việc trong lĩnh vực quản lý TNMT biển Việt Nam và Hàn Quốc; (3) Chuyên gia làm việc tại một số tổ chức quốc tế, nhà khoa học, giảng viên tại một số trường đại học liên quan đến biển, đảo.
b. Về xây dựng bảng hỏi
Nguyên tắc xây dựng bảng hỏi: Bảng hỏi sử dụng thang đo định danh, thang đo thứ tự và thang đo likert mức độ được xây dựng căn cứ vào khung nghiên cứu luận án đưa ra. Trong thang đo likert năm bậc từ bậc 1 đến bậc 5 (bậc 1 là kém nhất và bậc 5 là tốt nhất).
Thiết kế bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết kế dựa trên các nội dung nghiên cứu cần thu thập của luận án. Mẫu bảng hỏi được thiết kế sơ bộ sau đó xin ý kiến đóng góp của Giảng viên hướng dẫn và các chuyên gia, đồng nghiệp có kinh nghiệm. Sau khi hoàn thiện, được tiến hành điều tra thử một số công chức, viên chức, người LĐ thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, để hoàn thiện phiếu khảo sát.
c. Về mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu
- Kích thước mẫu: Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu điều tra NNL Việt Nam được dựa theo phương pháp của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), theo đó kích thước mẫu áp dụng điều tra người lao động tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát và được tính theo công thức: n = 5 x m (n là kích thước mẫu nghiên cứu, m là số biến độc lập).
n = 5 x 71= 355 (mẫu)
Như vậy, mẫu phiếu điều tra của luận án cần có số lượng tối thiểu là 355
- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên theo tiêu thức cán bộ quản lý; chuyên gia; công chức, viên chức và người LĐ sau đó trong từng nhóm đối tượng dùng cách chọn ngẫu nhiên đối tượng khảo sát. Số mẫu chọn ở mỗi đơn vị tuân theo tỷ lệ nhóm đối tượng.
- Quá trình tiến hành điều tra: Thời gian tiến hành điều tra từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 03 năm 2020; Thông tin điều tra khảo sát, đánh giá phát triển NNL trong 5 năm từ 2015 đến 2019.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 1
- Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển, bài học cho Việt Nam - 2
- Các Nghiên Cứu Về Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Tác Giả Trong Nước
- Các Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Của Các Tác Giả Trong Và Ngoài Nước
- Khái Niệm Nguồn Nhân Lực Quản Lý Tài Nguyên , Môi Trường Biển
Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.
Trên cơ sở tính mẫu phiếu điều tra, NCS đã phát ra 450 phiếu, điều tra công chức, viên chức và người LĐ; 30 phiếu cán bộ quản lý/ người sử dụng LĐ Việt Nam; 25 phiếu chuyên gia Việt Nam. Mặt khác để đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc, luận án đã tiến hành điều tra 30 phiếu cán bộ, nhà quản lý Hàn Quốc; 30 phiếu chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam.
Số phiếu thu được: đối với công chức, viên chức và người LĐ Việt Nam là 355 phiếu; đối với cán bộ quản lý/người sử dụng LĐ Việt Nam là 28 phiếu; đối với chuyên gia Việt Nam 23 phiếu. Số phiếu thu được: đối với cán bộ, nhà quản lý Hàn Quốc là 12 phiếu; đối với chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam về phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường Hàn Quốc là 19 phiếu (Phụ lục 01, tr167-176).
Như vậy, số phiếu thu được phù hợp với yêu cầu về kích thước mẫu điều tra.
d. Phỏng vấn sâu các chuyên gia và đối tượng liên quan
Để có cơ sở đánh giá, nhận xét và đề xuất giải pháp, luận án kết hợp thu thập dữ liệu sơ cấp với tiến hành phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi đối với một số chuyên gia, cán bộ quản lý Hàn quốc và Việt Nam có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển.
Đặc biệt, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc - Triều Tiên; Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (Korea Foundation) NCS đã có cơ hội tham gia và trình bày kết quả nghiên cứu tại buổi Tọa đàm khoa học dành cho các nhà nghiên cứu Hàn Quốc tại Việt Nam có chủ đề “Thực trạng và bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc”. Tại đây, NCS đã thu nhận được nhiều ý kiến đóng góp rất hữu ích của các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện luận án.
Những thông tin, ý kiến đóng góp của các chuyên gia giúp cho phân tích sâu sắc và làm rò hơn những đánh giá kết luận trong luận án.
4.2.2. Khảo cứu và phân tích tại bàn
Phương pháp định lượng: Nguồn dữ liệu sơ cấp tiến hành điều tra bằng bảng hỏi được tổng hợp bằng phần mềm xử lý số liệu thống kế xã hội học SPSS 16.0 kết hợp với các dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập, tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan quản lý, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, luận án tiến hành tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng phát triển NNL rút ra bài học kinh nghiệm.
Phân tích định tính: Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển, kết hợp với thang đo phát triển (thang đo Likert) dưới hình thức thang đo đơn từ bậc 1 đến bậc 5 (bậc 1 là kém nhất và bậc 5 là tốt nhất). Các dữ liệu thu thập được từ các báo cáo, các đề tài khoa học, kết hợp với phỏng vấn sâu luận án tiến hành phân tích, mô tả nhận định, làm rò những kết quả phân tích định lượng mà luận án đã chỉ ra trước đó.
4.2.3. Phân tích, tổng hợp tài liệu
Các tài liệu liên quan đến đề tài luận án thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, được NCS sắp xếp, kiểm tra về tính chính xác và sự phù hợp của nó, sau đó NCS tiến hành đối chiếu, so sánh, đưa ra những phân tích đánh giá chính xác.
Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để làm rò những đặc tính của các dữ liệu thu thập được, từ nghiên cứu khảo sát thực tế
4.2.4. Phương pháp thống kê, so sánh
Luận án sử dụng số liệu thống kê từ nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng thời kế thừa số liệu từ các tài liệu, các công trình nghiên cứu, các luận án để phân tích, so sánh, đánh giá những xu hướng tăng, giảm, trên cơ sở đó chỉ ra những thay đổi về phát triển NNL quản lý TNMT biển, làm cơ sở cho đề xuất các giải pháp vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
4.2.5. Phương pháp quan sát
Là người trực tiếp công tác tại Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhiều năm, NCS có điều kiện trực tiếp nghiên cứu, quan sát thực tế các đơn vị thuộc Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam. Đặc biệt, trong thời gian thực hiện luận án NCS đã ba lần sang Hàn Quốc học tập, trực tiếp quan sát thực tế, tiếp xúc, trao đổi với các chuyên gia, các nhà quản lý Hàn Quốc về lĩnh vực quản lý TNMT biển.
4.2.6. Phương pháp xử lý số liệu.
Toàn bộ phiếu khảo sát thu về được phân loại, nhập vào phần mền Excel. Sau khi xem xét, loại bỏ các mẫu không phù hợp, số liệu điều tra được cập nhật vào phần mềm SPSS 16.0 để xử lý. Kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lý của các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha cho kết quả 0,976; với kết quả kiểm định các thang đo trên có thể khẳng định các thang đo thành phần đảm bảo độ tin cậy, đạt yêu cầu (Phụ lục 02, tr181).
4.3. Quy trình nghiên cứu
Luận án được thực hiện thông qua quy trình sau.
Bước một, nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, có liên quan đến phát triển NNL quản lý TNMT biển, làm rò những kết quả đạt được và khoảng trống tri thức, trên cơ sở đó lựa chọn và xác định hướng nghiên cứu, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
Bước hai, hệ thống hóa và xây dựng khung lý luận về phát triển NNL quản lý TNMT biển. Cụ thể, luận án hệ thống hóa và phát triển lý luận về phát triển
NNL quản lý TNMT biển, như: làm rò một số khái niệm liên quan, đặc điểm NNL quản lý TNMT biển, các hoạt động phát triển NNL, các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý TNMT biển.
Bước ba, thu thập các tư liệu, số liệu thứ cấp, sơ cấp phục vụ cho viết luận
án.
Tiến hành thu thập các số liệu trong và ngoài nước liên quan đến NNL lĩnh
vực quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Đặc biệt là tiên hành thu thập các dữ liệu thứ cấp, các công trình khoa học, các báo cáo tổng hợp nghiên cứu lĩnh vực quản lý TNMT biển Hàn Quốc. Thu thập các tư liệu sơ cấp, thông qua tiến hành điều tra bằng bảng hỏi các nhà quản lý, các chuyên gia Hàn quốc và các chuyên gia trong nước về phát triển NNL quản lý TNMT biên của Hàn Quốc.
Bước bốn, toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0, loại bỏ các mẫu không phù hợp; xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc. Rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển cho Việt Nam.
Bước năm, thu thập xử lý các số liệu thứ cấp, các số liệu sơ cấp về phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, trong đó, thu thập các tư liệu sơ cấp phục vụ đánh giá phát triển NNL Việt Nam, thông qua tiến hành điều tra bằng bảng hỏi đối với chuyên gia, cán bộ quản lý, NNL của Việt Nam.
Toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS 16.0, loại bỏ các mẫu không phù hợp; xử lý dữ liệu, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam, rút ra những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Bước sáu, đề xuất các giải pháp và điều kiện vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển vào phát triển NNL quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam.
Việc triển khai áp dụng các phương pháp nghiên cứu của luận án được mô tả trong sơ đồ quy trình nghiên cứu.
Hình 1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NNL Ở TRONG MỘT TỔ CHỨC
Thu thập, tham khảo, kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
- Phân tích
- So sánh
- Tổng hợp
Cơ sở Lý luận về phát triển NNL trong tổ chức và thực tiễn vận dụng vào lĩnh vực QL tài nguyên, môi trường biển
Nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển NNL trong tổ
- Phân tích
- So sánh
- Tổng hợp
- Điều tra xã hội học
- Sử dụng phần mềm SPSS 2016
Thực trạng phát triển NNL trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc
Hiện trạng công tác phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực quản lý tài nguyên môi trường biển Việt Nam
Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam về phát triển NNL quản lý TNMT biển
Điểm tương đồng và khác biệt về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường
Chính sách tuyển dụng, thu hút NNL
Vận dụng kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào Việt Nam
Bố trí, sử dụng và đánh giá NNL
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng NNL
Khuyến nghị nhằm đảm bảo điều kiện vận dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển vào Việt Nam
Chính sách tạo động lực phát triển NNL
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án là công trình khoa học tập trung vào những vấn đề còn trống về khoa học và thực tiễn, đó là nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về cơ sở lý luận phát triển NNL quản lý TNMT với nghiên cứu điển hình là Hàn Quốc và Việt Nam và đã có một số những phát hiện, bổ sung mới như:
Đã hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về phát triển NNL quản lý TNMT biển. Cụ thể: đưa ra một số khái niệm liên quan, luận giải làm rò đặc điểm, vai trò của NNL quản lý TNMT biển. Xác định nội dung, hoạt động phát triển, đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển NNL quản lý TNMT biển và phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển NNL quản lý TNMT biển.
Đã nghiên cứu, phân tích đánh giá trung thực thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc, chỉ ra những thành công, hạn chế từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc. Đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam, luận án chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển NNL quản lý TNMT biển của hai quốc gia.
Đề xuất các giải pháp khả thi và điều kiện vận dụng các bài học kinh nghiệm về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc đồng thời đưa ra một số khuyến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường và với Nhà nước để vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý TNMT biển của Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm lý luận về phát triển NNL nói chung, NNL quản lý TNMT biển nói riêng. Nên đây là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu về phát triển NNL, đặc biệt là phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đã nghiên cứu, khảo sát, phân tích đánh giá trung thực, khách quan thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Hàn Quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm, thành công, chưa thành công về phát triển NNL. Đồng thời nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển Việt Nam. Trên cơ sở đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về phát triển
NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc và Việt Nam. Đây là tài liệu quan trọng giúp cho các cơ quan của cả hai quốc gia có cái nhìn đúng đắn, khách quan về thực trạng phát triển NNL quản lý TNMT biển của mình. Đặc biệt là giúp cho các cơ quan chức năng của Việt Nam nghiên cứu tham khảo các kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc.
Luận án đã đề xuất các điều kiện và giải pháp vận dụng những bài học kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển NNL quản lý TNMT biển giúp các nhà quản lý mà trực tiếp là Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tham khảo để đề ra chương trình, kế hoạch nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm phát triển NNL quản lý TNMT biển của Hàn Quốc vào phát triển NNL quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam, nhằm sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển. Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo, phát triển NNL.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các biểu bảng, chữ viết tắt, bảng phụ lục, nội dung luận án được kết cấu gồm 04 chương sau.
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
Chương 3: Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc
Chương 4: Vận dụng kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển của Hàn Quốc vào phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển Việt Nam
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các nghiên cứu của tác giả ngoài nước và Việt Nam liên quan đến phát triển nguồn nhân lực quản lý tài nguyên, môi trường biển
1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
1.1.1.1. Các nghiên cứu của các tác giả Hàn Quốc và các nước trên thế giới
Bàn về phát triển NNL, tầm quan trọng của phát triển NNL hai tác giả L. Nadler và Z. Nadeler (1990 và 1992), sổ tay phát triển nguồn nhân lực (The Handbook of Human resource developmen) và Hướng dẫn cho các nhà quản lý về phát triển NNL (Every Managers guide to human resource development) đưa ra quan điểm “phát triển NNL bao gồm 3 loại chương trình ở 3 mức độ quan tâm khác nhau: đào tạo, giáo dục và phát triển” [81], [82]; Marquardt và Engel (1993), năng lực phát triển NNL trong bối cảnh một thế giới đang dần thu hẹp (HRD competencies for a shrinking world) đã xác định “phát triển NNL bao gồm 3 lĩnh vực: đào tạo và phát triển; phát triển tổ chức và phát triển sự nghiệp để tăng cường kết quả của cá nhân, nhóm và tổ chức”. Các tác giả đã đưa ra danh mục gồm 35 năng lực được xếp thành 4 nhóm cần được phát triển là năng lực kĩ thuật, năng lực thực hiện công việc theo chuyên môn phụ trách; năng lực nhân cách và năng lực trí tuệ [76].
Về mối quan hệ giữa phát triển con người (hay phát triển nguồn nhân lực) với phát triển kinh tế (The Relationship between human development and economic growth) đã được thể hiện thông qua các báo cáo của UNDP (2013) và Michael Boozer, Gustav Ranis, and Tavneet Suri (2003) với các bài nghiên cứu của các tác giả ở trường Đại học Yale và Oxford trên thế giới. Mối quan hệ mạnh mẽ trong hai cách: phát triển NNL sẽ dẫn đến phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy phát triển NNL.
Yoshihara Kunio (1999) trong tác phẩm Phát triển quốc gia và tăng trưởng kinh tế - trường hợp của Hàn Quốc và Thái Lan (The Nation and economic growth
- Korea and Thailand) cho rằng “phát triển NNL là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra NNL với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân [97]. Adam Smith (1997), trong tác phẩm Của cải của dân tộc (Wealth of Nations) chỉ ra phát triển NNL chịu sự tác động của năm nhân tố: Thứ nhất, giáo dục và đào tạo; Thứ hai, sức khỏe và dinh dưỡng; Thứ ba, môi trường; Thứ tư, việc làm; Thứ năm, sự giải phóng con người. Những nhân tố này luôn gắn bó, hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó giáo dục, đào tạo là nhân tố nền tảng, là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Nhân tố sức khỏe và dinh dưỡng, môi trường, việc làm và giải phóng con người là nhân tố thiết