Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh 12 - 2

5.3.4 Giải pháp với nhóm nhân tố Sự đáp ứng 62

5.3.5 Các giải pháp khác nhằm hỗ trợ đẩy mạnh chất lượng tín dụng NH 62

5.4 KIẾN NGHỊ 64

5.4.1 Đối với ngân hàng Công Thương Việt Nam- chi nhánh 12 64

5.4.2 Đối với ngân hàng Công Thương Việt Nam 65

5.4.3 Đối với NHNN 66

KẾT LUẬN 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 70

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.


Vietinbank : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Vietinbank – Chi nhánh 12 - 2

Vietinbank chi nhánh12 : Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh 12 NHNN : Ngân hàng Nhà Nước

NHTM : Ngân hàng Thương mại

TMCP : Thương mại cổ phần

NH : Ngân hàng

CN : Chi nhánh

KH : Khách hàng

DN : Doanh nghiệp

TCTD : Tổ chức tín dụng

HMTD : Hạn mức tín dụng

VLĐ : Vốn lưu động

DSCV : Doanh số cho vay

HĐTD : Hợp đồng tín dụng

CIC : Trung tâm thông tin tín dụng

SXKD : Sản xuất kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1: Tình hình tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Vietinbank-Chi nhánh 12 24

Bảng 4.2: Tình hình hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank- Chi nhánh 12 26

Bảng 4.3: Kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013- 2015 của Vietinbank - CN12 28

Bảng 4.4: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 31

Bảng 4.5: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế 33

Bảng 4.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay NH trên tổng dư nợ cho vay của Vietinbank- CN 12 34

Bảng 4.7: Mức độ tăng trưởng cho vay ngắn hạn của Vietinbank - CN 12 35

Bảng 4.8: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Vietinbank- CN 12 36

Bảng 4.9: Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Vietinbank - CN 12 37

Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn của Vietinbank - CN 12 38

Bảng 4.11: Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn của Vietinbank - CN 12 39

Bảng 4.12: Tỷ lệ sinh lời ngắn hạn của Vietinbank - CN 12 40

Bảng 4.13: Thống kê đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ 43

Bảng 4.14: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân giới tính 43

Bảng 4.15: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân theo nghề nghiệp 43

Bảng 4.16: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân theo mức thu nhập hàng tháng 44

Bảng 4.17: Thống kê số lượng khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn 44

Bảng 4.18: Thống kê số lượng khách hàng doanh nghiệp theo loại hình doanh nghiệp 45

Bảng 4.19: Thống kê số lượng khách hàng doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp 45

Bảng 4.20: Thống kê số lượng khách hàng DN theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh 45

Bảng 4.21: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha 46

Bảng 4.22: Kết quả phân tích nhân tố khám phá 49

Bảng 4.23: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc 50

Bảng 4.24: Kết quả phân tích nhân tố khám phá của biến phụ thuộc 50

Bảng 4.25: Kết quả phân tích hồi quy 52

Bảng 4.26: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình hồi quy 54

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ


Hình 2.1: Sơ đồ mô hình nghiên cứu dựa trên thang đo SERVPERF 16

Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu 19

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Vietinbank chi nhánh 12 22

Hình 4.2: Biểu đồ phản ánh hoạt động sử dụng vốn của Vietinbank – CN12 26

Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh từ 2013 - 2015của Vietinbank - CN 12 28

Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 31

Hình 4.5: Biểu đồ phản ánh quy mô cho vay ngắn hạn tại Vietinbank - CN 12 35

Hình 4.6: Biểu đồ phản ánh tốc độ tăng trưởng cho vay NH tại Vietinbank- CN 12 36

Hình 4.7: Sơ đồ mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 49

Hình 4.8: Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư 53

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU‌


1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI‌

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với kinh tế thế giới đã mang lại cho nền kinh tế nước ta nhiều lợi ích đồng thời cũng không ít những rủi ro. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao khả năng cạnh tranh về công nghệ, trình độ tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ... để đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như nâng cao uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp. Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào qui mô và hiệu quả của vốn đầu tư. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát triển và cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam phải mở rộng, phát triển với qui mô ngày càng lớn, đổi mới dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Bởi vậy nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế ngày càng tăng.

NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh tiền tệ. Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối chúng cho các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh và các nhu cầu khác của các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế thông qua hình thức tín dụng. Do đó, tín dụng ngân hàng hết sức quan trọng và đó cũng là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu tạo ra thu nhập trong các hoạt động của ngân hàng thương mại. Trong các nghiệp vụ tín dụng thì cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận cao nhất, hiệu quả của việc cho vay ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển mạnh thì nhu cầu kinh doanh của người dân cũng gia tăng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần bổ sung vốn lưu động để mở rộng sản xuất kinh doanh. Để đáp ứng các nhu cầu vay vốn đó thì tín dụng ngắn hạn của ngân hàng rất quan trọng.

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, bên cạnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp thì trong lĩnh vực ngân hàng cũng diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài cung cấp các dịch vụ trên thị trường Tài chính Ngân hàng Việt Nam. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt đó, khách hàng là trung tâm duy nhất tạo ra lợi nhuận, là nhân tố quyết định sự tồn tại của Ngân hàng. Vì vậy, chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng đang trở thành một chiến lược kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất. Làm thế nào để đem đến cho khách hàng sự hài lòng, cảm nhận tốt nhất luôn là vấn đề mà các Ngân hàng phải cố gắng thực hiện với tất cả khả năng của mình. Tín dụng ngắn hạn là một hoạt động quan trọng của ngân hàng nên ngân hàng cần phải duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn thông qua việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.

Nhận thức được vai trò của hoạt động tín dụng đối với ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay ngắn hạn, với những kiến thức đã được học ở trường cùng với những kiến thức thu nhận được trong thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại ngân hàng vừa qua, em đã chọn đề tài “Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn và một số giải pháp nâng cao

chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh 12” để làm luận văn tốt nghiệp.


1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU‌

- Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn, tình hình thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của ngân hàng để nắm rõ hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng qua 3 năm 2013 -2015.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng giai đoạn 2013 - 2015 thông qua các chỉ tiêu về hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn, tổng dư nợ trên vốn huy động.

- Xác định các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu, phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.

- Từ việc phân tích, đánh giá thông qua các chỉ tiêu và mô hình nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12.


1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU‌

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12.

- Sử dụng phương pháp nghiên cứu nào để xác định và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố với chất lượng dịch vụ cho vay ngắn hạn.

- Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh 12 cần có những đề xuất kiến nghị giải pháp chủ yếu nào.


1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU‌

Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng hoạt động cho vay ngắn hạn tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh 12.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung thực hiện trong phạm vi hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh 12 qua 3 năm 2013- 2015.


1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌

Phương pháp thu thập số liệu

- Dữ liệu thứ cấp: thu thập các thông tin, số liệu, tài liệu, bài báo khoa học đã được công bố ở các cơ quan lưu trữ, trên sách, báo, tạp chí của ngành Tài chính- Ngân hàng, trên internet. Sử dụng thông tin đã được công bố qua các tài liệu của chi cục thống kê, Tổng cục thống kê, Bộ tài chính…Nguồn số liệu công bố từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Các báo cáo, tài liệu công bố tại Hội Sở Vietinbank và Vietinbank chi nhánh 12.

- Dữ liệu sơ cấp: thu thập thông qua điều tra khảo sát về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của Vietinbank chi nhánh 12 thông qua

bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Số mẫu được lựa chọn ít nhất là 220 mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu đã công bố: dựa vào số liệu đã được công bố, đối chiếu và thống kê tổng hợp lại số liệu, sau đó sàng lọc chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài và bổ sung những thông tin còn thiếu.

- Xử lý số liệu điều tra: toàn bộ số liệu điều tra được xử lý bằng máy tính thông qua chương trình Microsoft Excel và chương trình SPSS 20.

Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân và dãy số biến động theo thời gian để nghiên cứu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động, thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Vietinbank chi nhánh 12.

- Phương pháp so sánh: so sánh kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Vietinbank chi nhánh 12 qua các năm. Kỹ thuật so sánh:

+ So sánh số tuyệt đối: để biết sự tăng/ giảm về giá trị, doanh số.

+ So sánh số tương đối: để biết sự tăng/ giảm về tỷ trọng, tỷ lệ.


1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI‌

Gồm có 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng và kết quả nghiên cứu

Chương 5: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) – Chi nhánh 12.


.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌


2.1 TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG‌

2.1.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng‌

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản giữa ngân hàng (tổ chức tín dụng) và bên đi vay (các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế), trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán.

Từ khái niệm trên ta có thể thấy tín dụng ngân hàng bao gồm ba nội dung chính sau:

- Có sự chuyển nhượng tài sản từ người sở hữu (ngân hàng) sang người sử dụng (bên đi vay). Xuất phát từ đặc trưng của hoạt động ngân hàng là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ nên tài sản giao dịch trong tín dụng ngân hàng chủ yếu là dưới hình thức tiền tệ. Tuy nhiên, trong một số hình thức tín dụng như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định.

- Sự chuyển nhượng này có thời hạn, thời hạn này phụ thuộc vào giá trị khoản vay, khả năng thanh toán, mức độ tín nhiệm đối với khách hàng, tài sản thế chấp,…

- Sự chuyển nhượng này kèm theo chi phí, đó là bên đi vay ngoài trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay còn phải thanh toán cho ngân hàng một khoản lãi chính là chi phí của khoản vay.


2.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng‌

Bản chất của tín dụng ngân hàng là sự vận động của vốn tiền tệ thông qua các ngân hàng. Ngân hàng bằng các nghiệp vụ và các hình thức huy động vốn khác nhau huy động lượng tiền nhàn rỗi trong lưu thông, tạo thành nguồn vốn lớn. Đồng thời, ngân hàng sử dụng chính đồng vốn này để đem cho vay với lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi. Là trung gian tài chính nên ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn hay nói cách khác, việc sử dụng nguồn vốn trong các doanh nghiệp nói riêng và trong nền kinh tế nói chung được ngân hàng điều hòa sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Như vậy, ngân hàng bằng hoạt động của mình đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội. Qua đó, ngân hàng sẽ được hưởng phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.


2.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng‌

Tín dụng ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau theo các tiêu thức phân loại khác nhau. Trên thực tế, người ta thường đề cập đến các hình thức tín dụng ngân hàng theo các tiêu thức phân chia sau:

- Phân loại theo phương thức cấp tín dụng

+ Cho vay (hình thức phổ biến nhất)

+ Chiết khấu thương phiếu

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/04/2024