Đôn Đốc, Theo Dõi, Kiểm Tra Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Thành Phố Buôn Ma Thuột


2.3.4. Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột

Công tác theo dõi, kiểm tra chỉ đạo cơ sở được tiến hành thường xuyên, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên hàng năm, trên cơ sở Hướng dẫn và Thông báo của Ủy ban nhân dân thành phố tiến hành kiểm tra chính sách việc làm cho thanh niên nói chung, việc thực hiện các đề án nói riêng của 13 phường và 8 xã trong từng năm, nhằm kịp thời phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế để có biện pháp hướng dẫn khắc phục, nhân rộng những mô hình điển hình, cách làm hay trong việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên.

Ủy ban nhân dân thành phố đã kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thường xuyên và kịp thời các phòng, ban, Ủy ban nhân dân các xã, phường thực hiện. Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc triển khai thực hiện. Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chính sách đối với các ngành, địa phương.

Các phòng, ban, ngành liên quan của thành phố đều chủ động phối hợp tổ chức triển khai thực hiện, bám sát vào nhiệm vụ chuyên môn của mình và làm tốt công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong việc tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên. Thường xuyên bám sát cơ sở nắm bắt tình hình triển khai thực hiện, tổ chức tuyên truyền và phổ biến chính sách đến với nhân dân nói chúng và lực lượng lao động thanh niên nói riêng. Khảo sát nắm nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên và phối hợp tổ chức các lớp đào tạo nghề và định hướng việc làm cho thanh niên. Tạo điều kiện để thanh niên được tham gia phát triển kinh tế xã hội, làm giàu chính đáng. Từ năm 2016

- 2020 có 470 người đi xuất khẩu lao động tại các nước Mỹ, Nhật Bản, Úc, Na Uy, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Hỗ trợ vay vốn đối với 1.041 dự án


của thanh niên, với tổng số tiền giải ngân 27.650.500.000 đồng, qua đó đã tạo việc làm 1.515 lao động. [2]

Nhờ có sự đôn đốc, theo dõi và hỗ trợ kịp thời của các cơ quan liên quan, chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian qua được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh chỉ đạo thực hiện, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan, ngành, đoàn thể liên quan nên đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chính sách. Qua đó tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ công chức, đảng viên và nhân dân về mục tiêu thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên, đồng thời tạo được nhiều việc làm đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của thanh niên góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo anh ninh chính trị của địa phương.

Từ năm 2016 đến giữa năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã thành lập 10 đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại 13 phường và 8 xã. Qua việc kiểm tra đã phát huy những cách làm hay, hiệu quả của các địa phương, đơn vị, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướn mắc trong quá trình triển khai thực hiện và đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách trong thời gian tới.

2.3.5. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột

Trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian qua, Ban Thường vụ thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột luôn chú trọng và tập trung đến công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch có liên quan đến thanh niên


và chính sách việc làm cho thanh niên. Nhìn chung, trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp, được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh chỉ đạo, sự phối hợp và vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, các ngành, đoàn thể liên quan nên đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện chính sách. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của chính sách việc làm cho thanh niên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng chính đáng của thanh niên trong vấn đề giải quyết được việc làm. Tính pháp lý và tính khoa học luôn được bảo đảm trong tổ chức thực hiện nhất là đã phát huy được trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân được giao quyền thực thi chính sách việc làm cho thanh niên.

Qua đó việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên tại thành phố Buôn Ma Thuột luôn đảm bảo được yêu cầu thực hiện đúng mục tiêu chính sách đã đề ra, nhất là trong việc tập trung đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, giúp thanh niên nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề để đáp ứng yêu cầu công việc

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột

2.4.1. Yếu tố khách quan

2.4.1.1. Yếu tố vốn, công nghệ

Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng, kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ngày càng được cải thiện, tạo các điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển sản xuất, tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống. Với quy mô vốn đầu tư trong và ngoài nước ngày càng gia tăng, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, số cơ sở sản xuất, kinh doanh ngày càng nhiều đã thúc đẩy kinh tế thành phố Buôn Ma Thuột phát triển tạo nhiều việc làm, đặc biệt là trong lĩnh


vực du lịch - dịch vụ, công nghiệp chế biến… Như vậy, vốn, công nghệ đã tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp trên, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ). Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận là đầu tư toàn xã hội của thành phố có tăng song cơ cấu đầu tư còn nhiều bất hợp lý và sử dụng vốn đầu tư còn lãng phí; đầu tư còn dàn trải, thiếu hiệu quả, thất thoát nhiều, chưa khai thác triệt để nguồn vốn trong dân. Vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố còn ít hơn so với tiềm năng và thế mạnh của mình.

Trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Hàng loạt nghề nghiệp có thể bị mất đi, thị trường lao động sẽ phân hóa mạnh giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Cùng với đó, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (robot thông minh) cũng làm giảm nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp. Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 không chỉ đe dọa việc làm của những lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo. Với sự phát triển công nghệ nhanh chóng trong tương lai, nhu cầu về lao động có trình độ và kỹ năng cao là một yêu cầu tất yếu. Từ việc nâng cao yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 còn làm thay đổi yêu cầu và phương pháp đào tạo cho thanh niên. Đào tạo cho thanh niên theo hướng chất lượng cao chuẩn bị cho cách mạng công nghệ 4.0 đã trở thành vấn đề cấp bách mà nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.

2.4.1.2. Đặc điểm về tâm lý và sinh lý của thanh niên

Để hiểu hơn về việc làm cho thanh niên cần nghiên cứu những nét đặc trưng về lứa tuổi, sự phát triển về tâm lý và sinh lý của thanh niên.


Thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò xã hội quan trọng trong sự kế thừa và phát triển thành tựu của những thế hệ đi trước, đây là lớp người mà cơ thể đang phát triển mạnh; có thể lực cường tráng, năng lực sáng tạo, ý chí kiên cường dũng cảm. Họ là lớp người có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực và rất khát khao với lý tưởng cao đẹp; một lớp người có tính nhạy bén với cái mới, cái đẹp, cái tiến bộ, mà ít chịu ảnh hưởng của những cái tiêu cực và thành kiến của quá khứ… Tuy nhiên, thanh niên cũng có nhược điểm là đa cảm, bồng bột, chủ quan, thiếu kinh nghiệm sống, dễ hoang mang dao động, nhẹ dạ cả tin và tiếp cận thông tin ít chọn lọc. Tâm lý của thanh niên còn yếu, dễ thay đổi, thiếu kinh nghiệm sống nên trong công việc thường có nhiều quyết định nông nổi, hay nhảy việc, vấn đề chuyển đổi từ đi học sang đi làm cũng là sự thay đổi về tâm sinh lý phải kể đến.

Do vậy trong định hướng, đào tạo, giới thiệu việc làm Đảng, Nhà nước, Đoàn thanh niên… cần kịp thời đến với thanh niên, định hướng thanh niên thì thanh niên nhận thức được đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của việc làm. Căn cứ vào những nhận thức, thay đổi tâm sinh lý của thanh niên để có những chính sách phù hợp.

2.4.1.3. Quy mô, cơ cấu lực lượng lao động thanh niên

Bảng 2.1: Số lượng thanh niên, lao động thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2016 - 2020

(Đơn vị tính: người)


Chỉ tiêu/năm

2016

2017

2018

2019

2020

Dân số

360.018

365.080

370.320

370.191

375.590

Dân số trong độ

tuối lao động

206.277

207.900

209.601

214.086

208.452

Số thanh niên

45.760

43.635

59.935

59.935

60.239

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 7



Chỉ tiêu/năm

2016

2017

2018

2019

2020

Số thanh niên có

khả năng lao động

40.986

39.990

54.995

54.114

55.896

Số thanh niên có

việc làm

39.230

37906

50.434

52.435

53.581

(Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố)

Nguồn lao động chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng số dân, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ nguồn lao động dao động trong khoảng 56,8%. Số người trong độ tuổi lao động năm 2016 là 206.277 người, đến năm 2020 có

208.452 người, chiếm 55,5% dân số toàn thành phố, cho thấy lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là lớn. Đây là nguồn lao động quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, cho việc hình thành các ngành sản xuất mới đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao.

Lực lượng thanh niên trong khoảng từ 2016 đến 2020 chiếm tỷ lệ dao động khoảng 14,6% dân số. Đây là lực lượng nòng cốt, tạo ra lượng của cải lớn trong xã hội. Lực lượng thanh niên có việc làm trung bình trong giai đoạn này là 95%, thấp hơn so với lực lượng lao động có việc làm, điều đó chứng tỏ dân số trong độ tuổi thanh niên còn chưa thực sự coi việc làm là nhu cầu cực kỳ quan trọng, còn một số thanh niên chưa quan tâm tới việc ổn định công việc, nhảy việc hoặc lười biếng, chưa tích cực tìm kiếm việc làm.

Số lao động làm việc trong các ngành kinh tế có xu hướng tăng lên đáp ứng cho nhu cầu mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh. Chất lượng nguồn nhân lực được chú trọng thông qua đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và thông qua đào tạo nghề cho người lao động. Tuy nhiên chất lượng nguồn lao động chưa đều giữa khu vực nông nghiệp và khu vực ngoại thành dân trí của người lao động còn nhiều hạn chế.


2.4.2. Yếu tố chủ quan

2.4.2.1. Chất lượng của thanh niên

Chất lượng của thanh niên có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số việc làm và giảm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. Do đó, tăng cung lao động thanh niên về mặt chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động thanh niên trên thị trường lao động. Chất lượng được hình thành thông qua nhiều tiêu chí, trong đó có hai tiêu chí cơ bản thường được sử dụng để đánh giá chất lượng là trình độ giáo dục phổ thông (hay còn gọi là trình độ văn hóa) và trình độ chuyên môn kỹ thuật của thanh niên.

Theo thống kê của Thành đoàn Buôn Ma Thuột, trên địa bàn Thành phố trình độ văn hóa của thanh niên được thống kê như sau:

Biểu đồ 2.1: Thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột phân theo trình độ văn hóa năm 2020

36%

Tốt nghiệp THCS

Tốt nghiệp THPT

64%

(Nguồn: Thành đoàn Buôn Ma Thuột)

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và khả năng hoàn thành công việc của người lao động.


Biểu đồ 2.2: Thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột phân theo trình độ chuyên môn năm 2020

29%

24%

Lao động phổ thông chưa qua đào tạo

Công nhân kỹ thuật và nhân viên nghệp vụ

Trung cấp

20%

27%

Cao đẳng, đại học và

trên đại học

(Nguồn: phòng Lao động, Thương binh và xã hội thành phố)

Nguồn lao động của thành phố có trình độ văn hóa khá cao tỷ lệ lao động thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 64%. Theo thống kê, tỷ lệ người lao động trung cấp là 20% và cao đẳng, đại học, sau đại học 29% nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành giáo dục công nghiệp, y tế và các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể. Lực lượng công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ chiếm tỷ lệ 27% và số người không có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn chiếm tỷ lệ cao (24%). Từ đó phản ánh cơ cấu đào tạo giữa lao động được đào tạo với lao động chưa qua đào tạo, giữa lao động có trình độ trung cấp trở lên với công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ còn rất bất hợp lý, đặc biệt là công nhân kỹ thuật có tay nghề cao thiếu nghiêm trọng nên lực lượng lao động chưa trở thành động lực thúc đẩy, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.4.2.2. Vai trò của các chủ thể thực hiện chính sách

Các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú bao gồm các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghiệp đoàn, hiệp hội thậm chí là cả các nhà khoa học và các đối tượng khác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/01/2023