Tỷ Lệ Các Triệu Chứng Bệnh Do Thường Xuyên Phải Tiếp Xúc Với Dung Môi Hữu Cơ Theo Phân Xưởng Sản Xuất


Nhận xét:

Trong số 10 triệu chứng phỏng vấn CN tiếp xúc với tiếng ồn tại cơ sở nghiên cứu cho thấy một số triệu chứng chiếm tỷ lệ cao và cũng là các triệu chứng có tỷ lệ CN phàn nàn cao như: Ù tai, nghe kém, đau đầu, mệt mỏi, ra mồ hôi tay... Đây là các triệu chứng thường gặp ở người thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn.

- Biểu hiện tổn thương sức nghe

Tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp trong CN nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.16: Tỷ lệ bệnh điếc nghề nghiệp



Đơn vị


Tổng số đo sức nghe


SL. chẩn đoán mắc bệnh ĐNN


Tỷ lệ%

SL. chẩn đoán theo dõi mbệnh ĐNN


Tỷ lệ%

PX cắt

28

0

0,0

2

7,1

PX may

94

0

0,0

4

4,3

PX đế

16

1

6,3

3

18,8

PX hoàn thành


39


0


0,0


0


0,0

Tổng

177

1

0,5

9

5,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010 - 6


Nhận xét:

Trong số 177 CN đo sức nghe, có 01 CN được chẩn đoán mắc bệnh ĐNN chiếm tỷ lệ 0,5 % và 9 trường hợp sức nghe có xu hướng giảm ở tần số 4000 Hz cần được theo dõi bệnh ĐNN chiếm tỷ lệ 5,1%.


3.3.2.2 Biểu hiện bệnh do tiếp xúc với DMHC:

Các triệu chứng bệnh:

Các triệu chứng được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp CN tiếp xúc với DMHC tại Công ty da giầy Hải Dương theo PX sản xuất được trình bày theo bảng sau:

Bảng 3.17: Tỷ lệ các triệu chứng bệnh do thường xuyên phải tiếp xúc với dung môi hữu cơ theo phân xưởng sản xuất



Triệu chứng

PX cắt (n=32)

PX May (n=99)

PX đế

(n=22)

PX hoàn

thành (n=50)

Chung (n = 203)

n

%

n

%

n

%

n

%

n

%

Hoa mắt

13

40,6*

67

67,7*

12

54,5*

40

80,0*

132

65,0

Chóng mặt

14

43,8

60

60,6

11

50,0

36

72,0

121

59,6

Lo âu

7

21,9

27

27,3

4

18,2

13

26,0

51

25,1

Giảm trí nhớ

5

15,6*

24

24,2*

7

31,8*

27

54,0*

63

31,0

Trầm cảm

3

9,4

6

6,1

1

4,5

8

18,0

18

8,9

Cảm giác lẫn lộn

4

12,5

17

17,2

1

4,5

16

32,0

38

18,7

Có mảng tím dưới da

1

3,1

10

10,1

0

0,0

6

12,0

17

8,4

Có cảm giác kiến bò

3

9,4

15

15,2

0

0,0

15

30,0

33

16,3

Hay bị chuột rút

11

34,4

24

24,2

3

13,6

23

46,0

61

30,0

*: p≤0,05

Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy: Một số triệu chứng có tỷ lệ CN phàn nàn khá cao như: Hoa mắt, chóng mặt, lo âu, giảm trí nhớ, có cảm giác lẫn lộn, hay bị chuột rút.

Công nhân PX hoàn thành và PX đế có các triệu chứng giảm trí nhớ, hoa mắt chiếm tỷ lệ cao nhất sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với p≤0,05.


- Xét nghiệm Axit hippuric niệu:

Do CN sản xuất giầy thường xuyên phải tiếp xúc với DMHC (trong đó thành phần chủ yếu là toluen và hexan) mà axit hippuric niệu là sản phẩm đào thải của Toluen. Nên chúng tôi tiến hành làm xét nghiệm định lượng axit hippuric trên nhóm CN tiếp xúc thường xuyên với DMHC (chủ yếu là Hexan và Toluen) nhưng do điều kiện kinh phí chỉ cho phép tiến hành 50 mẫu xét nghiệm. Vì vậy chúng tôi tiến hành làm xét nghiệm này trên nhóm CN của PX hoàn thành Công ty da giầy Hải Dương là nơi CN thường xuyên phải tiếp xúc với DMHC.

Bảng 3.18: Hàm lượng Axit hippuric niệu

Các thông số thống kê

Hàm lượng Axit hippuric niệu (g/l)

Giới hạn bình thường (g/l)

n

50


X

0,422

1,5

SD

0,237

1,5

Nhận xét:

Kết quả xét nghiệm axit hippuric ở nhóm CN tiếp xúc với DMHC của PX hoàn thành Công ty giầy Hải Dương có giá trị trung bình 0,422g/l, giá trị này vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

3.3.2.3 Kết quả xét nghiệm huyết học :

Bảng 3.19: Tỷ lệ công nhân có biến đổi chỉ số huyết học


TT

Các chỉ số thành phần máu

Số lượng

Tỉ lệ %

Hằng số sinh học


1


Giảm số lượng Hồng cầu


31


14,4

Nam: 4,2- 5,4. 1012

Nữ : 4,0- 4,9.1012

2

Giảm Huyết sắc tố (trong đó có 3 trường hợp HST<100g/l)

29

13,4

Nam: 130- 160 g/l Nữ : 125- 142g/l

3

Tăng số lượng Bạch cầu

8

3,7

Từ 4 đến 10. 109

4

Giảm số lượng Tiểu cầu

10

4,6

Từ 200 đến 400.109

5

Tăng Bạch cầu ái toan

16

7,4

Từ 2-6%

Nhận xét:

Trong số CN nghiên cứu cho thấy có 31 trường hợp giảm SLHC chiếm tỷ lệ 14,4%, 29 trường hợp giảm HST chiếm tỷ lệ 13,4% trong đó có 03 trường hợp HST<100g/l, có 08 trường hợp tăng SLBC và 10 trường hợp giảm SLTC chiếm tỷ lệ 3,7% và 4,6%. Đặc biệt tỷ lệ tăng BC ái toan có 16 trường hợp chiếm 7,4%.



4.1 Thông tin chung:

Chương 4: BÀN LUẬN

Tỷ lệ CN nữ gấp 2,1 lần CN nam: 138/65. Phù hợp với một số dây chuyền đòi hỏi sự khéo léo trong công việc.

Tuổi đời trung bình của CN là X±SD = 31,4±7,3. Trong đó nhóm < 30 tuổi chiếm 44,8%. Tuổi đời của đối tượng thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 54 tuổi.

Tuổi nghề trung bình của của CN Công ty giầy Hải Dương là 9,9±5,3, chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm có tuổi nghề 5 năm. Tuổi nghề trung bình của công nhân trong các PX may, cắt và đế xấp xỉ nhau, tuổi nghề trung bình của công nhân PX hoàn thành là thấp nhất.

Công ty cổ phần giầy Hải Dương có địa chỉ tại số 1077 đường Lê Thanh Nghị (cũ là số 99 Phủ Lỗ), phường Hải Tân ở phía tây nam thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, gần đường quốc lộ số 39. Khoảng cách tới trung tâm thành phố: 5 km. Công ty được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1984. Do sự phát triển của ngành sản xuất giầy da hiện nay số CN của Công ty là 744. Hiện Công ty có 4 phân xưởng (PX cắt, PX may, PX đế, PX hoàn thành).

4.2. Đặc điểm môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương:

*Vi khí hậu:

- Kết quả đo tại Công ty giầy Hải Dương cho thấy nhiệt độ quan trắc được tại PX may và PX đế vượt TCCP (30 – 340C), có vị trí làm việc nhiệt độ lên đến 37,50C nên vào những ngày nóng trời thì nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép kết quả này tương đương với nghiên cứu của Trương Hồng Vân tại Công ty giầy Yên Viên [26].

- Theo bảng 3.1 cho thấy độ ẩm đo được hầu hết đều nằm trong TCCP, riêng


PX cắt độ ẩm dao động từ 81 – 89% vượt TCCP (≤80%) theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.

- Vận tốc gió tại tất cả các vị trí đo đều đạt TCCP (0,2 – 1,5m/s).

- Nhìn chung VKH tại Công ty giầy Hải Dương là khá thuận lợi cho người lao động, song bên cạnh đó còn có một số vị trí làm việc có nhiệt độ và độ ẩm vượt quá TCCP. Theo Rutkove và cộng sự [17] nhiệt độ và độ ẩm cao gây rối loạn hoạt động các phản xạ của cơ thể. Theo tác giả, khi nhiệt độ môi trường từ 300C trở lên khả năng tiếp thu kiến thức, trí nhớ, tư duy giảm tỷ lệ thuận với tăng nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Để hạn chế tác động xấu

của VKH cần tập trung vào việc làm thông thoáng gió.

*Tình hình bụi và tiếng ồn:

- Qua bảng 3.2 cho thấy nồng độ bụi ở tất cả các vị trí đo PX may, PX hoàn chỉnh, PX đế, PX pha cắt đều nằm trong giới hạn cho phép, hàm lượng bụi trọng lượng là (0,152 – 0,308 mg/m3) với nồng độ SiO2 dao động từ (0,153

– 0,163 mg/m3) đều nằm trong giới hạn cho phép.

- Tiếng ồn tại khu vực khu vực mài đế của PX hoàn thành (83,2- 88,4dBA) và các giàn ép đế của PX đế, mức âm tương đương đo được vượt TCCP đối với tiếng ồn tại nơi làm việc.

- Tiếp xúc với tiếng ồn > 90 dBA ngoài khả năng gây ĐNN, cũng làm rối loạn hệ thống vận mạch, gây tăng HA, suy nhược TK và hội chứng dạ dày tá tràng [28].

- Vậy mặc dù âm tại các vị trí trên chưa tới mức 90 dBA nhưng khi tiếp xúc với thời gian dài cũng sẽ gây ra những hậu quả đáng kể [28]. Do đó Công ty cần có biện pháp bảo vệ cho CN làm việc ở khu vực có tiếng ồn cao bằng tuyên truyền giáo dục và động viên CN sử dụng bảo hộ lao động (bông nút tai chống tiếng ồn) để hạn chế tiến trình giảm thính lực gây ĐNN.


*Hơi khí độc:

- Qua kết quả đo tại các PX ở bảng 3.2 cho thấy hầu hết tại các PX đều có xuất hiện hơi khí độc như: SO2, NO2, CO, THC nhưng đều nằm trong TCCP tương đương với kết quả đo được tại Công ty giầy Phúc Yên theo nghiên cứu của Hoàng Minh Hiền [10].

- Kết quả đo cũng cho thấy rằng tại các PX được đo đều đạt yêu cầu về độ

rọi trong tiêu chuẩn về ánh sáng theo quy định hiện hành của Bộ y tế.

Tóm lại, điều kiện lao động của CN tại Công ty giầy Hải Dương là khá thuận lợi Công ty cần tiếp tục duy trì môi trường lao động tốt cho người lao động. Bên cạnh đó Công ty cần khắc phục một số nhược điểm còn vướng mắc là: Nhiệt độ ở PX may và PX đế còn cao; PX cắt có độ ẩm vượt TCCP; tiếng ồn tại khu vực khu vực mài đế của PX hoàn thành và các giàn ép đế của PX đế, mức âm đo được vượt TCCP.

4.3. Đặc điểm sức khỏe bệnh tật của công nhân công ty giầy Hải Dương:

4.3.1. Phân loại sức khỏe:

Kết quả bảng 3.9 cho thấy trong số 203 CN được khám lâm sàng và phân loại sức khỏe thì số CN có sức khỏe loại II là cao nhất với 51,2%. Số CN có sức khỏe loại IV còn khá cao chiếm 29,6%, đặc biệt hãy còn có 01 trường hợp có sức khỏe loại V. Qua bảng ta cũng thấy nam CN có sức khỏe tốt hơn so với nữ CN sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (p≤0,05).

4.3.2. Cơ cấu bệnh tật của công nhân:

Theo các nghiên cứu của Scherbak, Phạm Xuân Ninh [16], Lưu Minh Châu [6] cho thấy: Ảnh hưởng của môi trường lao động đến những biến đổi sinh lý, sức khỏe và bệnh tật của CN thì các tác động như nóng ẩm, nóng khô phối hợp với các yếu tố như hơi khí độc, tiếng ồn, bụi... là các tác nhân gây cản trở mạnh và làm tăng ảnh hưởng xấu đến người lao động, các biểu hiện như: Chóng mệt mỏi cả về thể lực lẫn TK tâm lý, biến đổi hàng loạt chức năng sinh lý cơ bản làm giảm khả năng lao động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu bệnh tật của Công ty có đặc điểm:


Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao là nhóm bệnh về mắt (19,2%) trong đó viêm kết mạc chiếm tỷ lệ cao nhất (82,1%), mộng mắt (7,7%), các bệnh khác như: Sạn vôi, viêm bờ mi, u kết mạc, u sắc tố mi chiếm tỷ lệ như nhau (2,6%). Nguyên nhân có thể do CN thường xuyên phải tiếp xúc với hơi khí độc như hơi xăng, hơi toluen, hexan... của các DMHC, trong đó CN ở PX hoàn thành cho rằng hơi DMHC tại nơi làm việc có mùi rất khó chịu chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%), đây cũng là tỷ lệ CN cảm nhận về mùi của DMHC tại PX hoàn thành của Công ty giầy Yên Viên theo nghiên cứu của Trương Hồng Vân [26].

Tiếp sau các bệnh về Mắt là bệnh HA thấp (23,6%). Nguyên nhân có thể do sự tác động của các tác nhân như: Tiếng ồn, hơi khí độc cao, môi trường làm việc nóng, bụi... tác động đến TK tâm lý kết quả là CN dễ bị mệt mỏi căng thẳng, rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng tế bào [18].

Tỷ lệ mắc các bệnh về TMH ở CN là 14,3%. Nồng độ hơi DMHC cao có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ các bệnh này. Hơi hóa chất độc gây phù nề niêm mạc đường hô hấp và niêm mạc miệng làm tăng tỷ lệ viêm họng, viêm mũi xoang ở CN [26].

Các bệnh về da liễu, nội tiết, bệnh đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 2,5%; 2,5% và 1,5%.

4.3.3. Tình hình bệnh tật liên quan đến yếu tố nghề nghiệp:

Bệnh do tiếp xúc với tiếng ồn:

Theo các nghiên cứu của Lê Trung [22], Christine Oliver [30], Van Amelsvoort [38] cho thấy rằng tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên không chỉ gây suy giảm khả năng thính giác mà còn gây nên những biến đổi khác nhau đối với chức năng của hệ tim mạch, bệnh tâm TK. Tác động của tiếng ồn càng tăng khi lao động trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao.

Kết quả bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ CN mắc các chứng đau đầu, hay mệt mỏi chiếm tỷ lệ cao (63,5%; 65,0%). Tiếp đến là ù tai, nghe kém (58,1% và 46,3%). Các triệu chứng về tim mạch cũng chiếm tỷ lệ khá cao như: Đánh trống ngực với 32,0%, cảm giác đau ở vùng tim với tỷ lệ 28,6%. Đây là các


triệu chứng thường gặp ở những CN thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn. Trong đó ảnh hưởng rõ ràng nhất của tiếng ồn là triệu chứng nghe kém vì ở PX đế là PX có nhiều vị trí làm việc vượt TCCP nhất có tỷ lệ nghe kém cao nhất sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p≤0,05).

Qua bảng 3.16 ta thấy rằng tỷ lệ ĐNN ở CN Công ty giầy Hải Dương là 0,5% và 9 trường hợp (5,1%) có sức nghe có xu hướng giảm ở tần số 4000 Hz. 01 CN bị ĐNN nằm trong PX đế là nơi có tiếng ồn lớn hơn TCCP (≤85dBA). Theo fowler-Sabin: Mức thiếu hụt thính lực (THTL) của 01 CN bị bệnh ĐNN ở mức “nghe kém nhẹ”. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trương Hồng Vân tại Công ty giầy Yên Viên [26].

Bệnh do tiếp xúc với dung môi hữu cơ :

Các nghiên cứu của Trương Hồng Vân [26], Nguyễn Bá Chẳng – Phạm Văn Đoàn [5] và Lodzi [34] cho thấy tiếp xúc thường xuyên với DMHC sẽ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh về Mắt, TMH, bệnh về da... Tiếp xúc thường xuyên với DMHC còn có nguy cơ lớn mắc bệnh ĐNN [33].

Kết quả bảng 3.17 cho thấy các triệu chứng bệnh mang tính đặc trưng cho từng PX. Trong đó tỷ lệ CN bị hoa mắt chiếm tỷ lệ cao nhất với 65,0%. Tiếp theo là các triệu chứng về tâm - thần kinh như: Chóng mặt (59,6%), giảm trí nhớ (31%), lo âu (25,1%). Triệu chứng chuột rút cũng có tỷ lệ tương đối (30%), có mảng tím ở da với tỷ lệ (8,4%).

Ở PX hoàn thành và PX đế có các triệu chứng giảm trí nhớ, hoa mắt chiếm tỷ lệ cao nhất sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p≤0,05.

4.4 Kết quả xét nghiệm:

Qua xét nghiệm nước tiểu toàn phần thấy, số CN có HC, BC trong nước tiểu có 4 trường hợp chiếm 2,0%; 3 trường hợp tăng Protein niệu chiếm tỷ lệ 1,5% và 1 trường hợp tăng Glucoza trong nước tiểu. Nhìn chung tỷ lệ CN có biến đổi về thành phần nước tiểu chiếm tỷ lệ thấp, nó không cho thấy có sự liên quan nào giữa các yếu tố nghề nghiệp đặc trưng với kết quả thu được.

Kết quả siêu âm tổng quát ổ bụng phát hiện 42 trường hợp có hình ảnh

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/04/2022