Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Cán Bộ Làm Công Tác Lao Động Thương Binh - Xã Hội

nặng nói riêng vàcác diện đối tượng người có công nói chung ngày càng cao tuổi, bệnh tật, vếtthương cũ tái phát không tự ổn định được cuộc sống … Do đó, đề nghị đổimới công tác này theo các nội dung sau:

- Trước hết rà soát, loại bỏ một số chương trình tình nghĩa không còn phù hợp, thay vào đó là các hoạt động thiết thực, phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp như: Vận động các đơn vị này thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người có công có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, về hình thức có thể hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, bằng hiện vật hoặc trực tiếp tổ chức xây mới nhà tình nghĩa tặng đối tượng, ngành Lao động Thương binh và Xã hội chỉ giới thiệu, xác nhận đối tượng đólà người có công, thân nhân liệt sỹ.

- Quan tâm giải quyết việc làm cho con của người có công theo quy định. Đặc biệt là việc ưu tiên tuyển dụng vào các cơ quan Nhà nước khi con của họ đã tốt nghiệp các trường Đại học đúng chuyên ngành cần tuyển dụng. Đồng thời, định hướng cho các doanh nghiệp trên địa bàn trực tiếp tuyển dụng con của người có công đã được đào tạo theo các trình độ phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; các tổ chức y tế phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện việc khám bệnh, cấp thuốc chữa bệnh, thuốc bổ cho người có công ngày tại gia đình …

- Tham mưu, trình HĐND huyện có Nghị quyết cụ thể về trích ngân sách huyện để thực hiện các hoạt động chăm sóc người có công như: hỗ trợ cảithiện nhà ở và hỗ trợ người có công bị mắc bệnh hiểm nghèo, khó khăn đột xuất; đưa người có công đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng tại các khu di tíchlịch sử, cách mạng, lập quỹ học bổng cho con của người có công học giỏi …

- Đầu tư xây dựng các cơ sở nuôi dưỡng người có công với cách mạng.Hiện nay, tại huyện M’Drắk có nhiều đối tượng như thương, bệnh binh thân nhân liệt sỹ tuổi cao, sức khỏe yếu, bệnh tật kinh niên nhưng không có người chăm sóc, bởi vì nhiều trường hợp không có con, cháu hoặc con, cháu

ở xa, hoặc các con, cháu ở gần nhưng điều kiện kinh tế rất khó khăn, nghèo túng, trong khi sự giúp đỡ của cộng đồng chỉ ở mức độ nhất định; đặc biệt là đối tượng con đẻ của người nhiễm chất độc hóa học dẫn đến bị tàn tật nặng. Do đó, việc xây dựng Trung tâm nuôi dưỡng người có công là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

- Đối với công tác mộ - nghĩa trang liệt sỹ: Trong thời gian qua, việc xây dựng, tu sửa nâng cấp phần mộ và nghĩa trang liệt sỹ chủ yếu được cân đối một phần từ ngân sách cấp huyện, số còn lại là kêu gọi sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị đóng trên địa bàn. Do đó, hàng năm UBND Tỉnh cần có cơ chế và bố trí trích một khoản ngân sách để hỗ trợ việc tôn tạo, sửa chữa các công trình ghi công liệt sỹ ở các địa phương. Bên cạnh đó, cần quan tâm chỉ đạo việc bảo quản, chăm sóc các công trình ghi công liệt sỹ bằng các biện pháp như giao trách nhiệm cho các trường học, đoàn viên Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đảm nhận công việc này.

3.2.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, phát hiện kịp thời những sai sót và không để xảy ra những trường hợp tiêu cực trong việc thực hiện chính sách

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, phát hiện kịp thời những sai sót và không để xảy ra những trường hợp tiêu cực trong việc thực hiện chính sách nhằm đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước tạo được lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách người có công. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng dựa trên cơ sở:

- Thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng là một vấn đề có tính chất lịch sử, những đóng góp của họ cho đất nước đã diễn ra cách đây nhiều thập kỷ và trong điều kiện chiến tranh. Vì

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

vậy, việc xác nhận người có công gặp phải không ít khó khăn và không thể tránh khỏi những thiếu sót, thiếu công bằng. Có nhiều trường hợp hồ sơ, giấy tờ bị thất lạc nên thiếu chứng cứ để giải quyết. Ngược lại có không ít người đã lợi dụng chính sách đầy tính nhân văn của Đảng và Nhà nước để thực hiện hành vi vi phạm, trục lợi bất chính, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách người có công.

Trước thực tế đó, trong những năm trở lại đây, Thanh tra ngành Lao động Thương binh và Xã hội đã xác định trọng tâm thanh tra việc thực hiện chính sách đối với một số đối tượng người có công dễ xảy ra sai sót trong quá trình xác nhận như: thương binh, người hưởng chính sách như thương binh(gọi chung là thương binh), thân nhân liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và công tác chi trả chế độ đối với người có công; từ đó xây dựng phương án tiến hành thanh tra điểm nhằm hướng dẫn phương pháp thanh tra để cấp cơ sở tiếp tục có kế hoạch thanh tra diện rộng về lĩnh vực người có công.

Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 13

- Định kỳ hàng tháng, quý, năm, cán bộ làm công tác chính sách đối với người có công với cách mạng.

- Đối với Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: cần tăng cường hướng dẫn các cán bộ làm công tác thanh tra tại các địa phương về quytrình, kỹ năng thanh tra và giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực thực hiện chính sách người có công. Bên cạnh đó, tích cực triển khai các đợt tập huấn hội thảo chuyên đề về thanh tra việc thực hiện chính sách người có công cho thanh tra các Sở, ngành ở địa phương, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công.

- Đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý cấp Tỉnh, huyện và đặc biệt là cấp xã, thị trấn. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ, Ủy ban nhân dân

Tỉnh trong việc thực hiện chính sách người có công, rà soát hồ sơ người có công theo chỉ đạo của Bộ. Những trường hợp không đủ điều kiện hưởng trợ cấp phải loại bỏ và ra Quyết định dừng trợ cấp. Đồng thời, tăng cường công tác tự kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm, chú trọng việc giải quyết kịp thời, triệt để các vụ khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực người có công.

- Đối với người có công với cách mạng và thân nhân: phối hợp và phát hiện những sai phạm của việc thực hiện chế độ chính sách, đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện chế độ chính sách đúng theo quy định.

3.2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, giải quyết chế độ chính sách và tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng và quản lý kinh phí chi trả trợ cấp ưu đãi người có công; đặc biệt là việc quản lý hồ sơ đối tượng, di chuyển đi và đến trong và ngoài huyện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo độ chính xác, quản lý khoa học đối với việc giải quyết chế độ đối với người có công với cách mạng.

Thực hiện Chỉ thị số 58-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk đã được các cấp, các ngành chú ý quan tâm; các chương trình, dự án công nghệ thông tin đã được triển khai thực hiện. Ứng dụng công nghệ thông tin gắn với cải cách hành chính đã góp phần nâng cao năng lực hoạt động, quản lý điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức được tổ chức thường xuyên và hiệu quả.

Cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ ứng dụng công nghệ thông tin, tính đến hết năm 2020, toàn huyện M’Drắk đã có 100% các phòng, ban của các xã, thị trấn được trang bị mạng nội bộ (mạng Lan) kết nối Internet phục vụ công việc. Huyện đã chỉ đạo triển khai hệ thống quản lý văn bản phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và quản lý công việc. 100% các phòng, ban cấp huyện và UBND các xã, thị trấn đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tài chính, kế toán.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; phát triển công nghệ thông tin phục vụ người có công với cách mạng; Xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu trọng điểm; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng.

Đa dạng hóa các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin và nâng cao hiệu quả đầu tư về sử dụng tiện ích trong công nghệ thông tin.

- Tăng cường mối liên hệ công tác giữa các cơ quan nhà nước, các tổchức đoàn thể trong việc giải quyết chế độ chính sách thông qua các dịch vụ trực tuyến và hệ thống thông tin đảm bảo thống nhất, ổn định, thường xuyên.

- Tập huấn nghiệp vụ khai thác và sử dụng, quản lý các phần mềm tin học trong lĩnh vực giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng (như phần mềm quản lý và chi trả trợ cấp người có công; phần mềm quản lý lưu trữ hồ sơ người có công; phần mềm quản lý và theo dõi mộ nghĩa trang liệt sỹ)

- Các cơ quan truyền thông, tổ chức chính trị xã hội: tổ chức tuyên truyền để người dân và người có công với cách mạng biết về các dịch vụ hành chính công trực tuyến; các điểm bưu điện văn hóa xã, thị trấn được trang bị máytính và kết nối Internet băng thông rộng để phục vụ người dân, đối tượng tra cứu thông tin và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

Xây dựng và đưa vào vận hành các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cơ bản phục vụ việc tra cứu thông tin của người dân và doanh nghiệp.

3.2.2.6.Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng.

Cải cách thủ tục hành chính được Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và cũng là đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

Trong bối cảnh này, chúng ta không thể tự thỏa mãn với những kết quả bước đầu của Đề án 30 mà phải tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa. Cải cách thủ tục hành chính phải trực tiếp phục vụ nhân dân, trong đó có người có công với cách mạng và là giải pháp quan trọng để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Cải cách thủ tục hành chính trong việc giải quyết chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng dựa trên cơ sở đó là: Trong thời gian qua, bằng các văn bản cụ thể đó là Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010; Nghị định số 3/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định số 1062/QĐ-BLĐTBXH ngày 11/8/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.

Để cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng tiếp tục có những kết quả mới, cần tập trung vào những nội dung sau:

Nhận thức đúng về tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính:Trong nhiều yếu tố tác động đến cải cách thủ tục hành chính thì nhận thức là yếu tố rất quan trọng, bao gồm nhận thức của lãnh đạo cơ quan hành chính các cấp, nhận thức của đội ngũ cán bộ cũng như nhận thức của người

dân và người có công với cách mạng về công tác này.

- Về phía khối cơ quan Lao động Thương binh & Xã hội, phải coi đây là việc làm thường xuyên, liên tục của các cơ quan hành chính nhà nước, làtrách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước. Cần quán triệt tới toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức tinh thần cốt lõi của cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng là việc nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, người có công với cách mạng và thân nhân của họngày một tốt hơn, chất lượng hệ thống thể chế ngày một cao hơn, nguồn lực xã hội phải được sử dụng có hiệu quả nhất. Cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng không phải là sửa đổi được bao nhiêu quy định mà cốt lõi là những sửa đổi này phải đi vào cuộc sống, giảm thiểu gánh nặng, khó khăn cho người dân, người có công với cách mạng lấy sự hài lòng của người dân và người có công với cách mạng và hiệu quả quản lý nhà nướclàm thước đo cho kết quả cải cách hành chính. Rà soát, đề nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền bãi bỏ những thủ tục hành chính về người có công không cần thiết và không còn phù hợp; công khai hóa các quy định về chính sách đối với người có công với cách mạng để mọi người biết và thực hiện cho đúng.

- Về phía người dân, người có công với cách mạng, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, cần hiện thực hóa tinh thần “Chung tay cải cách thủ tục hành chính”, đồng hành cùng Chính phủ và các cơ quan hành chính các cấp thực hiện thành công nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính. Đề xuất những sáng kiến cải cách thủ tục hành chính đối với người có công với cách mạng và giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người có công góp phần quan trọng bảo đảm sự thành công cho nhiệm vụ đầy khó khăn nhưng rất có ýnghĩa đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.

3.2.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác Lao động Thương binh - Xã hội

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cán bộ làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội là việc xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng độingũ cán bộ, công chức cơ sở là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Đây là một biện pháp quan trọng, cơ bản để nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở bảo đảm số lượng, chất lượng, cơcấu phù hợp với điều kiện đặc điểm của vùng. Có làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức thì mới khắc phục được tình trạng bị động, chắp vá trong công tác cán bộ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2023