Thực Trạng Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Du Lịch Quảng Ninh


Âu do Tổng cục Du lịch triển khai, nhiều lao động trong ngành Du lịch Quảng Ninh đã tham gia các khoá học về đào tạo nghiệp vụ và phát triển đào tạo viên do Dự án triển khai.

Công tác phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn đã phần nào được quan tâm. Qua điều tra, hầu hết các doanh nghiệp đều có chương trình phát triển nguồn nhân lực với các hình thức như: đào tạo tại chỗ hoặc mời giảng viên có kinh nghiệm từ các cơ sở đào tạo du lịch ở địa phương và trung ương; cử nhân viên đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo du lịch trong và ngoài tỉnh; khuyến khích nhân viên tự học, doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian; tạo điều kiện cho nhân viên tham gia thực tế tại một số khách sạn lớn trên Hà Nội, cử nhân viên đủ điều kiện tham gia các lớp đào tạo của dự án EU. Nhìn chung các hoạt động này không được tiến hành thường xuyên do nhiều yếu tố của hoạt động kinh doanh du lịch tác động, thêm vào đó cũng những nguyên nhân của chính người lao động và của doanh nghiệp du lịch không có định hướng và chương trình chi tiết, có kế hoạch cụ thể và nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp mình còn ít.

Mặc dù hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phục vụ công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh đã được quan tâm, chú ý song nhìn chung chuyển biến chậm, chưa theo kịp và đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành. Đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ đã được đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhưng chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ ngày càng cao của ngành và nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách, đặc biệt phải kể đến trình độ ngoại ngữ và tin học còn nhiều bất cập, điều này ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành trong quá trình hội nhập.


2.3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh

2.3.2.1. Hệ thống tổ chức quản lý đào tạo du lịch

Tại Quảng Ninh, Sở Du lịch, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực du lịch của Tỉnh trên cơ sở tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh về công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch tại Quảng Ninh được tăng cường thông qua việc xây dựng và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo được Tổng cục Du lịch cụ thể hóa cho phù hợp với Ngành, như quy chế tổ chức và hoạt động của các trường cao đẳng, trung học nghiệp vụ du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch; các quy định về tiêu chuẩn hướng dẫn viên du lịch quốc tế, tiêu chuẩn nhân viên phục vụ khách sạn,...Tổng cục Du lịch đã tổ chức xây dựng chương trình khung trung học chuyên nghiệp ngành Du lịch, tập huấn và triển khai Quy trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao năng lực lao động của Ngành. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo được tiến hành đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định tại Quyết định 27/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các quy định tại các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan. Công tác kiểm tra, thanh tra đào tạo du lịch bước đầu được quan tâm, đã tiến hành thanh tra việc sử dụng và cấp văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp. Hàng năm đều tổ chức kiểm tra, thanh tra công tác tuyển sinh.

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo trong lĩnh vực du lịch có sự tham gia phối hợp của nhiều cơ quan. Cơ quan chịu trách nhiệm chính gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Du lịch với vai trò là cơ quan quản lý ngành, và các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


ngành liên quan khác như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính….

Phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh - 8

Công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch mặc dù đã được quan tâm trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, biểu hiện rõ nhất là:

Bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch chưa đủ mạnh cả ở Trung ương và địa phương. Ở Tổng cục Du lịch chỉ có một bộ phận phụ trách công tác đào tạo thuộc Vụ Tổ chức cán bộ. Quảng Ninh là trọng điểm du lịch song vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về quản lý phát triển nhân lực du lịch. Vì vậy việc lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, thống kê nguồn nhân lực du lịch không được thực hiện thường xuyên và tổng thể. Hiện nay, cả nước chưa có Trường hoặc Trung tâm bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức du lịch nên việc triển khai các khóa đào tạo lại, bồi dưỡng còn gặp nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch rất mỏng, chủ yếu làm việc kiêm nhiệm, thiếu kiến thức và hiểu biết về quản lý đào tạo, bồi dưỡng và về đào tạo, bồi dưỡng trong du lịch, do đó hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước thấp.

Chưa có định hướng cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch, nên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch bung ra hoạt động tự phát, chưa được kiểm tra, chấn chỉnh.

Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và của ngành Du lịch đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch; chưa ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện chưa tốt các văn bản hướng dẫn về chủ trương xã hội hoá đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch.

Thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp du lịch rất cần đội ngũ lao động kỹ thuật thực hành có trình độ cao đẳng. Tuy nhiên, theo quy định của Luật


Giáo dục thì dạy nghề hiện nay chỉ có hai cấp trình độ đào tạo là đào tạo ngắn hạn - cấp chứng chỉ nghề và đào tạo dài hạn - cấp bằng nghề. Đây cũng là bất cập chung của hệ thống đào tạo nghề hiện nay.‌

2.3.2.2. Hệ thống chính sách về phát triển nguồn nhân lực du lịch

Hệ thống chính sách của Nhà nước gắn với phát triển nguồn nhân lực Du lịch bao gồm: Chính sách về quản lý phát triển Du lịch: quy định những tiêu chuẩn nghề nghiệp Du lịch, chương trình đào tạo chuyên ngành; Chính sách về giáo dục, đào tạo Du lịch: về cơ sở đào tạo Du lịch, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn giáo viên, chế độ đối với giáo viên và người học, học phí; Chính sách về lao động Du lịch: quy định chế độ làm việc, thời gian làm việc, chế độ bảo hiểm, tiền lương, đào tạo nghề.

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch được xây dựng từ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương, địa phương; các văn bản quy định, hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo, các bên tham gia vào phát triển nguồn nhân lực; các văn bản về chiến lược, quy hoạch như chiến lược giáo dục, chiến lược du lịch; các văn bản quy định chi tiết các hành vi, hoạt động của các đối tượng chịu sự quản lý nhà nước như hoạt động tổ chức đào tạo, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp, học phí, lệ phí…. Các văn bản quy định và hệ thống chính sách chủ yếu gồm: Luật giáo dục, Luật du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam năm 2001- 2010 và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Mặc dù các Luật và các chiến lược đang được xây dựng và hoàn chỉnh nhưng thiếu các văn bản hướng dẫn thực thi nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc triển khai, áp dụng vào thực tiễn.

Vai trò quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực của các sở ngành liên quan còn có những bất cập, chủ yếu theo sự phân công của UBND Tỉnh.


Công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa có kế hoạch cụ thể cũng như dự báo nguồn nhân lực sẽ cần trong tương lai cho ngành.

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh và những nguyên nhân chủ yếu

2.4.1. Điểm mạnh và nguyên nhân

2.4.1.1. Điểm mạnh

- Nhân lực du lịch Quảng Ninh đã đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại. Cùng với sự tăng nhanh về các chỉ tiêu: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lượng khách, doanh thu…, nguồn nhân lực du lịch trực tiếp cũng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Du lịch phát triển thực sự đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho phần lớn lao động của Tỉnh.

- Đội ngũ lao động đa phần còn trẻ, yêu nghề, yên tâm công tác, quan tâm học tập, nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo, đào tạo lại, lao động có kinh nghiệm nghề nghiệp, có trình độ ngoại ngữ có xu hướng tăng lên.

- 100% lao động quản lý nhà nước về du lịch đã tốt nghiệp đại học, trong công việc hiện tại, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững yêu cầu của công việc, có khả năng hoàn thành công việc chuyên môn và nhiệm vụ được giao.

- Hoạt động và trưởng thành trong cơ chế thị trường, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp năng động, có khả năng phát hiện, nắm bắt nhu cầu thị trường và tổ chức các dịch vụ đem lại thu nhập cho doanh nghiệp và đóng góp cho xã hội.

- Đội ngũ quản lý có xu hướng trẻ hoá, có năng lực và nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường.

- Đội ngũ cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp thuộc tập đoàn quốc tế quản lý có khả năng làm việc


cường độ cao, ít nhiều tích luỹ được kinh nghiệm quản lý hiện đại, có những tố chất cần thiết của nhà quản lý trong thời kỳ mở cửa và hội nhập.

- Đội ngũ lao động nghiệp vụ phần nào đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại, phần lớn lao động đã được đào tạo về nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo ở trung ương và địa phương, đồng thời được tham gia các khoá đào tạo lại tại doanh nghiệp. Lao động có ý thức làm việc, tự trang bị và tích luỹ kinh nghiệm trong công việc.

- Lao động tại các doanh nghiệp lữ hành lớn, các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú liên doanh, có vốn đầu tư nước ngoài, tập đoàn quốc tế quản lý có chất lượng khá cao, phong cách, tác phong, ý thức, thái độ nghề nghiệp đến kỹ năng thực hành, kiến thức, trình độ ngoại ngữ cũng được đánh giá cao.

- Công tác đào tạo mới, đào tạo tại chỗ, bồi dưỡng, đào tạo lại ở trong nước và ngoài nước đã được quan tâm, chú ý. Một số doanh nghiệp đã có chương trình phát triển nguồn nhân lực, chú ý đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.

2.4.1.2. Nguyên nhân

- Ngành du lịch được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với những chính sách và định hướng kịp thời. Tổng cục Du lịch đã và đang xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch cho cả nước trong đó có Quảng Ninh, một trong những trung tâm du lịch trọng điểm.

- Tỉnh đã có sự quan tâm đầu tư cho hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên du lịch cho một số cơ sở đào tạo du lịch.

- Cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tại Quảng Ninh có sự nâng động, thích nghi với những thay đổi và đòi hỏi của thị trường lao động.


2.4.2. Điểm yếu và nguyên nhân

2.4.2.1. Điểm yếu

- Tuy lao động du lịch Quảng Ninh phát triển nhanh về số lượng nhưng vẫn bị mất cân đối và thiếu đồng đều về cơ cấu ở từng nghiệp vụ, giữa lao động quản lý và lao động nghiệp vụ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của từng nghiệp vụ. Theo đánh giá, lao động du lịch của Quảng Ninh mới chỉ đáp ứng được 70% về số lượng và 30% về chất lượng.

- Cơ cấu nhân lực giữa các vùng du lịch không đồng đều về số lượng và chất lượng, Lao động du lịch phần lớn tập trung tại khu du lịch Hạ Long và Móng Cái; những khu du lịch khác như: Vân Đồn, Yên Hưng - Uông Bí - Đông Triều, đội ngũ nhân lực còn mỏng, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, đa số chưa qua đào tạo về nghiệp vụ.

- Chuyên môn, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp với sự phát triển của ngành và những đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của ngành du lịch.

- Trình độ ngoại ngữ, tin học là một trong những bất cập quan trọng của ngành du lịch Quảng Ninh đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Tỷ lệ lao động có khả năng giao tiếp 2 ngoại ngữ rât ít, số lượng người có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ (Anh hoặc Trung) không nhiều.

- Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch không chỉ hạn chế về nghiệp vụ, chuyên môn, ngoại ngữ mà còn yếu về kiến thức, hiểu biết về văn hoá, lịch sử, truyền thống dân tộc….

- Một bộ phận không nhỏ lao động phục vụ trên các tàu du lịch chưa qua đào tạo, nhận thức về du lịch chưa cao đã ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng phục vụ và chất lượng của điểm đến Vịnh Hạ Long.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức, thái độ nghề nghiệp, tác phong, … của nguồn nhân lực du lịch Quảng Ninh tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có sự chênh lệch khá lớn. Lao động trong


các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường được đào tạo lại, bài bản theo yêu cầu phục vụ rất cao của doanh nghiệp nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ hầu hết đều đạt tiêu chuẩn quốc tế, trình độ ngoại ngữ cũng đáp ứng yêu cầu công việc. Còn lao động trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân - hộ cá thể, doanh nghiệp có quy mô nhỏ phần nào được đào tạo về nghiệp vụ du lịch song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu công việc, trình độ ngoại ngữ, tin học còn nhiều hạn chế. Theo đánh giá tại các cơ sở, có tới 80% lực lượng lao động thuộc các doanh nghiệp này chưa qua đào tạo. Đây có thể xem là một hạn chế cần được quan tâm để phát triển nguồn nhân lực du lịch một cách đồng bộ, cân đối, đảm bảo chất lượng phục vụ du lịch.

- Kỹ năng giao tiếp, quảng bá, giới thiệu của đội ngũ lao động nghiệp vụ phục vụ trực tiếp còn hạn chế, tác phong làm việc chưa có tính chuyên nghiệp.

- Lao động quản lý nhà nước về du lịch cũng như lao động quản lý tại các doanh nghiệp còn hạn chế nhiều về trình độ ngoại ngữ và phương pháp, kỹ năng quản lý. Số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn và khả năng quản lý tốt chưa nhiều, tầm quản lý chủ yếu vẫn ở phạm vị quy mô nhỏ. Nhiều người từ những ngành khác chuyển sang, chưa được đào tạo về quản lý và nghiệp vụ, chủ yếu qua kinh nghiệm thực tế và thâm niên làm việc nên việc quản lý đôi khi còn cứng nhắc, bảo thủ.

- Việc cập nhật kiến thức mới, bồi dưỡng và đào tạo ở một số vị trí công tác, kỹ năng tác nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao, chưa theo kịp với sự phát triển và hội nhập. Một bộ phận cán bộ quản lý còn thụ động, khả năng tổng hợp, phân tích và đưa ra những định hướng cho sự phát triển của ngành chưa kịp thời và hiệu quả.

- Thiếu chuyên gia ở các lĩnh vực như: quy hoạch du lịch, quản lý du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, tổ chức các sự kiện…; Thiếu đội ngũ lao động

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/10/2023