VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THỊ DẬU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN 1 - CHI NHÁNH
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp
- Yêu Cầu Đối Với Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
BÙI THỊ DẬU
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ THỰC TIỄN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN 1 - CHI NHÁNH
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN KHÁNH ĐỨC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công“Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Dậu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP6
1.1. Một số vấn đề chung về phát triển nguồn nhân lực và chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 6
1.2. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 12
1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp trong và ngoài nước 23
1.4. Cơ sở pháp lý thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Điện 1 29
Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN 1 30
2.1. Thông tin chung về Ban Quản lý dự án Điện 1 30
2.2. Thực trạng công tác thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Điện 1 45
2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Điện 1 51
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐIỆN 1 55
3.1. Định hướng và chiến lược phát triển của Ban Quản lý dự án Điện 1 55
3.2. Các giải pháp thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực của Ban Quản lý dự án Điện 1 58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ban QLDA 1 : Ban Quản lý dự án Điện 1 CBCNV : Cán bộ công nhân viên CNTT : Công nghệ thông tin
DN : Doanh nghiệp
EVN : Tập đoàn điện lực Việt Nam
NNL : Nguồn nhân lực
NLĐ : Người lao động
PTNNL : Phát triển nguồn nhân lực QLDA : Quản lý dự án
SXKD : Sản xuất kinh doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Bảng 2.1. Tổng hợp các dự án đầu tư tại Ban QLDA 1 giai đoạn 2015 đến 2020...31 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Ban Quản lý dự án Điện 1 32
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ lệ lao động theo giới tính giai đoạn 2016 – 2020 34
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi giai đoạn 2016 – 2020 35
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn nhân lực theo hợp đồng lao động 35
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu lao động theo độ tuổi và hợp đồng 36
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ học vấn 37
Bảng 2.5: Thống kê trình độ lao động năm 2020 của Ban QLDA 1 38
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thế hiện trình độ học vấn lao động năm 2020 39
Bảng 2.6: Các hình thức đào tạo của Ban QLDA 1 40
Bảng 2.7: Chi phí đào tạo của Ban QLDA 1 giai đoạn 2016 – 2020 42
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp kết quả khám sức khoẻ định kỳ hàng năm 43
Bảng 2.9: Tình hình kỷ luật tại Ban QLDA 1 giai đoạn 2016 - 2020 44
Hình 3.1: Một số giải pháp thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực
tại Ban Quản lý dự án Điện 1 59
Bảng 3.1 Khung cơ chế chính sách cần cập nhật 61
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng trong bất cứ một đơn vị doanh nghiệp nào. Có thể nói rằng, việc cạnh tranh giữa các quốc gia hoặc giữa các doanh nghiệp ngày nay thực chất là cạnh tranh trong chất lượng của nguồn nhân lực – yếu tố đầu tiên quyết định khả năng thành công của doanh nghiệp đó. Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy của đơn vị đó. Chính vì thế, mỗi đơn vị doanh nghiệp cần phải xây dựng và thực hiện có hiệu quả những chính sách tốt nhất trong việc phát triển nguồn nhân lực, đồng thời phải xác định việc phát triển con người phải chiếm vị trí trung tâm trong phát triển nguồn lực và việc đầu tư phát triển con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững.
Với nhận thức đó, Ban QLDA 1, với vai trò là một đơn vị quan trọng chuyên quản lý các dự án đầu tư xây dựng lớn trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho việc thực hiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và thực hiện các công việc trong lĩnh vực quản lý nhân sự tại Ban QLDA 1, tôi nhận thấy công tác thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại đây còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế như: việc xây dựng kế hoạch thực thi chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách chưa đạt hiệu quả cao; việc triển khai cũng như kiểm tra, đánh giá thực thi chính sách chưa được chú trọng, thường xuyên và còn mang tính hình thức. Những hạn chế đó là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng các dự án mà đơn vị đang triển khai, nhưng hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này. Mặt khác, theo yêu cầu thực tế trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, Ban QLDA 1 đang có những chủ trương đổi mới, tăng cường năng lực để phấn đấu trở thành một Ban quản lý dự án chuyên nghiệp, tiếp tục quản lý các dự án lớn tiếp theo của đất nước nên việc tổng kết kinh nghiệm, tìm ra các nguyên nhân hạn chế và nghiên
cứu những giải pháp khắc phục hoàn thiện công tác thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại đơn vị đang ngày càng trở lên cấp thiết.
Xuất phát từ tình hình đó, với mong muốn được lý giải và tìm hiểu về thực trạng thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Ban QLDA 1 – Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng thời nghiên cứu các giải pháp để thực hiện chính sách này có hiệu quả tại đây nói riêng và tại các doanh nghiệp Nhà nước nói chung, bằng những kiến thức được học và nghiên cứu trong quá trình công tác thực tế, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam” làm đề tài cho bản luận văn tốt nghiệp khóa học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua quá trình học tập tích lũy kiến thức ở trường và theo dữ liệu tìm kiếm của tác giả tại các thư viện, các website cho thấy có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài, bài viết nói về phát triển nguồn nhân lực có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như:
- “Quản lý nguồn nhân lực: vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam”. Phan Ngọc Trung, Tạp chí Phát triển nguồn nhân lực, số 1/2011.
- Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Đăng Thắng: “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty điện lực thành phố Hà Nội,” hoàn thành năm 2013 đã đưa ra những tồn tại của công tác đào tạo nhân lực tại công ty Điện lực từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đào tạo nhân lực.
- Bài viết của tác giả Cảnh Chí Hoàng và Trần Vĩnh Hoàng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập Số 12(22)/2013 viết về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” tập trung phân tích kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực
- “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong ngành da – giày Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn 2020” do Phan Thị Thanh Xuân là tác giả. Tác giả đã phân tích hiện trạng phát triển nguồn nhân lực, các phương thức đào tạo lao động chủ yếu trong các công ty da – giày ở Việt Nam đến năm 2015. Tác