động – hội nghị khoa học y học lao động lần thứ 1 – 1992 – viện y học lao động 1992 – trang 20.

10. Hoàng Minh Hiền (2003), nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe và sức nghe của người lao động tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong một số nghề sản xuất và đề xuất một số biện pháp cải thiện sức khỏe người lao động, trang 32.

11.Phan Bích Hòa, Nghiên cứu về sức khỏe bệnh tật của công nhân xăng dầu Thái Nguyên – hội nghị khoa học y học lao động lần thứ 1 – 1992 – viện y học lao động 1992 – trang 2

12. Phùng Văn Hoàn (Đại học Y Hà Nội), Nghiên cứu về những biến đổi sinh lý người công nhân do tác động phối hợp của vi khí hậu nóng với khí độc và bụi trong sản xuất – Luận văn PTS 1992.

13. Trần Thị Liên, Khúc Xuyến, điều kiện vệ sinh an toàn lao động của công nhân tiếp xúc với các loại hóa chất, dược phẩm ở một số xí nghiệp dược Việt Nam – Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động 2006, trang 253 – 257.

14. Nguyễn Bạch Ngọc ( 1998 ), Chăm sóc sức khỏe cho người lao động có tư thế lao động bất hợp lý – tập san y học lao động và vệ sinh môi trường trang 127 – 135.

15. Nguyễn Minh Ngọc ( 2000 ), Tiếp xúc nghề nghiệp với dung môi hữu cơ trong không khí vào 1 biểu hiện độc hại thần kinh.


16. Trần Như Nguyên ( 1996 ), môi trường lao động và ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động sản xuất gạch công nghiệp Hà Nội – hội nghị khoa học y học lao động toàn quốc lần thứ 3, trang 12.

17. Phạm Xuân Ninh ( 2003 ), nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ độ ẩm, tiếng ồn lên một số chỉ số sinh học ở người trong môi trường lao động quân sự và đề xuất biện pháp khắc phục, Luận án tiến sỹ sinh học, Trường Đại học khoa học và tự nhiên , Hà Nội, trang 5 – 14.

18. Đào Ngọc Phong, Nguyễn Thị Lợi, Ngô Huy Ánh (1983), Sự thích nghi với nóng trong điều kiện vi khí hậu nhà ở mùa hè, báo cáo tóm tắt tiện nghi môi trường vi khí hậu trong công trình dân dụng và công nghiệp, Ủy ban xây dung cơ bản nhà nước, Hà Nội, trang 38.

19. Đỗ Thị Phúc, nghiên cứu môi trường lao động và sức khỏe của công nhân xí nghiệp dược phẩm Trung Ương II – Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa – Trường Đại học Y Hà Nội 2001, trang 9,42.

20. Trường cán bộ y tế (1997), Giáo trình y học lao động, tập 2, Nhà xuất bản y học, trang 13, 64.

21. Trường Đại học Y Thái Bình (1998), Y học lao động tập 2, Nhà xuất bản y học, trang 89,127.

22. Lê Trung (1994), Bệnh điếc nghề nghiệp, 16 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, Bộ y tế, Viện y học lao động và vệ sinh môi trường , trang 107 – 123.

23. Lê trung. Bệnh da nghề nghiệp – 1987.

24. Nguyễn Thị Toán, nghiên cứu bệnh điếc nghề nghiệp và ảnh hưởng của tiêng ồn đến sức khỏe của công nhân khai thác đá - Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động 2006, trang 202.

25. Trần Văn Tuấn (1998), Một số đặc điểm môi trường lao động và tình hình sức khỏe của bộ đội thông tin vô tuyến viễn thông, đề xuất giải pháp bảo vệ, Luận án tiến sỹ y học, Học viện quân y, Hà Nội.


26. Trương Hồng Vân, Nghiên cứu môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học y Hà Nội 2001, trang 19 – 37.

27. Viện y học lao động và Vệ sinh môi trường

Thường quy kỹ thuật Vệ sinh môi trường và y học lao động – Nhà xuất bản y học 1998.

28. Lê Thị Yến, Ngưỡng nghe và sức khỏe của công nhân dệt dưới tác động của tiếng ồn công nghiệp, Luận án thạc sỹ y khoa 1998, trang 25 – 27.

29.Bolm-Audorff U, H Pohlabeln, Wichmann HE, Lung cancer risk of workers in shoe manufacture and repair – 2000, p.p 575 – 580 (tài liệu dịch MEDLINE).

30. Christine Oliver L. MD, MS, Raymond R. and at (2001), Respiratory symptoms and lung function in workers in heavy and highway construction: a cross sectional study, American Journal of industrial Medicine, Volume 40, Issure 1, pp. 73 – 86, copyright 2001.

31. Demers PA, Costantini AS, Winter P, Colin D, Boffitta P, Cancer mortality among shoe manufacturing workers 1996, p.p 394 – 398.

32. VD Heuser, B Erdtmann, K Kvitko, P Rohr, Da Silva J, Evaluation of genetic damage in Brazilian footwear – workers: biomarkers of exposure, effect, and susceptibility 2007, p.p 235 – 247.

33. Joseph J. Hurrell Jr. et al (1998), Psychological job stress, Environmental and Occupational medicine, Third Edition, Lippincott – Raven publishers, pp. 905 – 921.

34. Lodzi, Instytutu Medycyny Pracy

Assessment of hearing impairment in workers exposed to mixtures of organic solvent in the paint 2000, pp. 1 – 10.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 29/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí