Thành phố Buôn Ma Thuột với dân số 375.590 người, mật độ dân số là
1.331 người/km², trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên toàn quốc, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc thiểu số, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai,… Sự hiện hữu của cộng đồng Êđê và các nhóm dân tộc thiểu số với những nét độc đáo về không gian sinh tồn và thực hành văn hóa đã thực sự là một tài nguyên nhân văn quan trọng của thành phố, đặc biệt khi Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.
Các dân tộc bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột thờ thần linh, những vị thần được cho là bảo vệ họ. Một bộ phận khác theo đạo Thiên Chúa, Tin lành, Phật giáo,… Sự có mặt của đông đảo người Kinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và thành phố Buôn Ma Thuột góp phần tạo nên một bộ mặt văn hóa mới trong những nét văn hóa truyền thống.
Sự tổng hòa, giao thoa của các yếu tố văn hóa đã tạo nên một Buôn Ma Thuột bản sắc đầy tiềm năng phát triển, đặc biệt là phát triển về du lịch văn hóa. Tuy nhiên do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nền văn hóa hiện đại đã làm cho nét đặc trưng văn hóa nhà dài tại các buôn làng mai một dần. Vấn đề đặt ra trong việc phát triển du lịch văn hóa tại Buôn Ma Thuột là phải gìn giữ những nét văn hóa truyền thống có tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ khác, phải xây dựng một Buôn Ma Thuột bản sắc, phát triển tương xứng với tiềm năng.
2.1.2.3. Lao động
Do sự gia tăng về dân số đã kéo theo sự tăng nguồn lao động trong các ngành kinh tế. Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động đang là một vấn đề lớn và cần chú trọng của thành phố Buôn Ma Thuột. Tổng lao động của
Thành phố tham gia các ngành kinh tế chiếm khoảng 50% dân số toàn thành phố Buôn Ma Thuột, đây là chỉ số rất tích cực. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong những năm gần đây thay đổi không đáng kể trong khi tăng trưởng kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ lệ nông lâm nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhẹ nhưng cơ cấu lao động chưa chuyển biến mạnh. Tỷ lệ lao động nông nghiệp lại có xu hướng giảm rất chậm, điều này phản ánh những hạn chế trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo việc làm cho người lao động. Việc chuyển đổi ngành nghề đào tạo nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt đối với khu vực nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như ở thành phố Buôn Ma Thuột là vấn đề rất khó khăn.
Trong thời gian qua tỷ lệ thất nghiệp của thành phố Buôn Ma Thuột mặc dù đã giảm (tỷ lệ thất nghiệp của thành phố năm 2020 là 0,58%), tuy nhiên tốc độ giảm khá chậm, đặc biệt tình trạng thất nghiệp bán phần, thất nghiệp theo mùa vụ của lao động nông nghiệp cũng là một vấn đề mà thành phố cần có giải pháp xử lý. Vấn đề thất nghiệp nếu không có phương án giải quyết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và đời sống của người lao động, gây mất ổn định trật tự xã hội và lãng phí lao động xã hội - nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Việc Làm Cho Thanh Niên
- Nội Dung Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên
- Kinh Nghiệm Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Thành Phố Nam Định, Tỉnh Nam Định
- Đôn Đốc, Theo Dõi, Kiểm Tra Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Thành Phố Buôn Ma Thuột
- Đánh Giá Chung Về Thực Hiện Chính Sách Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột
- Quan Điểm, Định Hướng Hoàn Thiện Việc Thực Hiện Chính Sách Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột
Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.
2.2. Phân tích việc thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên
Hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động toàn thành phố có khoảng
208.452 người, Số lao động đang làm việc trong ngành phi nông nghiệp chiếm khoảng 126.190 người (chiếm 60,5%), làm việc trong ngành nông nghiệp khoảng 59.408 người (chiếm 28,5%), số người trong độ tuổi không tham gia hoạt động kinh tế chiếm khoảng 11%. [3] Trên địa bàn Thành phố có khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở kinh doanh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ; các trường đại học, cao đẳng; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phát triển khá đa dạng, phong phú, đã có nhiều thuận lợi trong
công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn Thành phố. Xu hướng nghề nghiệp của thanh niên thành phố tập trung vào nhóm ngành phi nông nghiệp theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập trung vào các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Điều này cho thấy thanh niên đã có sự linh hoạt, chuyển mình để đáp ứng với xu hướng, với yêu cầu của công việc. Việc tập trung vào các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ cũng như nông nghiệp công nghệ cao sẽ đảm bảo được thu nhập cao hơn, bắt kịp với xu hướng phát triển chung của đất nước cũng như thế giới.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi ngành nghề đào tạo nhân lực không kịp thời làm cho lực lượng lao động phi nông nghiệp thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, đặc biệt đối với khu vực nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như ở thành phố Buôn Ma Thuột. Để giải quyết vấn đề trên, thành phố cần phải tập trung cho công tác giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho các ngành này. Đây là phương hướng giải quyết việc làm quan trọng mà thành phố Buôn Ma Thuột cần quan tâm trong thời gian tới.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột
2.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
Việc triển khai thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên ở cấp nào sẽ do cơ quan chủ trì của cấp đó xây dựng, thông qua và triển khai thực hiện. Nếu kế hoạch được cấp có thẩm quyền xây dựng tốt thì việc triển khai thực hiện chính sách có hiệu quả tốt và không cần phải điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện và ngược lại. Và những cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách
việc làm cho thanh niên mới có quyền điều chỉnh kế hoạch trong quá trình thực hiện chính sách.
Để triển khai thực hiện nhiệm vụ về công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành nhiều kế hoạch, chỉ đạo cụ thể như:
Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 10/8/2016 về đào tạo nghề cho lao động Thành phố đến năm 2020; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 20/3/2017 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2017 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột;
Kế hoạch số 13/KH-UBND, ngày 24/01/2018 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2018;
Kế hoạch số 391/KH-LĐTBXH, ngày 27/8/2018 về việc phối hợp tổ chức mở phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm tại phường, xã;
Kế hoạch số 40/KH-UBND, ngày 27/02/2019 về đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2019;
Kế hoạch số 21/KH-UBND, ngày 04/02/2020 về việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm năm 2020 trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Công văn số 205/UBND-LĐTBXH, ngày 18/01/2018 về việc chấn chỉnh hoạt động tư vấn, tuyển lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
Công văn số 671/UBND-LĐTBXH, ngày 05/3/2018 về việc đăng ký chỉ tiêu đào tạo nghề phi nông nghiệp năm 2018;
Công văn số 1781/UBND-LĐTBXH, ngày 29/5/2018 về việc tăng cường triển khai hoạt động công tác xuất khẩu lao động;
Công văn số 817/UBND-LĐTBXH, ngày 01/3/2019 về việc tuyên truyền, nâng cao cảnh giác, ngăn ngừa tình trạng lừa đảo trong hoạt động tư vấn, tuyển chọn lao động;
Công văn số 2010/UBND-LĐTBXH, ngày 17/5/2019 về việc đăng ký nhu cầu hỗ trợ đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng của doanh nghiệp vừa và nhỏ;
Công văn số 2000/UBND-LĐTBXH, ngày 16/5/2019 về việc thống kê, tổng hợp danh sách nhu cầu học nghề, vay vốn hoặc tìm việc làm.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột còn ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể để triển khai thực hiện việc đào tạo các ngành nghề, định hướng nghề và công tác giải quyết việc làm cho thanh niên đối với các ngành, mặt trận, đoàn thể có liên quan trên địa bàn thành phố.
2.3.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột
Nhận thức được việc phổ biến, tuyên truyền chính sách việc làm cho thanh niên tốt sẽ giúp cho các đối tượng thanh niên hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách việc làm để từ đó thanh niên tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước nên trong thời gian qua, thành phố Buôn Ma Thuột đã đưa ra nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền đa dạng, phong phú trong quá trình thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên. Như tổ chức các hội nghị tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, giao ban, đặc biệt phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, các trường trung học phổ thông lồng ghép tổ chức trong các đợt sinh hoạt của Chi đoàn, chi hội các buổi sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa trong các trường học phổ thông. Tổ chức vấn trực tiếp tại văn phòng tư vấn nghề nghiệp và việc làm của thành phố.
Đặc biệt hình thức tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng trên các báo địa phương và Trung ương, các tạp chí, Tập san chuyên ngành Đài phát thanh truyền hình, loa truyền thanh cơ sở... bằng các phóng sự
tọa đàm, hỏi đáp pháp luật, hộp thư truyền hình; các tin, bài ghi chép, phản ánh, gương người thanh niên làm kinh tế giỏi... Các hình thức tuyên truyền mới thử nghiệm như giải đáp qua hộp thư điện tử, gửi ý kiến giải đáp qua đường bưu điện, tổ chức các buổi giao lưu trực tuyến qua mạng Internet... cũng bắt đầu được mọi người quan tâm áp dụng.
Các nội dung phổ biến, tuyên truyền về chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn tập trung vào các chính sách mới nhất, tạo điều kiện cho thanh niên trên địa bàn có cơ hội học tập, nâng cao tay nghề, dễ dàng tiếp cận với các cơ hội việc làm.
2.3.3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên thành phố Buôn Ma Thuột
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố: Chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp xây dựng, triển khai thực hiện tốt các chương trình, đề án về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố. Phối hợp với các cơ quan, Mặt trận - Đoàn thể tiến hành rà soát nhu cầu đạo tạo nghề cho thanh niên. Chủ động phối hợp với các Trung tâm dạy nghề của tỉnh để tiến hành tổ chức các lớp đào tạo nghề phù hợp cho thanh niên. Phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét tăng nguồn vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên được vay vốn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Từ năm 2018 - 2020 tổng số thanh niên tham gia học nghề là 9.375 người, trong đó: học tại các các cơ sở đào tạo nghề là 8.010 người; học tại các phường, xã là 1.365 người (mở 39 lớp tại các phường, xã: Ea Kao, Cư Êbur, Hòa Khánh, Ea Tu, Hòa Thắng, Hòa Phú, Hòa Xuân, Khánh Xuân với các nghề: xây dựng dân dụng, kỹ thuật nấu ăn, may công nghiệp, điện dân dụng). [33]
Pḥòng Nội vụ thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố: Chủ trì và phối hợp với Phòng Nội vụ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt các đề án có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trẻ của địa phương.
Phối hợp với Thành đoàn Buôn Ma Thuột và các ngành liên quan tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức diễn đàn đối thoại với thanh niên để lắng nghe những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của thanh niên về các vấn đề có liên quan đến chế độ, chính sách cho thanh niên, đặc biệt là các chế độ, chính sách trong công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đồng thời tham mưu giải quyết kịp thời, hiệu quả những vướn mắc, khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về thanh niên trên địa bàn.
Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các xã, phường trong việc ưu tiên huy động và chủ động tiếp cận các nguồn lực trong và ngoài thành phố để đầu tư phát triển thanh niên theo chiến lược phát triển thanh niên của thành phố. Trong đó chú trọng công tác giải quyết việc làm cho thanh niên.
Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố: Phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ các nguồn kinh phí đầu tư phát triển cho thanh niên đặc biệt là các chương trình, dự án về phát triển thanh niên trên địa bàn thành phố, hướng dẫn việc sử dụng, thanh quyết toán việc sử dụng kinh phí theo quy định.
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố: Chủ trì xây dựng và tổ chức triển khai chương trình hành động của Đoàn thực hiện Chương trình phát triển thanh niên thành phố cho các các Tổ chức cơ sở Đoàn và đoàn viên, thanh niên trong toàn Thành phố Buôn Ma Thuột, trong đó chú trọng nội dung định hướng nghề nghiệp và công tác giải quyết việc làm cho đoàn viên thanh
niên. Phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và xã hội khảo sát nhu cầu đào tạo nghề và học nghề của đoàn viên thanh niên và phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh xã hội và các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, các trường Trung học phổ thông đẩy mạnh việc tổ chức tư vấn định hướng nghề cho đoàn viên thanh niên. Phát huy hiệu quả hoạt động của văn phòng tư vấn, giới thiệu việc làm của thành phố và làm đầu mối trong việc liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn để cung cấp kịp thời thông tin việc làm đến với đoàn viên thanh niên. Phối hợp với các doanh nghiệp mở sàn giao dịch việc làm giúp thanh niên có cơ hội tìm kiếm việc làm. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Buôn Ma Thuột tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên được vay vốn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài… Theo báo cáo của Thành đoàn Buôn Ma Thuột từ năm 2018 - 2020 đã phối hợp tổ chức được 410 buổi giáo dục định hướng nghề nghiệp và 1.544 buổi giới thiệu việc làm cho thanh niên trên địa bàn thành phố. [2]
Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Buôn Ma Thuột: Phối hợp với các phòng, ban tổ chức các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm cho hội viên phụ nữ; tuyên truyền giáo dục phẩm chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tới đối tượng là nữ thanh niên trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột.
Ngân hàng Chính sách Xã hội thành phố: Có trách nhiệm phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tạo điều kiện các đối tượng thanh niên được được vay vốn đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Ban Chỉ huy Quân sự thành phố: Chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và xã hội, thành đoàn đề xuất những chính sách về công tác dạy nghề và tạo việc làm đối với thanh niên xuất ngũ trở về địa phương để thanh niên xuất ngũ có cơ hội tìm kiếm việc làm.