Kết Luận Về Thực Trạng Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tư Liệu Hiên Vật Vào Dhls Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954 Ở Trường Thpt.

Thứ hai về khó khắn của HS khi học những tiết học có sử dụng các biện pháp tạo hứng thú: chỉ có 9 HS chiếm 9,78% cho rằng không quen với các phương pháp nên không hiểu bài, 42 HS khác lại cho rằng cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng được chiếm 45,65%, 30 HS khác trong tổng số 92 em cho rằng khi học các bài học như vậy không xác định được kiến thức trọng tâm chiếm 32,6% và 11 HS nói lên các khó khăn khác mà chủ yếu là chưa được học những tiết học như vậy nên chưa biết chiếm 11,9%.

Thăm dò về một số đề xuất của HS về việc sử dụng và đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 thực sự hiệu quả thì phản hổi của HS đa số là không có, một số ít phản hồi về giáo viên dạy là cần nói ít và cho HS làm nhiều hơn, không nên đọc chép chỉ nên dạy học nêu vấn đề, đưa ra vấn đề thông qua TLHV để HS tự giải quyết vấn đề, đề xuất về phía nhà trường thì HS có đề xuất là nên lắp tất cả máy chiếu ở tất cả các phòng học và tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về tư liệu lịch sử đặc biệt là nguồn TLHV.

1.2.2.3. Kết luận về thực trạng đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiên vật vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.

Kết quả khảo sát có thể đi đến kết luận sau:

Cả giáo viên và HS đều nhận thấy vai trò sử dụng và đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954. Sau khi tiến hành khảo sát chúng tôi nhận thấy dù cả GV và HS đang đều có nhận thức hết sức đúng đắn về việc sử dụng TLHV vào dạy học, tuy nhiên thực tế chứng minh dù là nhận thức đúng đắn nhưng “vật chất quyết định ý thức”, cả GV và HS đều lảng tránh những vấn đề khó khăn và chưa thực sự đối mặt với nó. Về phía GV đã có rất nhiều thầy cô tích cực đưa các biện pháp đổi mới TLHV vào dạy học như việc khai thác nguồn thông tin từ TLHV, đưa nguồn TLHV vào để định hướng bài học giúp HS có cái nhìn tổng quan hơn về bài học. Tuy nhiên, bên cạnh việc đưa nguồn TLHV vào dạy học như vậy còn có nhiều biện pháp khác cũng đưa được nguồn tư liệu này vào bài học lịch sử.Vậy nên,

rất cần có sự áp dụng các biện pháp sử dụng TLHV và trong dạy học một cách rộng rãi, bên cạnh đó cũng khai thác thêm cách biện pháp mới để đưa nguồn TLHV vào dạy học một cách hiệu quả nhất có thể.

Qua khảo sát ta thấy HS và GV nhận ra tầm quan trọng của TLHV trong hoạt động DHLS và cũng thấy tác dụng của nó trong việc giúp HS hình thành tri thức lịch sử nhưng bên cạnh đó tồn tại quá nhiều khó khăn cho việc sử dụng cũng như đổi mới TLHV vào DHLS nói chung và DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 nói riêng. Nguồn TLHV thì chủ yếu đang nằm tại bảo tàng, việc thực hiện các chương trình ngoại khóa cho học sinh đến bảo tàng cũng không phải lúc nào cũng thực hiện được.Khó khăn sẽ mãi còn đấy nếu chúng ta những người GV vẫn không tìm cách giải quyết chúng.

Theo chúng tôi không chỉ GV mà cả HS cần chủ động hơn nữa với việc tiếp cận và sử dụng TLHV trong hoạt động dạy và học vì sao vì chúng ta có thể khắc phục được những khó khăn đó ngay trước mắt bằng công nghệ bằng sự chịu khó tìm tòi câu chuyện đằng sau hiện vật vô tri vô giác kia. Vấn đề ở đây sẽ không còn khó khăn nữa nếu chúng ta đứng lên đối mặt với nó.

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã tập trung vào một số lí luận và thực tiễn của việc sử dụng TLHV trong DHLS nói chung và DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 -1954 nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và DHLS nói riêng là yêu cầu cấp thiết hiện nay của ngành giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng TLHV trong dạy học là một trong những định hướng quan trọng của đổi mới phương pháp DHLS nhằm nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.

Tìm hiểu thực trạng DHLS ở trường THPT, thực trạng sử dụng TLHV trong môn Lịch sử, những khó khăn, trở ngại cũng như những thuận lợi trong quá trình sử dụng TLHV là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện đề tài.

Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông - 6

Trên đây là cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tối đi đến những biên pháp đổi mới cách sử dụng TLHV vào DHLS Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT.

CHƯƠNG 2:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI SỬ DỤNG TLHV VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KỲ 1946 – 1954 Ở TRƯỜNG THPT. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954

2.1.1. Vị trí

Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 thuộc chương III “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” nằm trong sách giáo khoa Lịch sử 12, nhà xuất bản Giáo dục. Đây là giai đoạn có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, nó tiếp nối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là giai đoạn tiếp theo của cuộc kháng chiến chống Pháp lần 2 (1946-1954). Từ năm 1945 sau cách mạng tháng Tám thành công chưa được bao lâu sau khi đuổi thực dân ra khỏi đất nước thì chúng là ồ ạt kéo vào nước ta và xâm lược nước ta lần thứ hai. Từ ngày 19/12/1946 sau khi hát động lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến thì cả nước mà đặc biệt là nhân dân miền Bắc bắt tay vào cuộc chiến lần thứ hai với thực dân Pháp. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đi từ bước phát triển này sang bước phát triển khác đi từ thắng lợi này đến thắng lợi kia, đi từ việc bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc đến phản công giàng thắng lợi, giành thế chủ động trên chiến trường và đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

Khi đi phân tích nội dung từng bài trong chương III này chúng ta sẽ thấy rõ vị trí, ý nghĩa của thời kỳ 1946 – 1954 này. Từ đó, giúp HS nhận thức được cuộc đấu tranh gian khổ nhưng oanh liệt của quân và dân ta để làm nên chiến thắng lịch sử rặng rỡ năm châu, chấn động địa cầu.Phát huy truyền thống của dân tộc làm nên những chiến thắng vang danh non sông. Học Lịch sử Việt Nam giai đoạn này sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh tội ác kẻ thù và cũng thấy những chiến công của quân dân ta cùng với ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến toàn dân tộc. HS sẽ thấy được rõ vai trò lãnh đạo của Đảng,

của Bác Hồ. Củng cố cho HS khái niệm: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; chiến tranh nhân dân; bạo lực cách mạng… Từ đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ và phẩm chất đạo đức, niềm tin vào Đảng vào nhà nước cho HS.

2.1.2. Mục tiêu


Đối với chương trình Lịch sử thời kỳ 1946 -1954 ở sách giáo khoa Lịch sử 12 – Chương trình chuẩn, mục tiêu đặt ra cho học sinh sau khi hoàn thành chương trình thời kỳ này là:


2.1.2.1. Kiến thức

Giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1945 - 1954 trong sách giáo khoa lớp 12 (chương trình chuẩn) được chia thành 4 bài, từ bài 17 đến bài 20. Dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn này HS sẽ trình bày được cơ bản những âm mưu, tội ác của đế quốc thực dân Pháp, tay sai và cả sự can thiệp của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ 2, Pháp mở rộng các cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc – trung tâm đầu não của chính phủ ta vào năm 1947 nhưng không thành công, ta thực hiện chủ trương kháng chiến:

Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân kháng chiến, toàn dân đánh giặc không phân biệt già trẻ, trai gái, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xã là một pháo đài. Sở dĩ như vậy là vì:Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, vì lợi ích toàn dân nên phải do toàn dân tiến hành

Kháng chiến toàn diện: Là kháng chiến trên tất cả các mặt: Quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao…..Vì thực tiển giặc Pháp không những đánh ta về quân sự mà con phá ta cả về kinh tế, chính trị, văn hóa…Cho nên ta không những kháng chiến chống Pháp trên mặt trận quân sự mà phải kháng chiến toàn diện trên tất cả các mặt. Đồng thời kháng chiến toàn diện còn để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân.

Kháng chiến trường kỳ (nghĩa là đánh lâu dài): Đây là một chủ trương vô cùng sáng suốt của Đảng ta, vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác-

Lê-nin vào hoàn cảnh nước ta.Ta yếu địch mạnh nên phải đánh lâu dài để chuyển hóa lực lượng.

Tự lực cánh sinh: Chủ yếu là dựa vào sức mình là chính (sức mạnh của nhân dân) không trông chờ ỷ lại vào bên ngoài, đồng thời phải tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Muốn đánh lâu dài thì phải dựa vào sức mình là chính.

Ý nghĩa và tác dụng của đường lối kháng chiến chống Pháp.Toàn bộ đường lối kháng chiến thấm nhuần tư tưởng chiến tranh nhân dân sâu sắc.Nó chứng tỏ cuộc kháng chiến của ta là chính nghĩa, nên được nhân dân ủng hộ.Đường lối kháng chiến có tác dụng dộng viên, dẫn dắt nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dù phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ nhưng nhất định sẽ giành thắng lợi.

Đảng và Bác Hồ đã chủ động mở cuộc tấn công lên biên giới vào năm 1950 sau khi Pháp thực hiện xây dựng hành lang Đông – Tây và tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, chuẩn bị tất công lên Việt Bắc để tìm kiếm một chiến thắng. Bằng lòng dũng cảm và mưu trí của quân dân ta chiến dịch biên giới 1950 ta chủ động tiến công đã giành chiến thắng hành lang Đông – Tây do Pháp thiết lập bị ta chọc thủng, tuyến phòng ngự trên đường số 4 đổ vỡ ta giàng thế chủ động trên chiến trường từ sau chiến dịch biên giới 1950. Sau khi thất bại ở biên giới 1950 Pháp chọn Biên Biên Phủ làm nơi xây dựng pháo đài mạnh nhất Đông Dương với sự giúp đỡ và viện trợ của Mĩ. Sau quá trình chuẩn bị cả về phía ta và địch thì quân ta đã quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 với đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Biên Biên Phủ (7/5/1954), buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta và ký hiệp định Giơnevơ vào ngày 21/7/1954 buộc Pháp phải rút quân về nước, lập lại hòa bình ở miền Bắc và cả nước sẽ đi đến tổng tuyển cử vào tháng 7/1956.

Thông qua Lịch sử giai đoạn HS cũng đánh giá được ý nghĩa dân tộc và thời đại của các chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947, chiến dịch biên giới 1950 và chiến dịch Biện Biên Phủ năm 1954 từng bước ta đã hoàn thành cuộc

kháng chiến lần 2 chống thực dân Pháp. Từ đó HS cũng đánh giá được vai trò lãnh đạo của Đảng, nhận thức đúng đắn về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta.

2.1.2.2. Kỹ năng

Phần Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 rất phong phú về tư liệu hình ảnh, phim… nếu giáo viên kết hợp đa dạng các phương pháp, phương tiện dạy học thì sẽ tác động rất lớn tới quá trình phát triển toàn diện của HS. Thông qua những hình ảnh, phim tư liệu cũng như phương pháp của giáo viên một phần hiện thực lịch sử sẽ được dựng lại trong trí óc của HS, nó giúp HS tưởng tượng tốt hơn, phát triển các kỹ năng hình thành khái niệm, biểu tượng rồi từ đó rút ra quy luật và bài học lịch sử. Ngoài ra HS có thể hình thành được kỹ năng tư duy độc lập bằng các bài tập phân tích, so sánh, khái quát, giải thích, đánh giá nhân vật hay sự kiện lịch sử…hình thành kỹ năng thực hành như vẽ biểu đồ, lược đồ.

Khi sử dụng nguồn TLHV vào dạy học thời kỳ này HS sẽ dần hình thành kỹ năng khái quát và tổng hợp sự kiện lịch sử bên cạnh đó là kỹ năng so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử, liên hệ giữa các sự kiện lịch sử và giữa điều được học với thực tế cuộc sống, từ đó rút ra các nhận xét, kết luận, quan điểm cá nhân.

Rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo, chủ động trong suy nghĩ và có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào thực tế cuộc sống.

Trau dồi các kĩ năng hợp tác làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử. Bên cạnh đó khả năng tự học của HS cũng được nâng cao cùng với quá trình tìm hiểu nguồn TLHV tại nhà.

2.1.2.3. Thái độ

Bản hùng ca bất diệt, kết tinh của truyền thống yêu nước và sức mạnh dân tộc đó chính là Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954.

Tội ác xâm lược của thực dân với những chính sách khủng bố, đàn áp dã man, thảm sát dân thường…gây bao đau thương mất mát cho dân tộc ta

đặc biệt là nhân dân miền Nam. Từ đó giáo dục cho HS về tư tưởng, đạo đức, phê phán chiến tranh, ý thức bảo vệ hòa bình độc lập của dân tộc mình cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới.

Cũng trong giai đoạn Lịch sử này có biết bao tấm gương anh hùng đã huy sinh quên mình về Tổ quốc những người mẹ, người anh, người chiến sĩ hiên ngang đứng trước cái chết không hề run sợ… cũng sẽ khơi dậy trong trái tim HS lòng biêt sơn vô hạn, sự kính phục và noi gương những người anh hùng đã ngã xuống cho hòa bình của dân tộc. Từ đó HS ý thức trách nhiệm của bản thaan trong cuộc sống và học tập như thế nào đề xứng đáng với thế hệ cha anh đi trước.

Không chỉ vậy dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 còn giáo dục cho HS lòng biêt sơn đối với Đảng, Bác Hồ... HS có quyền tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, thấy được trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hôm nay. Đặc biệt là tình hình biển đảo Việt Nam hiện nay, những hành động ngang ngược trái với luật biển quốc tế của Trung Quốc trên vùng thềm lục địa của Việt Nam.

2.1.3. Nội dung

Chương III “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954” trong sách giáo khoa Lịch sử 12 đã nêu lên nội dung căn bản của Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 với việc cách mạng Việt Nam trọng tâm nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc. Sau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023