Yêu Cầu Đối Với Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp


NNL trong DN - những người trực tiếp đưa chính sách vào cuộc sống. Năng lực cán bộ thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN là thước đo nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức nghề nghiệp, về năng lực thiết kế tổ chức, phân tích, dự báo, tinh thần trách nhiệm, kỉ luật.... để có thể chủ động ứng phó được với những tình huống phát sinh trong tương lai. Theo đó, cán bộ có năng lực tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN tốt sẽ chủ động tích cực thay đổi được các yếu tố mang tính chủ quan tác động theo mong muốn. Đồng thời, có khả năng khắc phục được những yếu tố mang tính tiêu cực khách quan đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách nhằm mang lại hiệu quả cao.

- Các điều kiện vật chất đề thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN: các hoạt động của chính sách ngày càng được tăng cường về lượng, lan tỏa trên một không gian rộng. Việc đầu tư về mặt tài chính, các trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại nhằm hỗ trợ thực hiện chính sách được đưa ra là yêu cầu tối cần thiết. Vì vậy, việc tăng cường đầu tư về vật chất cho công tác phát triển NNL trong DN là yêu cầu bắt buộc nhằm tuyên truyền, phổ biến chính sách, thực hiện công tác thực thi chính sách phát triển NNL trong DN có hiệu quả.

- Sự đồng tình ủng hộ của đối tượng thụ hưởng chính sách: chính sách NNL trong DN với mục tiều cuối cùng là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của DN, giúp người lao động có trình độ, kỹ năng, tận tụy với công việc nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Người lao động vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách này. Vì vậy, việc tạo điều kiện khuyến khích học tập nhằm nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp là rất cần thiết, nên chính sách này được sự đón nhận tích cực từ phía người lao động.

1.2.3.2. Yếu tố khách quan

- Tính chất của vấn đề chính sách phát triển NNL trong DN: tính chất của vấn đề chính sách tác động một cách trực tiếp đến cách thức, biện pháp giải quyết vấn đề và quá trình tổ chức thực hiện. Chính sách phát triển NNL trong DN một nội dung quan trọng của DN nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói


chung. Chính sách này có tác động trực tiếp đến đội ngũ CBCNV và tác động gián tiếp đến kết quả, hiệu quả hoạt động của DN. Thấy được tính chất quan trọng của chính sách phát triển NNL trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách sẽ gặp được thuận lợi hơn so với các vấn đề chính sách khác. Nói cách khác, tính chất vấn đề chính sách phát triển NNL là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc thực hiện thuận lợi hay khó khăn, nhanh hay chậm đến quá trình tổ chức thực hiện chính sách.

- Môi trường thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN: là yếu tố liên quan đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, quốc tế...Theo nghĩa rộng, môi trường thực hiện chính sách chứa đựng toàn bộ thành phần vật chất và phi vật chất tham gia thực hiện chính sách đó như các nhóm lợi ích có được từ chính sách, bầu không khí chính trị, các điều kiện vật chất trong nền kinh tế, trật tự xã hội hay quan hệ quốc tế. Theo đó, môi trường thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN ở nước ta hiện nay có nhiều thuận lợi nhất định: được Đảng, Nhà nước, các bộ ngành đều quan tâm, coi việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho DN hoạt động và phát triển là chủ trương quan trọng, ưu tiên hàng đầu. Đội ngũ cán bộ, người lao động ngày càng nhận thức rò vị trí, vai trò quan trọng của công tác phát triển NNL, nâng cao tính cạnh tranh cho DN, nền kinh tế nên nhiệt tình ủng hộ và hợp tác tích cực trong quá trình thực hiện chính sách.

- Mỗi quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN: thể hiện trong sự thống nhất về lợi ích hay mức độ phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách của các đối tượng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

- Tiềm lực các nhóm đối tượng thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN: là thực lực và tiềm năng mà mỗi nhóm có được trong mối quan hệ so sánh với các nhóm đối tượng khác. Tiềm lực của mỗi nhóm được thể hiện trên các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội… Cụ thể, trong chính sách phát triển NNL của DN tiềm lực thuộc về đối tượng là các chủ DN như tiềm lực kinh tế, trình độ


Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 4

quản lý… tiềm lực của người lao động như trình độ học vấn, năng lực học tập, tiếp thu những kiến thức mới, khả năng tài chính…Các tiềm lực này quyết định mức độ tham gia vào quá trình thực hiện chính sách của từng nhóm đối tượng. Trong tường hợp vì lí do tài chính mà người lao động - đối tượng thụ hưởng chính sách, không thể tiếp cận được với các mục tiêu của chính sách thì coi như chính sách đó thất bại. Bên cạnh đó, các đối tác không nhiệt tình tham gia thì mục tiêu chính sách cũng không đạt được.

- Đặc tính của đối tượng thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN: là những tính chất mang tính đặc trưng mà các đối tượng thực hiện có được từ bản tính cố hữu hay do môi trường sống tạo nên trong quá trình vận động mang tính lịch sử như tính tự giác, tính kỷ luật, tính sáng tạo, long quyết tâm, tính truyền thống v.v… Số lượng người lao động hiện nay có các đặc tính như ham học hỏi, có năng lực, trình độ, tinh thần trách nhiệm, kỉ luật, lòng quyết tâm trong công việc... ngày càng nhiều, do vậy, họ khá nhanh nhạy trong tiếp nhận các chính sách mới và nhanh chóng thực hiện chính sách một cách có hiệu quả, đây được xem là những thuận lợi trong thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN ở nước ta hiện nay. Do vậy, quá trình thực thi chính sách cần phải biết phát huy, khơi dậy những đặc tính tốt, kiềm chế những đặc tính chưa tốt để có được kết quả tốt nhất cho quá trình tổ chức thực thi chính sách.

1.2.4. Yêu cầu đối với thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.4.1. Hoàn thành mục tiêu của chính sách

Để có thể thực hiện chính sách chính sách phát triển NNL trong DN hiệu quả thì mục tiêu chính sách phải được thể hiện cụ thể rõ ràng, chính xác và phải luôn giữ được mục tiêu trong suốt quá trình thực hiện chính sách dù khi thực hiện có những tác động dễ làm thay đổi mục tiêu. Đây là yêu cầu quan trọng đầu tiên để thu hút mọi hoạt động thực thi chính sách theo một định hướng. Thực thi chính sách phát triển NNL trong DN chính là những hoạt động cụ thể của DN và


các đối tượng chính sách nhằm đạt được những mục tiêu trực tiếp. Chính sách phát triển NNL trong DN thường có các mục tiêu nhỏ của từng giai đoạn khác nhau ứng với chúng là các chương trình, dự án cụ thê. Kết quả thực hiện các mục tiêu nhỏ này sẽ tổng hợp thành mục tiêu chung của chính sách. Muốn thực hiện được mục tiêu chung của chính sách chính sách phát triển NNL trong DN cần phải xác định được từng mục tiêu nhỏ thật cụ thể, rò ràng và chính xác.

1.2.4.2. Đảm bảo tính hệ thống

Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành trong quy trình chính sách. Do vậy, việc thực thi chính sách sẽ phải kết hợp chặt trẽ với các bộ phận khác trong quy trình để tạo nên một hệ thống thống nhất bao gồm:

- Hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách;

- Hệ thống trong tổ chức bộ máy thực thi chính sách;

- Hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện;

- Hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý

khác.


1.2.4.3. Đảm bảo tính khoa học, hợp lý và pháp lý

Yêu cầu này đòi hỏi hệ thống bộ máy quản lý thực thi chính sách phát

triển NNL trong DN phải gọn nhẹ, đủ năng lực tổ chức thực hiện chính sách theo quy trình một cách khoa học. Cụ thể, tính khoa học trong tổ chức thực hiện chính sách thể hiện ở sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong tổ chức thực hiện chính sách, việc thu hút các nguồn lực hướng mạnh vào thực hiện mục tiêu chính sách, hình thành các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả chính sách.

Đồng thời, phải căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương để chọn lựa hình thức tổ chức thực hiện một cách phù hợp nhất tránh tình trạng áp dụng một cách dập khuôn, máy móc. Tuy vậy, trong quá trình vận dụng cũng phải tuân thủ theo các nguyên tắc pháp lý, tránh sử dụng ý chí của cá nhân can thiệp vào quá trình thực hiện chính sách, ảnh hưởng đến mục tiêu chính sách.


Tính pháp lý trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN thể hiện ở trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện, ở thủ tục giải quyết mối quan hệ trong thực hiện chính sách, đồng thời có thể có biện pháp để bắt buộc phải tuân thủ thực hiện nếu cần.

1.2.4.4. Đảm bảo tính hài hòa giữa các đối tượng của chính sách

Trong một xã hội nói chung và một tổ chức DN nói riêng, có thể có nhiều nhóm lợi ích, các nhóm lợi ích lại biến động theo không gian và thời gian. Tùy theo tính chất của mỗi tổ chức mà các nhóm lợi ích sẽ thụ hưởng khác nhau. Trong tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNL trong DN cần đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, giữa bên tổ chức thực hiện và đối tượng thụ hưởng chính sách. Đây cũng là tiền đề cho việc thực thi chính sách có hiệu quả nhất, đảm bảo thực hiện chính sách theo đúng kế hoạch, đúng đối tượng, đúng nội dung chính sách... tránh mất công, gây lãng phí.

1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trong và ngoài nước

1.3.1. Các Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp nước ngoài

1.3.1.1. Doanh nghiệp Hàn Quốc

Một trong những thành công của các DN Hàn Quốc nằm ở chiến lược phát triển nhân sự vừa thu hút nhân tài, nâng cao chất lượng nhân sự, không chỉ trong khu vực kinh tế tư nhân mà trong cả khối cơ quan nhà nước.

- DN Hàn Quốc thực hiện linh hoạt và đa đạng hóa đối tượng tuyển dụng. Ngoài việc tuyển chọn những sinh viên mới tốt nghiệp theo kiểu truyền thống, các DN cũng chào đón những người lao động trung niên, phụ nữ, chuyên gia, lao động nước ngoài và du học sinh tại Hàn Quốc. Mục đích là tạo ra sự đa dạng về văn hóa và học hỏi kinh nghiệm từ nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

- DN Hàn Quốc thực hiện khách quan trong thẩm định tuyển dụng, ứng viên phải công khai thông tin cá nhân như: Nơi sinh, họ tên cha mẹ, các mối quan hệ cá nhân… trong hồ sơ ứng tuyển. Ngoài ra, từ năm 2015, họ còn có cơ


sở là bộ Tiêu chuẩn Năng lực quốc gia nhằm đánh giá trình độ và kỹ năng cho từng công việc của trên 800 ngành nghề trong lĩnh vực công lập.

Bộ tiêu chuẩn, được Chính phủ Hàn Quốc xây dựng và phát triển từ năm 2002, giúp các DN tuyển dụng được nhân sự cần thiết không chỉ dựa trên nền tảng giáo dục và bằng cấp mà còn dựa trên năng lực tiềm năng của ứng viên. Ngoài ra, từ năm 2018, Hàn Quốc cũng thay thế bài kiểm tra tiếng Anh hiện tại trong các kỳ thi tuyển bằng chứng chỉ TOEIC (từ 700 điểm) hoặc TOEFL (từ 71 điểm) và các chứng chỉ phổ biến khác nhằm đảm bảo chất lượng ngoại ngữ quốc tế cho NNL nước này.

1.3.1.2. Doanh nghiệp Nhật Bản

Trong hoạt động của các DN ở Nhật Bản, chủ DN chú trọng vào công tác đào tạo NNL về kinh doanh, tác phong làm việc tạo hình ảnh chuyên nghiệp cho NNL. Đặc biệt, các vị trí quản lý ít nhất một lần được thuyên chuyển sang một chi nhánh khác trong nước hoặc một chi nhánh tại quốc gia khác. Việc làm này nhằm để trang bị kiến thức, kỹ thuật chuyên môn cần thiết cho chi nhánh; khuyến khích các nhân viên đóng góp và trọng dụng ý kiến của nhân viên trong quá trình ra quyết định. Khi có các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty như: Tài chính, nhân sự, chính sách kinh doanh, Hội đồng lao động trực tiếp tham vấn ý kiến của nhân viên khi ban hàng các quyết định. Sự hợp tác này khiến nhân viên nhận thấy được tôn trọng, được đối xử công bằng nên họ có trách nhiệm và sẵn lòng vì mục tiêu chung.

Nhật Bản thực hiện chính sách tăng lương và tăng thưởng theo thâm niên. Nếu như ở nhiều nước phương Tây, chính sách tăng lương chủ yếu dựa vào năng lực và thành tích cá nhân, thì ở Nhật Bản, hầu như không có trường hợp cán bộ trẻ tuổi, ít tuổi nghề lại có chức vụ và tiền lương cao hơn người làm lâu năm.


1.3.2. Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp trong nước

1.3.2.1. Tập đoàn Vingroup

Đối với Tập đoàn Vingroup, họ luôn coi NNL là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá. Vingroup tập trung vào chính sách xây dựng một đội ngũ nhân sự tinh gọn, có đủ cả Đức và Tài. Mục tiêu tuyển dụng của Tập đoàn là thu hút và chào đón tất cả những ứng viên mong muốn làm việc trong môi trường năng động, tốc độ, sáng tạo và hiệu quả. Vingroup đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển NNL thông qua việc triển khai hiệu quả chính sách đào tạo, nâng cao hiểu biết, trình độ nghiệp vụ cho CBCNV. Vingroup rất coi trọng công tác đào tạo với phương châm "Tất cả lãnh đạo đều là lãnh đạo học tập và tất cả nhân viên phải là từng con người học tập và học mọi lúc mọi nơi...”. Đối với các cán bộ lãnh đạo, phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ. Họ đã thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực thi chính sách để điều này không chỉ là chương trình, mà còn hướng nó trở thành văn hóa, đặc trưng của con người Vingroup.

Để công tác đào tạo đạt hiệu quả thì Vingroup cũng xây dựng hàng loạt các chính sách. Các lãnh đạo nào không đạt chỉ tiêu về học tập thì sẽ cắt toàn bộ phúc lợi, những nhân viên nào học tập tốt thì sẽ có đãi ngộ tốt hơn. Với mỗi nhân viên số giờ đào tạo khoảng 100 giờ, nếu không đủ chỉ tiêu về giờ học và yếu tố thứ 2 là thi đỗ thì nhân viên đó có thể không được tăng lương. Công ty thành viên nào có nhiều nhân viên không đạt thì không được hưởng các phúc lợi bổ sung.

Chính việc quyết liệt thực thi những chính sách như trên, Vingroup đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, tác phong làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm và trở thành một trong những thương hiệu, đặc trưng văn hóa của Tập đoàn, góp phần xây dựng và phát triển Vingroup trở thành một trong những tập đoàn đa ngành lớn mạnh nhất Việt Nam.


1.3.2.2. Tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội (Viettel)

Thống kê mới nhất cho thấy, năm 2017, Viettel là doanh nghiệp chiếm tới 60% tổng lợi nhuận của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, đây cũng là DN có số lượng nhân viên tương đối cao, lên tới gần 50.000 người. Do đó, việc thực hiện chính sách phát triển NNL tại Tập đoàn này đã có những thành công nhất định và sẽ mang tới các DN nhiều bài học quý giá.

Viettel đặc biệt chú trọng xây dựng, phát triển NNL và xác định đây là nhân tố nền tảng, then chốt, giúp tạo ra sự khác biệt, mang lại lợi thế và năng lực cạnh tranh, quyết định sự tồn tại và phát triển nhanh, bền vững của Tập đoàn. Nhận thức này tuy không mới, nhưng thành công của Tập đoàn là ở chỗ, lãnh đạo Tập đoàn đã có những chủ trương chiến lược, giải pháp đúng đắn và bước đi đột phá để xây dựng NNL chất lượng cao cho từng giai đoạn, từng ngành nghề lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ SXKD và quốc phòng-an ninh cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, việc xây dựng NNL luôn được đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Đảng uỷ, Ban Giám đốc Tập đoàn và cấp uỷ, chỉ huy các cấp. Đảng uỷ Tập đoàn đã ra Nghị quyết chuyên đề, các cơ quan, đơn vị thành viên đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để thực hiện vấn đề chiến lược này. Cùng với thường xuyên xây dựng, kiện toàn mô hình tổ chức, Tập đoàn đã thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách hấp dẫn để thu hút, giữ gìn, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực bằng các hình thức phù hợp. Tập đoàn đã triển khai xây dựng và áp dụng các bộ quy trình, quy chế trong tuyển chọn, đánh giá chất lượng lao động, mô tả chức năng, công việc cho từng vị trí; chủ động phối hợp với các bộ, ban, ngành, cơ sở đào tạo để tạo nguồn nhân lực; trong đó, đặc biệt quan tâm thu hút đội ngũ lao động có chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành. Công tác quy hoạch, tuyển dụng của Tập đoàn từng bước được đổi mới; đã mạnh dạn áp dụng giải pháp thi tuyển vào các vị trí chức danh, làm cơ sở để tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCNV được đẩy mạnh ở các cấp, bằng nhiều hình thức, cả đào tạo ở trong

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022