Đánh Giá Chung Về Thực Hiện Chính Sách Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột


trong xã hội… Mỗi một chủ thể đều có một vai trò, tầm quan trọng riêng trong giải quyết việc làm cho thanh niên. Việc này đỏi hỏi năng lực, trình độ của từng chủ thể, sự phối hợp của các chủ thể với nhau cần phải đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Nhìn chung, các chủ thể nếu không phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình thì việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên thì chính sách sẽ không hiệu quả.

2.5. Đánh giá chung về thực hiện chính sách chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột

2.5.1. Kết quả thực hiện chính sách chính sách việc làm cho thanh niên ở Thành phố Buôn Ma Thuột

Để triển khai thực hiện nhiệm vụ về công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, hàng năm Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể:

Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 10/8/2016 về đào tạo nghề cho lao động Thành phố đến năm 2020; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 20/3/2017 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2017 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột; Kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 24/01/2018 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2018; Kế hoạch số 391/KH-LĐTBXH, ngày 27/8/2018 về việc phối hợp tổ chức mở phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm tại phường, xã; Kế hoạch số 40/KH-UBND, ngày 27/02/2019 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019; Kế hoạch số 21/KH-UBND, ngày 04/02/2020 về việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2020 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.

Công văn số 205/UBND-LĐTBXH, ngày 18/01/2018 về việc chấn chỉnh hoạt động tư vấn, tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, Công văn số 671/UBND-LĐTBXH, ngày 05/3/2018 về việc đăng ký chỉ tiêu đào tạo nghề phi nông nghiệp năm 2018; Công văn số 1781/UBND-


LĐTBXH, ngày 29/5/2018 về việc tăng cường triển khai hoạt động công tác xuất khẩu lao động; Công văn số 817/UBND-LĐTBXH, ngày 01/3/2019 về việc tuyên truyền, nâng cao cảnh giác, ngăn ngừa tình trạng lừa đảo trong hoạt động tư vấn, tuyển chọn lao động; Công văn số 2010/UBND-LĐTBXH, ngày 17/5/2019 về việc đăng ký nhu cầu hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng của doanh nghiệp vừa và nhỏ; Công văn số 2000/UBND-LĐTBXH, ngày 16/5/2019 về việc thống kê, tổng hợp danh sách nhu cầu học nghề, vay vốn hoặc tìm việc làm.

Hoạt động phát triển sản xuất tạo việc làm cho thanh niên:

Bảng 2.2: Tổng hợp doanh nghiệp thành phố phân theo loại hình kinh tế từ năm 2018 đến 2020



Chỉ tiêu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Số DN

Số LĐ

Số DN

Số LĐ

Số DN

Số LĐ

(Người)

(Người)

(Người)

Tổng số

1.571

50.222

1.593

50.671

1.612

51.020

I. Doanh nghiệp nhà nước

28

12.402

28

12.428

27

12.442

II. Doanh nghiệp ngoài nhà nước

1. Tập thể

32

1.053

32

1.044

32

957

2. Tư nhân

266

3.268

266

3.333

283

2.972

3. Công ty TNHH

1.083

24.983

1.101

25.282

1.104

25.658

4. Công ty CP có vốn Nhà

nước

10

1.468

8

1.497

8

1.673

5. Công ty CP không có

vốn Nhà nước

149

6.795

155

6.830

155

7.045

6. DN có vốn đầu tư nước

ngoài

3

253

3

257

3

273

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu Niên giám thống kê năm 2020)

Để giải quyết việc làm cho đông đảo thanh niên, trước hết cần phát triển sản xuất, tạo dựng doanh nghiệp mới, mở rộng quy mô, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo nhiều việc làm mới cho người lao động.


Mặc dù tại thành phố có nhiều loại hình doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn là loại hình đông đảo nhất (chiếm 68,94%), đây cũng là loại hình sử dụng nhiều lao động là thanh niên thành phố nhất (49,75%). Các doanh nghiệp này ít được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, các doanh nghiệp này phần lớn cũng chỉ có quy mô nhỏ, các trang thiết bị phương thức làm việc thủ công, cho nên trong 3 năm, chỉ số lượng doanh nghiệp chỉ tăng lên gần 2%. Số lượng doanh nghiệp tư nhân cũng tăng nhưng không mạnh (chỉ khoảng 6%). Loại hình này chủ yếu là các hộ gia đình phát triển từ kinh tế hộ, sử dụng lao động ít, chỉ khoảng 10 - 12 lao động. [16, tr.7]

Ngoài ra, còn có một số hộ làm kinh tế trang trại nhưng chủ yếu là trang trại chăn nuôi hoặc trồng trọt cây ngắn ngày. Điểm khó khăn của các trang trại này là các vấn đề về đất đai và kinh nghiệm quản lý. Gần như 100% chủ các trang trại không được đào tạo đúng chuyên ngành đang kinh doanh mà chỉ dựa trên kinh nghiệm gia đình hoặc học hỏi từ các địa phương khác. Diện tích đất kinh doanh hẹp, thời gian cho thuê ngắn cũng là nỗi lo của nhiều chủ trang trại hiện nay. Hiện nay, các trang trại chủ yếu tập trung tại xã Cư Ea bur, Hòa Thuận… là nơi diện tích đất đai rộng, xa khu dân cư tập trung nên dễ phát triển chăn nuôi hoặc trồng cây ngắn ngày. Vì vậy số lượng lao động sử dụng tại các trang trại này thấp, chỉ khoảng 3 - 8 lao động.

Tại thành phố Buôn Ma Thuột, loại hình doanh nghiệp nhà nước mặc dù phát triển không mạnh, số lượng không đông nhưng vấn còn một số thanh niên ỷ lại, trông chờ được bố trí, sắp xếp vào làm dựa vào các mối quan hệ xã hội khác. Bên cạnh đó, các hợp tác xã có vai trò khá mờ nhạt, chưa tạo được tin tưởng cho người lao động. Đến năm 2020, số lao động hoạt động trong loại hình tập thể này đã giảm hẳn.

Ngoài các loại hình kinh tế này, thành phố Buôn Ma Thuột cũng có 03 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do đây là khu vực nhạy


cảm về chính trị nên cũng chưa có chính sách thu hút gì đối với các doanh nghiệp. Trong thời gian tới, lãnh đạo thành phố cần có hướng giải quyết, quy hoạch địa bàn và lĩnh vực hoạt động để thu hút loại hình doanh nghiệp này phát triển vì đây là loại hình thu hút khá đông thanh niên vào làm việc.

Trong năm 2020, nhờ phát triển sản xuất, Thành phố đã tạo được việc làm cho khoảng 8.018 lao động là thanh niên. [3, tr.6]

Đối với công tác xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động luôn được các cấp, các ngành quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên trong công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Khi các công ty có chức năng tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Thành phố đều có văn bản triển khai đến các phường, xã tổ chức tuyên truyền, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để người lao động biết đến tư vấn và tạo điều kiện cho công ty thực hiện việc tư vấn, tuyển dụng lao động tại địa bàn. Từ năm 2016 - 2020 có 470 người đi xuất khẩu lao động tại các nước Mỹ, Nhật Bản, Úc, Na Uy, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc,... [33]

Trên địa bàn thành phố đã có 07 cơ sở môi giới xuất khẩu lao động. Đây là các cơ sở được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thẩm định, giới thiệu từ các doanh nghiệp có uy tín xuống địa phương để phối hợp tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin về các chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; tiến hành các cuộc khảo sát, kiểm tra, giám sát tình hình tư vấn, tuyển lao động của các doanh nghiệp được phép tuyển lao động nhằm phát hiện những khó khăn để kịp thời giải quyết và tránh tình trạng lừa đảo trong hoạt động này. Bên canh đó, Trung tâm giới thiệu việc làm cũng tăng cường tư vấn cho người lao động và giới thiệu những người có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài cho các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.


Hoạt động xuất khẩu lao động đã thành công bước đầu trong công tác giải quyết việc làm, góp phần tạp việc làm, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp, kiến thức và kỹ năng sống, góp phần cải thiện cuộc sống bản thân thanh niên và hỗ trợ được cho gia đình, xã hội.

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ thanh niên xuất khẩu lao động tại các thị trường năm 2020

19%

Nhật bản

20%

61%

Malaysia

Khác

(Nguồn: phòng Lao động, Thương binh và xã hội thành phố)

Tuy nhiên, số lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng vẫn còn ít, chưa tương xứng với lực lượng lao động của tỉnh. Mức chi phí để xuất khẩu lao động ở một số nước còn cao như Đài Loan, Nhật Bản, trong khi thu nhập còn tương đối thấp. Thanh niên thành phố xuất khẩu ra nước ngoài hiện nay mới chỉ tập trung vào các nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu là làm công nhân tại các trang trại, nhà máy như nghề thợ mộc, xây dựng, thợ hàn, cốt pha, ốp lát… Chính vì vậy, tỷ lệ thanh niên là nam giới xuất khẩu lao động trong những năm gần đây hơn 90%.

Đối với công tác vay vốn giải quyết việc làm: Trong 05 năm từ năm 2016

- 2020 Ngân hàng Chính sách Xã hội chi nhánh tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện cho vay hỗ trợ, duy trì mở rộng việc làm theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP, ngày


09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc quốc gia về việc làm đối với 1.041 dự án, với tổng số tiền giải ngân 27.650.500.000 đồng, qua đó đã tạo việc làm 1.515 lao động [2]. Thông qua quỹ quốc gia về việc làm đã hỗ trợ nhiều lao động được tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi để mở rộng, phát triển sản xuất, kinh doanh góp phần tạo và tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình ổn định cuộc sống.

Đối với công tác giới thiệu việc làm:

Với lợi thế trên địa bàn Thành phố có Trung tâm dịch vụ việc làm trực thuộc Tỉnh có chức năng tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong nước và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Vào ngày 15 hàng tháng, Trung tâm dịch vụ việc làm Tỉnh tổ chức phiên tư vấn việc làm để người lao động gặp gỡ trực tiếp với các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động nhằm tạo điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp trực tiếp trao đổi để người lao động lựa chọn những công việc phù hợp với trình độ và khả năng.

Bên cạnh đó hàng năm Thành phố đều phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trung tâm dịch vụ việc làm, Ủy ban nhân dân các phường, xã và các doanh nghiệp các doanh nghiệp tổ chức các phiên tư vấn giới thiệu việc làm lưu động tại các phường, xã nhằm tạo điều kiện để người lao động kịp thời biết được thông tin, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. Từ năm 2018 - 2020 đã phối hợp tổ chức được 410 buổi giáo dục định hướng nghề nghiệp và

1.544 buổi giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố. [2]

Công tác đào tạo nghề: Xác định đào tạo nghề và đổi mới công tác đào tạo nghề là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao năng suất, chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và để giúp người lao động xác định được các nghề cần học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập,


nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hàng năm phòng đều hướng dẫn các phường, xã tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động tại từng địa phương để phối hợp với các Trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề phù hợp.

Biểu đồ 2.4: Kết quả đào tạo nghề cho thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột từ năm 2018 – 2020

(Đơn vị: Người)


6000


5000


4000


3000

Chỉ tiêu

Kết quả

2000


1000


0

2018

2019

2020

(Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố)

Để công tác giải quyết việc làm đạt được hiệu quả cao, đặc biệt là lao động nông thôn, lao động dân tộc thiểu số, lao động thuộc diện hộ nghèo; đồng thời giúp người lao động xác định được các nghề cần học đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, chuyển đổi nghề, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hàng năm hướng dẫn các phường, xã tổ chức rà soát nhu cầu học nghề của người lao động tại từng địa phương để phối hợp với các Trung tâm dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề tại các phường, xã phù hợp.

Tuy nhiên có thể thấy trung bình từ năm 2018 - 2020, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về đào tạo nghề cho thanh niên chỉ đạt 63%, riêng năm 2019 chỉ đạt


gần 50%. Ảnh hưởng tới kết quả thực hiện công tác đào tạo có nhiều nhân tố như tài chính, nhu cầu đào tạo của người dân… Bên cạnh đó, khâu tổ chức lớp học chưa được hoàn thiện, giáo viên giảng dạy chưa có phương pháp phù hợp, nội dung đào tạo còn thiên về lý thuyết, thiếu đồ dùng, trang thiết bị dạy học và phôi liệu thực hành nên đến năm 2019, tỷ lệ thanh niên đăng ký các khóa học này giảm rõ rệt. Ngoài ra, công tác xác định nhu cầu đào tạo của thanh niên để mở lớp học cũng không được triển khai tốt. Năm 2018 tổ chức đại trà quá nhiều lớp nhưng một số lớp số lượng thanh niên tham gia học rất ít như nấu ăn, sửa chữa máy nông nghiệp, mây tre đan, xây dựng dân dụng, cơ khí chế tạo vì thực tế tại địa phương không có nhu cầu. Trong khi đó một số nghề như trang điểm, uốn tóc, sửa chữa điện thoại di động là nhu cầu ở đa số địa phương lại rất khó tổ chức mở lớp. Tỷ lệ thanh niên tham gia học các nghề thuộc nhóm nghề phi nông nghiệp cũng chiếm đa số: tỷ lệ này tại các lớp đào tạo ở phường xã cao gấp 4,3 lần và tại các trung tâm đào tạo nghề gấp 2,9 lần. Điều này tuy đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhưng về lâu dài có thể tạo nên lượng lao động dư thừa lớn nếu không có sự quy hoạch và định hướng đúng.

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động giới thiệu việc làm

(Đơn vị tính: người)


Năm

Số lượng thanh niên

Số lượng thanh niên được giải quyết việc làm

Tỷ lệ

được giải quyết việc làm

2018

216

30

13,9%

2019

372

80

21,5%

2020

902

373

41,3%

(Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội)

2.5.2. Những hạn chế trong thực hiện chính sách chính sách việc làm cho thanh niên ở Thành phố Buôn Ma Thuột

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 17/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí