sở y tế có uy tín để tổ chức cho NLĐ khám tập trung, thông thường Ban tổ chức khám sức khoẻ vào tháng 10 hàng năm và sẽ chi trả 100% chi phí khám cho người lao động.
Bảng 2.8. Bảng tổng hợp kết quả khám sức khoẻ định kỳ hàng năm
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||
Người | % | Người | % | Người | % | Người | % | Người | % | |
Loại 1 | 45 | 21 | 47 | 22 | 34 | 20 | 28 | 17 | 25 | 16 |
Loại 2 | 161 | 73 | 153 | 70,5 | 130 | 75 | 126 | 78 | 127 | 81 |
Loại 3 | 11 | 5 | 14 | 7 | 8 | 5 | 7 | 5 | 5 | 3 |
Loại 4 | 2 | 1 | 1 | 0.5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Loại 5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổn g hợp | 219 | 215 | 172 | 161 | 157 |
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Đối Với Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp
- Cơ Sở Pháp Lý Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ban Quản Lý Dự Án Điện 1
- Cơ Cấu Nhân Lực Theo Độ Tuổi Giai Đoạn 2016 – 2020
- Đánh Giá Chung Về Việc Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ban Quản Lý Dự Án Điện 1
- Một Số Giải Pháp Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Ban Quản Lý Dự Án Điện 1
- Thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực từ thực tiễn Ban Quản lý dự án Điện 1 – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Ban QLDA 1)
Theo bảng 2.8 ta thấy kết quả khám sức khoẻ định kỳ của Ban hàng năm lao động có sức khoẻ loại 1, loại 2 chiếm tỷ lệ khá cao (bình quân gần 90%), loại 3 chiếm tỷ lệ thấp (bình quân dưới 10%), gần như không có CBCNV có sức khỏe loại 4, loại 5. Điều này hoàn toàn hợp lý do cơ cấu lao động trong công ty có tỷ lệ lao động từ 30-39 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, lực lượng lao động ở độ tuổi này làm việc tốt và hiệu quả nhất. Lao động có sức khoẻ loại 1, 2 ngày càng tăng chậm, loại 1 có sự suy giảm qua các năm từ 2016 đến 2020, loại 2 có sự tăng lên tuy nhiên không đáng kể. Căn cứ vào kết quả phân loại khám sức khoẻ hàng năm, Ban có cơ sở bố trí công việc phù hợp đối với những lao động. Như vậy,
nhìn chung CBCNV của Ban đa số có sức khỏe đảm bảo cho công tác theo quy định của Nhà nước.
* Phân tích thực trạng phát triển về phẩm chất NNL
Thực hiện theo Bộ luật lao động, Ban ký kết hợp đồng lao đông đối với những lao động làm việc tại đơn vị. Trong quá trình làm việc hầu hết CBCNV đều tuân thủ kỷ luật lao động, không có nhiều trường hợp vi phạm đến mức phải kỷ luật.
Bảng 2.9: Tình hình kỷ luật tại Ban QLDA 1 giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | |
Sa thải | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 |
Hạ bậc lương, chuyển việc khác | 2 | 0 | 1 | 0 | 1 |
Khiển trách | 5 | 7 | 3 | 6 | 2 |
Tổng | 7 | 8 | 4 | 6 | 3 |
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Ban QLDA 1)
Dựa vào bảng 2.9 thấy được tình hình vi phạm kỷ luật lao động trong những năm qua chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ khoảng dưới 1%. Năm 2017 xảy ra 01 trường hợp bị xử phạt hình thức kỷ luật lao động nặng nhất là sa thải do người lao động này đã có liên quan đến việc sử dụng chất cấm theo quy định của Nhà nước. Trong giai đoạn 2016 - 2020, vẫn xảy ra tình trạng vi phạm kỷ luật ở hình thức hạ bậc lương, chuyển việc và khiển trách, tuy nhiên đây chủ yếu là do nguyên nhân vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Như vậy, nhìn chung ý thức tuân thủ kỷ luật lao động của CBCNV trong Ban là tốt, gần như không có hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động dẫn đến phải xử lý kỷ luật.
2.2. Thực trạng công tác thực hiện chính sách phát triển nguồn nhân lực tại Ban Quản lý dự án Điện 1
2.2.1. Công tác ban hành văn bản, kế hoạch thực hiện chính sách
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm xây dựng Ban QLDA 1 trở thành một Ban QLDA chuyên nghiệp hàng đầu của EVN, Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Ban QLDA 1 đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản để thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực như:
- Các quyết định ban hành các kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hàng năm (năm 2018, 2019, 2020) của Giám đốc Ban QLDA 1.
- Ban hành chủ trương chính sách đào tạo chuyển đổi ngành nghề cho CBCNV năm 2017; chính sách hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo cho CBCNV tham gia thi cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực quản lý đâu tư xây dựng.
- Quyết định số 101/QĐ-AĐ1 ngày 09/4/2020 của Giám đốc Ban QLDA 1 về ban hành Quy định về công tác cán bộ trong Ban QLDA điện 1, trong đó quy định chi tiết về các công tác cán bộ như quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá, tiêu chuẩn cán bộ...
Ngoài ra, Ban QLDA 1 còn có các góp ý xây dựng các quy chế, quyết định của EVN liên quan đến công tác nâng cao chất lượng NNL như:
- Quyết định số 15/QĐ-EVN ngày 18/01/2019 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án Điện 1.
- Nghị quyết số 399/NQ-HĐTV ngày 15/8/2019 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam về Phương án nâng cao năng lực của các Ban QLDA điện trong EVN.
- Quyết định số 833/QĐ-EVN ngày 12/7/2018 của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về ban hành Quy chế đào tạo.
- Quyết định số 1396/QĐ-EVN ngày 12/11/2018 của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về ban hành Quy chế thi đua, khen thưởng.
Việc ban hành các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý để Ban QLDA 1 có căn cứ thực hiện công tác PTNNL trong thời gian qua. Việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện công tác PTNNL của Ban QLDA 1 được kịp thời, chủ động xây dựng và ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản của cấp trên để thực hiện các chế độ, chính sách cho đội ngũ CBCNV nhằm bảo đảm đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong xây dựng kế hoạch, chương trình hành động đó là:
- Chưa kịp thời rà soát, xây dựng đổi mới Quy chế đào tạo, tuyển dụng, điều chuyển để đối phó với tình trạng cơ cấu theo độ tuổi có xu hướng già hóa ảnh hưởng đến năng suất lao động và bố trí lực lượng trong Ban.
- Chưa hoàn thành xây dựng được bộ tiêu chuẩn chức danh để làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, đào tạo.
- Hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết cho công tác điều động, luân chuyển cán bộ chưa rõ ràng, còn nhiều bất cập.
- Hệ thống các văn bản hướng dẫn về công tác đánh giá cán bộ đã được chú trọng đổi mới tuy nhiên Ban vẫn chưa ban hành được các tiêu chí đánh giá định lượng cụ thể, liên quan trực tiếp đến kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao. Chưa ban hành được các tiêu chi đánh giá người đứng đầu đơn vị theo các chỉ tiêu KPI. Việc ứng dụng KPIs trong việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ còn chưa chính xác, thiếu thực tế do các tiêu chí đánh giá được xây dựng còn chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
- Quy chế phân phối tiền lương vẫn còn nhiều bất cập, mang tính cào bằng, chưa thực sự gắn với kết quả thực hiện công việc, chưa đảm bảo được tiêu chí là động lực khuyến khích tăng năng suất lao động.
2.2.2. Công tác phổ biến, tuyên truyền về chính sách
Nhận thức rò vai trò và tầm quan trọng của hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách PTNNL, trong những năm qua, toàn thể hệ thống tổ chức các
đoàn thể chính trị - xã hội của Ban QLDA 1 đã chú trọng và tích cực triển khai nhiều hoạt động cụ thể cả về chiều rộng và chiều sâu.
Chính sách được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến các chủ thể thực hiện, tham gia thực hiện, các đối tượng chịu tác động của chính sách và nhiệm vụ được giao theo kế hoạch thực hiện chính sách bằng các hình thức phong phú, phù hợp. Hiện nay Ban đã áp dụng nhiều hình thức để thực hiện công tác tuyên truyền chính sách PTNL như thông qua Website nội bộ của Ban, sử dụng mạng xã hội facebook, zalo... giúp cho CBCNV kịp thời và dễ dàng tiếp cận. Công tác tuyên truyền cũng được thực hiện thông qua các tổ chức công đoàn trực thuộc, đoàn thanh niên, qua các cuộc họp giao ban của đơn vị.
Ngoài ra, Ban đã tổ chức nhiều lớp tuyên truyền về chế độ, chính sách cho CBCNV, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề về chế độ lương, thưởng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ…; hội thảo chuyên đề về công tác đánh giá CBCNV, công tác thi đua khen thưởng.
Công tác phổ biến, tuyên truyền của Ban trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện thông qua các đối tượng liên quan đã nhận thức đúng đắn mục tiêu và giải pháp của chính sách, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao. Người lao động có cơ hội tiếp cận và thụ hưởng chính sách.
Tuy nhiên, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách tại Ban QLDA 1 cũng có những hạn chế nhất định như tại một số thời điểm, do quá tập trung vào công tác chuyên môn nên chính sách chưa được tuyên truyền, phổ biến thường xuyên, chưa mang tính hệ thống từ đó dẫn đến việc một bộ phận CBCNV không nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách nên chưa thực sự tích cực hưởng ứng tham gia.
2.2.3. Công tác phân công, phối hợp thực hiện chính sách
Trong quá trình tổ chức thực hiện bất kỳ một chính sách nào thì sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là rất quan trọng
và vô cùng cần thiết. Đối với chính sách PT NNL trong Ban QLDA 1 cũng không ngoại lệ, để thực hiện chính sách đạt hiệu quả đảm bảo được các mục tiêu, trong thời gian qua lãnh đạo Ban QLDA 1 đã có những quan tâm, chỉ đạo phối hợp thực hiện một cách đồng bộ. Ban Giám đốc đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do đồng chí Giám đốc Ban làm Trưởng ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo đã xây dựng quy chế phối hợp hoạt động, phân công trách nhiệm đối với từng thành viên Ban chỉ đạo. Đồng thời ban hành kèm theo kế hoạch và chương trình hành động chi tiết cho từng đơn vị theo từng tháng, quý. Do các thành viên Ban chỉ đạo cũng là lãnh đạo các đơn vị phòng ban trực thuộc, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội nên dựa trên kế hoạch và chức năng nhiệm vụ các thành viên sẽ phân công nhiệm vụ và lãnh đạo việc triển khai tại đơn vị mình.
Trong bộ máy triển khai chính sách PT NNL tại Ban QLDA 1, phòng Tổ chức hành chính được giao nhiệm vụ chủ trì, tham mưu giúp Giám đốc thực hiện triển khai chính sách các nhiệm vụ sau:
- Thành viên thường trực Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng NNL, lập kế hoạch, chương trình hành động và tham mưu tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch và điều phối các nội dung của kế hoạch thực hiện chính sách; tổ chức tuyên truyền các quy định của chính sách cũng như các quy định có liên quan… cho CBCNV; Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch; Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo Ban Giám đốc theo quy định.
- Phối hợp với các phòng chức năng đề xuất với Giám đốc Ban giải quyết những vấn đề phát sinh có liên quan đến việc thực hiện chính sách.
- Nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của CBCNV trong Ban để đề xuất với Giám đốc xem xét, giải quyết, điều chỉnh trong quá trình triển khai thực hiện.
Các phòng chức năng chủ yếu được giao nhiệm vụ triển khai chính sách trong từng đơn vị chuyên môn phụ trách. Tham gia góp ý, đề xuất ý kiến về các vấn đề có liên quan đến chính sách. Tập hợp các nhu cầu thực tế cần thiết về nguồn nhân lực để làm cơ sở xây dựng và điều chỉnh chính sách đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả của chính sách.
Ngoài các đơn vị chức năng thì các tổ chức đoàn thể trong Ban QLDA 1 như Đoàn thanh niên, Công đoàn... đều được phân công phối hợp thực hiện chính sách và đóng vai trò quan trọng trong công tác này. Các tổ chức đoàn thể này được giao nhiệm vụ chính trong công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách đến từng thành viên của tổ chức, để các thành viên hiểu và tích cực thực hiện góp phần vào thành công của chính sách.
Nhìn chung, với sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, việc phối hợp thực hiện chính sách PTNNL giữa các đơn vị trong Ban QLDA 1 đã được diễn ra chủ động, nhịp nhàng, đồng bộ và sát với thực tế đã góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả thực hiện chính sách PTNL tại Ban QLDA 1 trong thời gian qua.
Việc phối hợp của các đơn vị chức năng trong tổ chức thực hiện chính sách có ưu điểm sau: công tác triển khai thực hiện chính sách PT NNL của Ban QLDA 1 đã từng bước đi vào nề nếp. Nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể và toàn thể CBCNV có những chuyển biến tích cực, có dành sự quan tâm đến nghiêm túc đến công tác PT NNL của Đơn vị.
Tuy nhiên còn có những hạn chế của việc phối hợp của các phòng chức năng trong việc thực hiện chính sách như: Ban QLDA 1 chưa xây dựng được các quy định đánh giá được kết quả thực chất thực hiện của chính sách PT NNL. Tại một số thời điểm do tập trung nhiều cho công tác chuyên môn, một số phòng trong Ban QLDA 1 chưa thường xuyên, kịp thời trao đổi thông tin với nhau để tìm ra các giải pháp xử lý hiệu quả.
2.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách
Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng NNL của Ban QLDA 1 với thường trực là phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm giúp Giám đốc Ban kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc các phòng và CBCNV trong việc thực hiện chính sách PTNNL. Ban chỉ đạo căn cứ kế hoạch, chương trình hành động thường xuyên họp định kỳ hàng tháng giám sát, kiểm điểm các mục tiêu công việc, giải quyết, điều chỉnh kịp thời các phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện đảm bảo tính sát thực và hiệu quả của chính sách.
Việc theo dòi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách PTNNL nhằm bảo đảm được quyền lợi của CBCNV và của các phòng; bảo đảm cho công tác PTNNL được diễn ra theo đúng quy định, đồng thời tuyên truyền sâu rộng CBCNV nắm và hiểu rõ quan điểm, đường lối, định hướng chung. Đồng thời, thông qua việc kiểm tra thường xuyên giúp cho Giám đốc nắm được tình hình thực hiện chính sách PTNNL, từ đó đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu của công tác tổ chức thực hiện chính sách và giúp cho Ban chỉ đạo, phòng Tổ chức hành chính phát hiện những thiếu sót trong công tác lập kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách tham mưu cho Ban Giám đốc để điều chỉnh; tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng giữa phòng Tổ chức hành chính với các phòng chức năng và toàn thể CBCNV trong thực hiện chính sách PTNNL, từ đó tạo ra sự tập trung thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu của chính sách PTNNL, góp phần thiết thực đưa chính sách PTNNL ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhìn chung công tác theo dòi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách PTNNL tại Ban QLDA 1 được quan tâm, chú trọng và thực hiện tốt. Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực vẫn chưa thật sự quan tâm đúng mức, chưa phát huy hết vai trò và hiệu quả của chính sách; so với yêu cầu và mục tiêu đề ra thì kết quả đạt được nêu trên vẫn chưa đáp ứng được, vấn đề xử lý vi phạm chính sách còn lỏng lẻo, nể nang.