Quản Lý Phát Triển Nguồn Nhân Lực (Quy Hoạch, Đào Tạo), Ứng Dụng Khoa Học Và Công Nghệ Trong Phát Triển Du Lịch


đồng dân cư quản lý TNDL có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo TNDL, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tham quan, thụ hưởng giá trị của TNDL; phối hợp với các cơ quan QLNN về du lịch có thẩm quyền trong việc bảo vệ và khai thác TNDL cho các mục tiêu kinh tế khác; bảo vệ TNDL, môi trường sinh thái trong HĐDL theo hướng PTBV đặt ra các nhiệm vụ kế hoạch hóa việc sử dụng gắn với bảo vệ nguồn TNDL; tôn trọng tính nguyên vẹn và đa dạng của tài nguyên thiên nhiên; kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch; giảm chất thải, xử lý chất thải tự nhiên phát sinh từ HĐDL; khắc phục và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên; cần tính toán và quy định sức chứa của từng loại TNDL; bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu tối đa sự ô nhiễm các nguồn tài nguyên thiên như đất, nước, và không khí và các tài nguyên thiên nhiên khác. Khách du lịch, tổ chức, cá nhân KDDL, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ TNDL.

2.2.2.7. Quản lý phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch

Để HĐDL của một quốc gia, một vùng, một địa phương PTBV, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HĐDL cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt, những địa phương có nhiều tiềm năng để PTDLBV cần phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có như vậy mới khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển KT-XH của địa phương. Mặt khác, cơ quan QLNN địa phương cần nghiên cứu, tổ chức đào tạo bồi dưỡng NNL du lịch dưới các hình thức: tổ chức lớp học; tổ chức hội thảo tọa đàm nghề nghiệp; tổ chức tham quan học hỏi kinh nghiệm;…Nội dung đào tạo cần phù hợp với từng đối tượng: CBQL, nhà kinh doanh, người lao động, người dân. Trong đó, chú trọng các nội dung: nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý; nâng cao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống,…Địa phương cũng cần có hỗ trợ cần thiết về kinh phí trong điều kiện có thể để thu hút người học, góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch cho địa phương.

2.2.3.8. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong phát triển du lịch bền vững

Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong PTDLBV của địa phương là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của địa phương đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về du lịch. Đây là một nội dung quan trọng của công tác QLNN của chính quyền địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV nhằm phát huy việc chấp hành các quy định của pháp


luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia HĐDL.

Để thực hiện tốt nội dung này, cơ quan QLNN cấp địa phương cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và những quy định của tỉnh về đầu tư khai thác các điểm, khu du lịch trên địa bàn; thực hiện việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh, nhất là những hoạt động kinh doanh có điều kiện như: kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành,...đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về PTDLBV trên địa bàn. Đối với lĩnh vực bền vững du lịch, hoạt động thanh tra kiểm tra đi sâu vào những nội dung sau:

- Hoạt động kiểm tra du lịch: nhằm phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và những quy định của Nhà nước Kiểm tra tính hợp pháp về sự tồn tại của các điểm, khu du lịch và các điều kiện đảm bảo đón tiếp và phục vụ du khách nhằm chấn chỉnh HĐDL phát triển đúng hướng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Kiểm tra các điểm, khu du lịch đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật, về nhân lực, về các điều kiện an ninh, an toàn để phục vụ nhu cầu du lịch của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

- Thanh tra du lịch: Mang sắc thái của nội dung những hoạt động của hệ thống cơ quan chuyên môn về ngành dọc du lịch, những nội dung của ngành du lịch, tiêu chí của ngành du lịch. Có nhiều loại hình thanh tra, tùy từng cấp và mức độ sự việc có loại thanh tra khác nhau nhằm điều chỉnh doanh nghiệp, khách du lịch, cơ quan quản lý, phối hợp với các sở, ngành giải quyết những vấn đề phức tạp, tiêu cực của xã hội, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Ngoài ra còn có những hoạt động thanh tra của những ngành nghề khác như môi trường, giao thông,...có thêm các hoạt động kiểm soát, kiểm toán,..Thông qua các hình thức kể trên có thể đánh giá chuẩn xác và xác định những yếu tố can thiệp cần thiết của Nhà nước vào sự PTDLBV ở địa phương.

- Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với chủ thể tham gia PTDL phải có những quy định rõ về bộ phận nhận đơn khiếu nại, tố cáo, thời gian tiếp dân, thời gian trả lời đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 10

- Xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.

2.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch bền vững

Việc đánh giá, xem xét mức độ thực hiện các mục tiêu thông qua việc đo lường kết quả thực hiện các tiêu chí dựa trên mô hình các tiêu chí QLNN của Ngân hàng Phát triển Châu Á và kế thừa nghiên cứu của Đào Anh Tuấn (2013), Nguyễn


Anh Tú (2015), Nguyễn Hồng Phú (2018); Nguyễn Anh Tú (2015), và Bùi Thị Đức Hằng (2015), NCS đã xây dựng các tiêu chí đánh giá nội dung QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV theo mô hình kết quả đầu ra bao gồm: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững (Phụ lục 1).

2.2.3.1. Tính hiệu lực

Hiệu lực quản lý là chỉ tiêu chất lượng của QLNN, được xác định bởi việc so sánh giữa kết quả cuối cùng của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV so với mục tiêu đề ra. Kết quả QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV thể hiện ở mức độ đáp ứng về tạo lập môi trường, đặc biệt là mức độ đáp ứng về chiến lược, chính sách, kế hoạch PTDLBV. Mục tiêu đề ra thường bao gồm các chỉ tiêu kết quả như doanh thu du lịch, tăng trưởng du lịch, tổng lợi nhuận du lịch, số lượt khách, thu nhập du lịch bình quân/người, tổng số cơ sở lưu trú. Các chỉ tiêu này được đề ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của tỉnh.

Biểu hiện của hiệu lực là hiệu năng của các quy định hành chính, là cách hành xử trước các sự vụ, tuân thủ luật pháp và chấp hành mệnh lệnh cấp trên, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong hệ thống. Hiệu lực thể hiện được uy quyền của Nhà nước và sự ủng hộ tín nhiệm của đối tượng quản lý và các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Hiệu lực QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV chỉ mức độ tuân thủ pháp luật, chấp hành mọi chỉ đạo từ các cơ quan QLNN của các chủ thể tham gia HĐDL; đồng thời, biểu hiện mức độ hiện thực quyền lực Nhà nước của các cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh và uy tín của các cơ quan QLNN về du lịch cấp tỉnh đối với các chủ thể tham gia HĐDL. Dựa vào các lý thuyết được đề xuất bởi Nguyễn Hồng Phú (2018) và Nguyễn Quốc Tuấn (2015), tác giả đã phát triển tính hiệu lực của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV thể hiện ở các khía cạnh sau:

(1) Mức độ thực thi nghiêm túc chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách của các tổ chức, cá nhân liên quan;

(2) Hệ thống văn bản pháp luật du lịch được xây dựng và ban hành theo thẩm quyền của địa phương đầy đủ, đồng bộ, công khai, minh bạch;

(3) Việc ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương cấp tỉnh đã được quan tâm và thu hút được nhiều nhà đầu tư;

(4) Công tác quản lý các Khu du lịch cấp tỉnh, điểm du lịch đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan QLNN về du lịch với các sở, ban, ngành;

(5) Chính sách bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch của địa phương rõ ràng, đầy đủ, đồng bộ;


(6) Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch được duy trì và tăng cường qua các năm;

(7) Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và phát triển NNL du lịch tại địa phương được thực hiện một cách đồng bộ, đầy đủ;

(8) Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch được thực hiện thường xuyên, định kỳ.

2.2.3.2. Tính hiệu quả

Tính hiệu quả của QLNN được đánh giá bằng cách so sánh kết quả thực tế mà QLNN đạt được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Hiệu quả của QLNN cao khi hoạt động QLNN hoàn thành được mục tiêu đề ra với chi phí thấp nhất hoặc QLNN đạt được kết quả cao nhất với chi phí nhất định về nguồn lực. Hiệu quả QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV được đánh giá thông qua kết quả hoạt động với mức tối đa, và chi phí ở mức tối thiểu. Bên cạnh tính hiệu quả về mặt kinh tế thì tính hiệu quả của QLNN còn được đo lường thông qua các lợi ích về mặt xã hội. Hiệu quả của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV khó có thể đo lường trực tiếp hoặc định lượng nên chỉ có thể đánh giá bằng các thành tựu KTXH đạt tới mức độ nào so với đầu vào của công tác quản lý, tác giả phát triển từ lý thuyết được đề xuất bởi Nguyễn Hồng Phú (2018) và Trần Quốc Hiếu (2018), tính hiệu quả của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV thể hiện ở các khía cạnh sau:

(1) Việc tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch PTDL của địa phương cấp tỉnh đã kịp thời và mang lại hiệu quả;

(2) Việc xây dựng các VBQPPL về du lịch đã đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập và kế hoạch phát triển chung của địa phương cấp tỉnh;

(3) Tổ chức bộ máy QLNN về du lịch của địa phương cấp tỉnh hiện nay là hiệu quả;

(4) Công tác phối hợp giữa các ngành trong việc quản lý HĐDL của địa phương cấp tỉnh hiện nay đáp ứng được yêu cầu đặt ra;

(5) Chính sách xúc tiến phát triển thị trường du lịch của địa phương hấp dẫn, hiệu quả; (6) Thủ tục công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL đơn giản, thuận lợi, đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, người dân;

(7) Hoạt động kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch đã được thực hiện và đảm bảo đúng quy định;

(8) Việc ứng dụng CNTT trong HĐDL của địa phương cấp tỉnh đã được triển khai và thực hiện hiệu quả;


(9) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch được tiến hành đúng quy trình, đúng thời gian.

2.2.3.3. Tính phù hợp

Là tiêu chí đánh giá tính thích hợp, khả thi của hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV về mặt chính sách, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát trong điều kiện kinh tế xã hội của địa phương. tác giả phát triển từ lý thuyết được đề xuất bởi Nguyễn Hồng Phú (2018) và Nguyễn Quốc Tuấn (2015), tính phù hợp của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV thể hiện ở các khía cạnh sau:

(1) Việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách PTDL của quốc gia đã phù hợp với tiềm năng và thế mạnh du lịch của địa phương cấp tỉnh;

(2) Việc thực hiện và cụ thể hóa các VBQPPL đối với PTDLBV phù hợp với thực tế của địa phương cấp tỉnh;

(3) Số lượng cán bộ quản lý về du lịch của tỉnh hiện nay là hợp lý, đáp ứng nhiệm vụ;

(4) Việc phối hợp triển khai hoạt động xúc tiến phát triển thị trường trong những năm qua là hiệu quả;

(5) Công tác xúc tiến du lịch ở trong và ngoài tỉnh được thực hiện hợp lý, đạt kết quả;

(6) Các VBQPPL về quản lý công nhận khu, điểm du lịch và cấp phép HĐDL phù hợp với các Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội, các chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch PTDL của tỉnh, góp phần PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh;

(7) Các kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đã gắn với bảo vệ nguồn TNDL;

(8) Nội dung thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm, khiếu nại khách quan và hợp lý.

2.2.3.4. Tính bền vững

Là tiêu chí đánh giá mức độ ảnh hưởng bền vững theo thời gian của kết quả QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, tác giả phát triển từ lý thuyết được đề xuất bởi Nguyễn Hồng Phú (2018) và Bùi Thị Ánh Tuyết (2020), tính bền vững của QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV thể hiện ở các khía cạnh sau:

(1) Mức độ gắn kết của các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của quốc gia so với với các chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cấp tỉnh;


(2) Mức độ đảm bảo của nguồn nhân lực cho hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV;

(3) Các hoạt động giảm chất thải, xử lý chất thải tự nhiên phát sinh từ HĐDL được thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước của địa phương cấp tỉnh đối với phát triển du lịch bền vững

Trên cơ sở lý thuyết kết hợp kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu về PTDLBV của và QLNN đối với PTDL của: Lê Thị Tố Quyên và cộng sự (2018); Dương Hoàng Hương (2017); Trương Trí Thông và Nguyễn Trọng Nhân (2019); Vũ Văn Đông (2014); Lê Đức Viên (2017); Manuel và cộng sự (2016); Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự (2014); Trương Trí Thông (2019); Nguyễn Quyết Thắng (2012); Maythawn (2014); Nguyễn Trọng Nhân (2015); Trần Thị Xuân Mai (2019) cùng sự tham vấn của các cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đều thì chỉ ra rằng có hai nhóm nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

2.3.1. Các yếu tố khách quan

* Quan điểm, chủ trương và đường lối PTDLBV của Đảng, Nhà nước

Quan điểm, chủ trương và đường lối PTDLBV của Đảng, Nhà nước được biểu hiện cụ thể qua các chính sách, chiến lược xác định phương hướng (Lê Đức Viên, 2017), mục tiêu PTDLBV về tổng thể dài hạn như: chiến lược đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, chiến lược về sản phẩm, nâng cao chất lượng các dịch vụ (Lê Thị Tố Quyên và cộng sự, 2018), các chính sách giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên môi trường gắn với PTDLBV (Nguyễn Quyết Thắng, 2012) đi kèm với đó là những giải pháp cơ bản nhất để nhằm thực hiện chiến lược; Sự phối hợp liên ngành trong PTDLBV của tỉnh và sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người dân trong việc tổ chức các HĐDL của tỉnh (Trương Trí Thông, 2019). Như vậy, có thể nói việc xây dựng được chiến lược PTBV, đưa ra được những bước đi đúng hướng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bước đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngược lại, nếu đưa ra những đường hướng không phù hợp với quy luật và thực tế phát triển nói chung sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm du lịch PTBV.

. QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV tốt thể thiện qua sự PTBV của du lịch của địa phương cấp tỉnh, khi du lịch phát triển một cách bền vững, quy mô của nó ngày càng lớn hơn, phạm vi mở rộng hơn và chất lượng cao hơn cũng như nhiều quan hệ phát sinh và phức tạp hơn. Các quyết định của QLNN sẽ có hiệu lực nếu phù hợp và có tính khoa học cao. Do đó, QLNN của địa phương


cấp tỉnh đối với PTDLBV luôn phải đổi mới toàn diện từ hoạch định, tổ chức, điều hành đến kiểm soát và điều chỉnh, chỉ có như vậy QLNN mới có hiệu lực thật sự.

* Điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị của địa phương

Trình độ phát triển KTXH của một địa phương có tác động rất lớn đến khả năng và xu hướng PTBV ngành du lịch của địa phương đó. KTXH của địa phương phát triển ở trình độ nào thì ngành du lịch sẽ có được cơ sở, tiền đề, nền tảng (bao gồm cả nền tảng về hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính, nền tảng về văn hóa, trình độ tổ chức xã hội, trình độ dân trí) và môi trường, điều kiện cho sự phát triển của mình ở mức độ đó. Trình độ phát triển KTXH của một địa phương cũng liên quan đến thu nhập và trình độ dân trí, giá cả dịch vụ du lịch (Trương Trí Thông và Nguyễn Trọng Nhân, 2019) và mức độ đầu tư cho du lịch (Lê Thị Tố Quyên và cộng sự, 2018), từ đó tác động đến PTDLBV ở địa phương đó thông qua khả năng chi tiêu và ý thức của khách du lịch, khả năng, năng lực tham gia vào HĐDL của người dân địa phương và ý thức trách nhiệm của người dân địa phương trong việc góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch (Dương Hoàng Hương, 2017).

Theo Vũ Văn Đông (2014), tình hình chính trị, bao gồm các yếu tố: Các loại tệ nạn xã hội, dịch bệnh; Tình trạng ăn xin, chèo kéo khách và bán hàng rong và Mức độ an toàn về trật tự, an ninh tại điểm du lịch, khu du lịch là những yếu tố tác động trực tiếp tới khả năng chấp nhận sản phẩm, tạo tâm lý tốt cho việc đi lại của khách du lịch tại điểm đến du lịch. Điều kiện chính trị, hòa bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa của một đất nước; một vùng miền có nhiều TNDL cũng không thể phát triển được nếu như ở đó những sự kiện chính trị luôn bất ổn. Do người tiêu dùng du lịch phải tới tận “nhà máy” để mua sản phẩm, nên các điều kiện chính trị và xã hội của “nhà máy” đó có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng chấp nhận sản phẩm, việc đi lại của khách du lịch tại điểm đến du lịch tạo nên những tâm lý tốt, cảm giác an toàn cho khách du lịch, khôi phục lại các ngành thủ công, lễ hội truyền thống… có điều kiện phát triển các ngành phụ trợ, các điểm vui chơi giải trí, thêm thu nhập cho dân cư và đóng góp vào cho địa phương (Nguyễn Anh Dũng, 2019).

* Tài nguyên du lịch

Theo Luật Du lịch (2017), tài nguyên du lịch bao gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa: (i) Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch; (ii) Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa


khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Xét về cơ cấu, TNDL có thể chia làm 2 nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. TNDL là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của HĐDL, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến PTDLBV, điều đó được thể hiện bởi các yếu tố như: Sự phong phú, tươi đẹp của cảnh quan tự nhiên, văn hóa bản địa đặc sắc, ẩm thực đa dạng, phong phú (Manuel và cộng sự, 2016), các di tích lịch sử tôn tạo, bảo vệ, giữ gìn, và đưa vào khai thác DLBV (Lê Đức Viên, 2017), sức hấp dẫn, độc đáo và đa dạng của hệ sinh thái động, thực vật (Nguyễn Thị Trang Nhung và cộng sự, 2014), các yếu tố trên có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác định định hướng, mục tiêu phát triển, lựa chọn sản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp PTDL; đến hiệu quả kinh tế, xã hội và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng.

Quản lý các tài nguyên du lịch tự nhiên, các di sản văn hóa cũng chính là những động thái tích cực, chủ động để bảo tồn môi trường sống của cộng đồng cư dân bản địa trước các tác động do HĐDL đem lại. Khai thác và bảo tồn hợp lý, hài hòa để bảo đảm sự phát triển trong suốt quá trình khai thác hệ thống giá trị của nguồn tài nguyên tự nhiên cũng như các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phục vụ du lịch. Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi nhất để có sự tham gia của cộng đồng cư dân sở tại trong quá trình quản lý bảo tồn và khai thác các nguồn lực, giá trị các tài nguyên thiên nhiên và các di sản văn hóa bản địa để phát triển du lịch.

* Yếu tố luật pháp

Hoạt động QLNN về du lịch được thực hiện trong khuôn khổ hành lang pháp lý do Nhà nước, địa phương đặt ra. Do đó, hệ thống pháp luật, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động này. Những quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là căn cứ cho mọi hoạt động của các chủ thể và đối tượng trong quá trình quản lý. Sự can thiệp của nhà nước thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật (các chế tài xử lý)... Các chính sách QLNN vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới quản lý HĐDL tại địa phương. Đó là những chính sách quy định về nội dung quản lý HĐDL, phương pháp quản lý HĐDL, bộ máy quản lý HĐDL. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngược lại, một hệ thống chính sách quản lý chưa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

* Sự phát triển của khoa học - công nghệ

Sự phát triển không ngừng của CNTT đã tạo ra ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của nhiều ngành KTXH trong đó có ngành du lịch và hoạt động QLNN về

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023