Thực Hiện Tháo Rời Các Bộ Phận Của Máy Khởi Động:

B. THỰC HÀNH VÀ BÀI TẬP

I. Nơi làm việc:

Công việc thực hành bảo dưỡng, sửa chữa máy khởi động được tiến hành tại xưởng Động lực với mỗi nhóm gồm 2 học sinh và được tiến hành trên một mô hình động cơ ô tô có hệ thống khởi động.

II. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ thực hành bao gồm: các cờ lê có số từ 10 đến 19, tuốc nơ vít dẹt và chữ thập, kìm điện, đồng hồ đo điện vạn năng, thước cặp và khay đựng.

- Vật tư gồm có: dầu diesel, mỡ bôi trơn và giẻ lau.

III. Tháo lắp và bảo dưỡng:

1. Thực hiện tháo rời các bộ phận của máy khởi động:

- Tiến hành theo quy trình đã học ở trên lớp (Mục 4.1.)

- Yêu cầu kỹ thuật: chọn cờ lê đúng cỡ, tránh làm gãy chổi than và lò xo ép chổi than, tránh làm bong tróc lớp cách điện của các dây dẫn điện và trầy xước cổ góp.

2. Kiểm tra và bảo dưỡng:

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc tốt của các đầu nối may khởi động bằng mắt thường hoặc bằng một ôm kế. Nếu có hư hỏng thì nối lại thật chắc chắn.

- Kiểm tra chổi than và cổ góp bằng mắt thường. Nếu chổi than mòn hết thì thay thế chổi than đúng tiêu chuẩn, nếu cổ góp bẩn thì chùi sạch bằng giấy nhám thật mịn.

- Dùng thước cặp để kiểm tra độ mòn của các ổ bạc.

- Các ổ bạc khô mỡ thì tra lại mỡ.

- Các ổ bạc mòn hỏng, hư hỏng cơ cấu liên động, hư hỏng bánh răng, hư hỏng ly hợp một chiều thì thay thế các chi tiết bộ phận khác đúng loại.

3. Thực hiện lắp lại các bộ phận của hệ thống khởi động lên động cơ: Thực hiện ngược lại với quy trình tháo với các chú ý: Tra mỡ bôi trơn cho trục và bánh răng máy khởi động, lau chùi sạch sẽ cổ góp và bắt chắc chắn các đầu nối điện.

IV. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP:

Câu 1. Nêu tên gọi và nhiệm vụ của các thành phần cấu tạo máy khởi động? Câu 2. Nêu các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng của máy khởi động?

Câu 3. Nếu không có ly hợp một chiều máy khởi động sẽ bị những ảnh hưởng gì ? Câu 4. So sánh ưu nhược điểm của các kiểu kích từ của máy khởi động?


MÃ MÔ ĐUN: CNOT 16.1

BÀI 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA RƠ RE MÁY KHỞI ĐỘNG

Thời gian (giờ)

LT

TH

BT

KT

TS

2

7


1

10

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của rơ le khởi động.

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơ le khởi động.

- Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa rơ le khởi động ô tô đúng yêu cầu kỹ thuật .

Các vấn đề chính sẽ được đề cập

Mục 1. Nhiệm vụ và yêu cầu rơ le khởi động trên ôtô Mục 2. Cấu tạo và hoạt động của rơ le khởi động

Mục 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng sửa

chữa rơ le khởi động ô tô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

A. NỘI DUNG

1. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU CỦA RƠ LE MÁY KHỞI ĐỘNG.

1.1. Nhiệm vụ:

- Nhiệm vụ của rơ le khởi động là đóng tiếp điểm và điều khiển đưa bánh răng máy khởi động vào ăn khớp với vành răng trên bánh đà động cơ khi khoá điện bậc sang vị trí khởi động.

1.2. Yêu cầu:

- Yêu cầu của rơ le khởi động là phải đủ lực để đóng ngắt dứt khoát, có kích thước nhỏ gọn và có tuổi thọ cao.

2. Cấu tạo và hoạt động của rơ le khởi động: 2.1.Cấu tạo:

Cấu tạo của rơ le khởi động gồm có: cuộn dây điện từ tạo lực kéo, cuộn dây điện từ tạo lực giữ, cơ cấu tiếp điểm dẫn điện, lõi sắt từ liên kết điều khiển tiếp điểm và cơ cấu liên động. Người ta bố trí lõi sắt từ nằm giữa tâm của hai cuộn dây điện từ quấn chồng lên nhau, cuộn kéo có số vòng dây quấn ít hơn nhưng đường kính dây quấn lớn hơn cuộn giữ. Hai cuộn dây có một đầu nối chung và đưa đến chân khởi động ở khoá điện.

Trang 34

Đầu còn lại của cuộn giữ nối ra vỏ ("mass") và đầu còn lại của cuộn dây kéo nối vào một cực của tiếp điểm bên phía nối vào máy khởi động (xem hình 10). Hình 11 mô tả cấu tạo của rơ le điện từ.

lõi sắt cần gạt

điểm tựa

bánh răng chủ động

lò xo hồi vị cuộn giữ cuộn kéo

điện cực

chính điện cực khóa điện cực chính khóa cuộn cảm ắc quy cuộn ứng rô to 1

chính

điện cực khóa

điện cực chính

khóa

cuộn cảm

ắc quy


cuộn ứng (rô to)



bánh răng

(bánh đà) ly hợp


trục răng xoắn

Hình 3-1: Sơ đồ nối dây của máy khởi động.

rơ le điện từ phần cảm

chổi than cần liên động vỏ máy khởi động lò xo hồi vị đĩa tiếp xúc cực 2

chổi than


cần liên động


vỏ máy khởi động


lò xo hồi vị


đĩa tiếp xúc


cực chính



bánh răng

chủ động ly hợp


vỏ

phần ứng

lò xo

chổi than


lõi sắt cuộn giữ cực khóa cuộn kéo a Rơ le điện từ liên kết với máy khởi 3

lõi sắt cuộn

giữ


cực khóa cuộn kéo


a) Rơ le điện từ liên kết với máy khởi động. b) Cấu tạo rơ le điện từ máy khởi động.

Hình 3-2: Cấu tạo của rơ le máy khởi động


Trang 35

2.2. Nguyên tắc hoạt động:

Khi đóng khóa điện vào chân khởi động, dòng điện chạy từ cực dương của ắc quy qua khoá điện, vào cực chung của hai cuộn dây điện từ và từ đây một nhánh đi vào cuộn giữ sau đó ra "mass", nhánh còn lại đi qua cuộn kéo rồi sau đó qua máy khởi động và cuối cùng là ra "mass". Lúc này cả hai cuộn đều có điện nên cùng tạo ra một hợp lực điện từ đủ lớn để hút lõi sắt từ dịch chuyển làm đóng tiếp điểm và kéo cần liên động. Mặt dù cả hai cuộn dây điện từ cùng tạo ra lực kéo nhưng do cuộn kéo có số vòng dây quấn ít và đường kính lớn hơn nên nó tạo ra lực từ lớn hơn cuộn giữ, cuộn kéo tạo ra lực kéo là chủ yếu.

Khi tiếp điểm đã đóng lại, ta thấy đầu âm của cuộn kéo cũng được nối vào cực dương của ắc quy, vì cùng cực tính ở cả hai đầu nên cuộn kéo mất điện, chỉ còn cuộn giữ là còn dòng điện chạy trong nó nên nó còn tạo ra lực điện từ để tiếp tục giữ tiếp điểm ở trạng thái đóng. Tiếp điểm đóng sẽ cung cấp điện cho máy khởi động quay. Sở dĩ phải thiết kế cho cuộn kéo ngắt điện sau khi kéo là để tiết kiệm điện cho bình ắc quy. Nếu ngắt khoá điện, cả hai cuộn dây điện từ mất điện, lực điện từ mất, lò xo hồi vị sẽ đẩy lõi sắt từ về lại vị trí ban đầu làm hở mạch tiếp điểm và đưa bánh răng máy khởi động tách ra khỏi bánh đà động cơ.

Khi tiếp điểm hở mạch, máy khởi động sẽ ngừng quay. Đối với một số loại máy khởi động cỡ nhỏ, rơ le điện từ chỉ có một cuộn dây điện từ vừa thực hiện chức năng kéo và giữ. Khi đó, cuộn dây điện từ một đầu được nối với cực khởi động của khóa điện và đầu còn lại được nối "mass" tương tự như cách nối dây của cuộn giữ trong rơ le điện từ có hai cuộn dây kéo và giữ.

3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa bảo dưỡng rơ le khởi động ô tô:

3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng:

- Rơ le không đủ sức đóng tiếp điểm.

Nguyên nhân là do cuộn kéo bị đứt hoặc các đầu nối dây tiếp xúc không tốt.

- Rơ le nhảy ''lạch cạch'' liên tục.


Trang 36

Nguyên nhân là do cuộn giữ không có điện.

- Rơ le đóng nhưng máy khởi động không quay. Nguyên nhân là do tiếp điểm bị cháy rổ.

- Rơ le không ngắt mạch khi tắc khoá điện.

Nguyên nhân là do tiếp điểm bị cháy dính hoặc lò xo hồi vị bị gãy.

3.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng:

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các cuộn dây điện từ, các đầu nối điện và tiếp điểm bằng ôm kế.

- Kiểm tra lực đàn hồi của lò xo hồi vị bằng tay.

3.3. Bảo dưỡng và sửa chữa rơ le khởi động:

3.3.1. Quy trình tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa rơ le khởi động:

- Quy trình tháo:

+ Tháo các đầu nối điện.

+ Tháo hai vít liên kết nắp và thân rơ le.

+ Tháo rời bộ tiếp điểm và lõi sắt từ.

+ Tháo rời hai cuộn dây điện từ ra khỏi vỏ.

- Quy trình lắp: Ngược lại với quy trình tháo.

3.3.2. Sửa chữa:

- Tháo và kiểm tra chi tiết: Các cuộn dây, điện trở, khung từ và tiếp điểm.

- Sửa chữa khung từ và tiếp điểm.

- Lắp và điều chỉnh khe hở các tiếp điểm.

3.3.3. Bảo dưỡng:

- Tháo và kiểm tra chi tiết: Các cuộn dây, điện trở, khung từ và tiếp điểm.

- Lắp và điều chỉnh: Khe hở các tiếp điểm.


B. THỰC HÀNH VÀ BÀI TẬP:

I. Nơi làm việc:

- Công việc thực hành bảo dưỡng, sửa chữa máy khởi động được tiến hành tại xưởng Động lực với mỗi nhóm gồm 2 học sinh và được tiến hành trên một mô hình động cơ ô tô có hệ thống khởi động.

II. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ thực hành bao gồm: các cờ lê có số từ 8 đến 12, tuốc nơ vít dẹt và chữ thập, kìm điện, đồng hồ đo điện vạn năng, mỏ hàn điện trở và khay đựng.

- Vật tư gồm có: dầu diesel, mỡ bôi trơn, giẻ lau, chì hàn và nhựa thông.

III. Tháo lắp và bảo dưỡng:

1. Thực hiện tháo rời các bộ phận của rơ le máy khởi động:

- Tiến hành theo quy trình đã học ở trên lớp (Mục 3.3.1.)

- Yêu cầu kỹ thuật: chọn dụng cụ hợp lý, tránh làm bong tróc lớp cách điện của các dây dẫn điện, tránh làm văng mất lò xo và trầy xước tiếp điểm.

2. Kiểm tra và bảo dưỡng:

- Kiểm tra tình trạng tiếp xúc tốt của các đầu nối may khởi động bằng mắt thường hoặc bằng một ôm kế. Nếu có hư hỏng thì nối lại thật chắc chắn.

- Kiểm tra mức độ cháy rổ của tiếp điểm, nếu có cháy rổ thì mài sạch bằng giấy nhám mịn, nếu tiếp điểm mòn nhiều thì thay tiếp điểm mới cùng loại. Chú ý: khi thay tiếp điểm phải bảo đãm cách điện tốt với trục liên kết giữa tiếp điểm với lõi sắt từ của rơ le.

- Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo bằng tay.

- Kiểm tra độ mòn của tiếp điểm bằng mắt.

- Kiểm tra độ cách điện bằng ôm kế.

3. Thực hiện lắp lại các bộ phận của hệ thống khởi động lên động cơ:

Thực hiện ngược lại với quy trình tháo với các chú ý:Tránh làm chạm chập các dây quấn của rơ le, lau chùi sạch sẽ tiếp điểm và hàn chắc chắn các đầu nối điện.

IV. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1.Trình bày nhiệm vụ và yêu cầu của rơ le khởi động?

Câu 2. Hãy nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơ re khởi động?

Câu 3. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện điều khiển đóng ngắt hệ thống khởi động trên động cơ bằng nút bấm start/stop.

Câu 4. Tìm hiểu sơ đồ mạch điện điều khiển từ xa khởi động động cơ ô tô.

BÀI 3: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA RƠ RE MÁY KHỞI ĐỘNG

Thời gian (giờ)

LT

TH

BT

KT

TS

1

4



5

Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, học sinh sinh viên có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của ắc quy .

- Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của ắc quy .

- Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng ắc quy đúng yêu cầu kỹ thuật.

Các vấn đề chính sẽ được đề cập

Mục 1. Nhiệm vụ, phân loại và yêu cầu của ắc quy. Mục 2. Cấu tạo và hoạt động của ắc quy.

Mục 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy.

Mục 4. Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2023