Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra, Giám Sát Và Xử Lý Vi Phạm Trong Việc Thực Hiện Các Chính Sách Đối Với Người Có Công Với Cách Mạng

chiều ngang là phối hợp thực hiện chính sách giữa các cơ quan, chẳng hạn phối hợp giữa các phòng, ban trong Uỷ ban nhân dân huyện. Phối hợp theo chiều dọc là phối hợp giữa phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn.Phòng cần phải tích cực phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và huyện đối với người có công đến đông đảo tầng lớp nhân dân trong địa bàn của huyện.

Phối hợp với ban chỉ huy quân sự huyện, Công an huyện, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu thanh niên xung phong, huyện đoàn trong việc giải quyết chế độ đối với người có công và thân nhân của họ.

Phối hợp với các tổ chức, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn huyện tạo điều kiện giúp đỡ, dạy nghề, ưu tiên tuyển dụng đối với con thương binh nặng, con của người có công với cách mạng, người có công với cách mạng đang cư trú tại địa phương được học tập và làm việc.

3.2.1.4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng

Để đảm bảo công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng đạt hiểu quả cao thì không thể thiếu công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm nhằm phát hiện những sai sót để sửa chữa, đồng thời cũng xử lý nghiêm các đối tượng tham nhũng, hối lộ... bên cạnh đó cũng biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác chính sách đối với người có công với cách mạng Trong công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm cần phải nâng cao giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Cụ thể nâng cao nhận thức cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình; từ đó có quyết

tâm chính trị cao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc đấu tranh phòng chống tham nhũng và vi phạm; bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm đối với tổ chức đảng cấp dưới. Ban hành quy chế phối hợp và chỉ đạo các tổ chức đảng ở địa phương, các ngành có liên quan phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát trong việc đấu tranh phòng chống tham nhũng và vi phạm. Cần chú trọng hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra, phòng chống tiêu cực nhất là những biểu hiện tham nhũng trong lĩnh vực xã hội nhạy cảm này.

3.2.1.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thực thi chính

sách


Trong tất cả các nguồn lực của xã hội thì nguồn nhân lực có vai trò rất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

quan trọng. Vì vậy, cần phải tăng cường đầu tư và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như đáp ứng cho công tác thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện M’Drắk. Cùng với sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu cho việc tổ chức và thực hiện công tác chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện sẽ cao hơn, nặng nề hơn. Điều này đòi hỏi trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác này phải không ngừng được nâng lên về mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra trong công tác này.

Để đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công phát huy hết khả năng kiến thức của mình và tiếp tục trau dồi những kiến thức mới, trong thời gian tới huyện cần tập trung, quan tâm đến những công việc cụ thể sau:

Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 12

Thứ nhất, trong từng giai đoạn phải xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công để phù hợp với yêu cầu mới; đồng thời phải bố trí, sắp xếp nhiệm vụ hợp lý cho cán bộ để cán bộ phát huy được năng lực, sở trường, hạn chế sở đoản trong thực thi công vụ.

Thứ hai, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải được chú ý thường xuyên, kết hợp với việc đánh giá cán bộ hàng năm. Công tác quy hoạch bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý kế thừa để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn phù hợp với quy định của từng chức danh và điều kiện khả năng của mỗi cán bộ.

Thứ ba, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cần kết hợp phong phú, đa dạng để khắc phục bớt khó khăn, bị động trước yêu cầu vừa học, vừa làm. Ngoài việc cử cán bộ tham gia các khoá học chính thức cần tổ chức cung cấp những tài liệu, thông tin cho cán bộ tự nghiên cứu, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ để cập nhật và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với người có công.

Ngoài việc nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, việc giữ vững và nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách đối với người có công cũng là vấn đề rất quan trọng. Do đặc điểm công việc hầu hết cán bộ thường xuyên giải quyết những vấn đề đụng chạm đến quyền lợi của người có công nên rất dễ xảy ra tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu gây phiền hà cho đối tượng. Trong điều kiện như vậy nếu cán bộ không có bản lĩnh vững vàng, không có phẩm chất đạo đức tốt của người cán bộ thì rất dễ bị sa ngã dẫn đến hành vi sai phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nói riêng và của huyện nói chung. Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công không thể tách rời việc quan tâm, chăm sóc, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ.

Để thực hiện vấn đề này có hiệu quả phòng cần quan tâm tới một số nội dung công việc cần thiết sau: tổ chức cho cán bộ được tham gia dự các lớp lý luận chính trị từ trung cấp đến cử nhân khi có điều kiện để nâng cao trình độ lý luận chính trị của cán bộ, trên cơ sở đó hình thành tư tưởng chính trị vững vàng, phát huy phẩm chất đạo đức của người cán bộ. Phối hợp với tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị trong nội bộ cơ quan

một các thường xuyên, thông qua đó giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đất nước, của ngành, của địa phương và đơn vị, giới thiệu những gương người tốt tiêu biểu để mỗi cán bộ có điều kiện hiểu biết, học tập và phát huy.

Để tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của cán bộ thực hiện công tác chính sách đối với người có công ngoài việc học tập, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức cho mỗi cán bộ trong thời gian tới huyện cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức ngành cấp phường nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực; đảm bảo tính khoa học trong công tác thực hiện chính sách đối với người có công; hạn chế sự chồng chéo, phiền hà, tiêu cực của cán bộ thực hiện công tác này. Đồng thời có kế hoạch đầu tư và kiến nghị từng bước, hiện đại hoá trang thiết bị làm việc đặc biệt là hệ thống máy tính nhằm phát huy hiệu quả cao trong quản lý; thường xuyên quan tâm, thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm tra, thanh tra nội bộ cũng như các đối tượng người có công, nhằm ngăn chặn và hạn chế những vi phạm xảy ra. Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân tiêu biểu; đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi cố tình vi phạm các chính sách, pháp luật về người có công.

3.2.1.6. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

- Vận động toàn xã hội tham gia công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng:

Người Việt Nam nói chung vốn có tính cố kết cộng đồng khá cao, trong gia đình các tổ chức, đoàn thể xã hội có mối quan hệ khăn khít với nhau. Người dân rất giàu lòng tự tôn, tự trọng, giàu tình yêu thương, luôn phát huy tinh thần “lá lành đùm lá rách”; giàu tình yêu quê hương đất nước, có ý thức và biết ơn những người đã có cống hiến cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Từ đó chính quyền địa phương phát huy tinh thần, kêu gọi huy động được đông đảo toàn dân tham gia vào công tác quan tâm, giúp đỡ đến người có công với cách mạng trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia các hoạt động

Đền ơn đáp nghĩa, Uống nước nhớ nguồn bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục triển khai sâu rộng “5 chương trình tình nghĩa” tạo điều kiện để các chương trình phát triển đúng theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta: các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội.

Công tác này cần thực hiện toàn dân chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công. Các cấp cần chú ý đẩy mạnh phong trào ở cơ sở để ngày càng có nhiều xã, phường, khu dân cư làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công; tập trung thực hiện có hiệu quả các hoạt động tình nghĩa; khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để các đối tượng chính sách tích cực tham gia các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống. Đồng thời các cấp cần thường xuyên làm tốt việc sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến làm tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” và các đối tượng chính sách có nhiều cố gắng trong sản xuất, học tập và công tác.

- Thực hiện xã hội hóa chăm sóc người có công:


Việc đẩy mạnh và thực hiện xã hội hóa chăm sóc người có công cũng đóng một vai trò tích cực và quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà NSNN có hạn, nhu cầu của người có công lại ngày xàng tăng và xã hội ngày càng phát triển, nếu các cấp chính quyền vạch ra được chiến lược tiến tới xã hội hóa chăm sóc người có công thì sẽ giúp nhà nước giảm bớt được ghánh nặng ngân sách và thông quá đó kêu gọi toàn xã hội ngày càng có trách nhiệm và nhận thức tích cực, cởi mở hơn trong việc cùng với nhà nước chung tay giúp đỡ người có công trong đời sống hàng ngày và trong sự nghiệp phát triển kinh tế của toàn xã hội nói chung.

3.2.2. Giải pháp cụ thể

3.2.2.1 Thực hiện tuyên truyền về chính sách ưu đãi người có

công với cách mạng tại địa phương

Để thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng của huyện M’Drắk, trong thời gian tới cần tập trung tuyên truyền thông qua các cơ quan báo chí, truyền thông, thông qua hệ thống loa truyền thanh của các xã, thị trấn. Việc tuyên truyền cần được xây dựng các chuyên mục, chuyên đề cụ thể như:

- Xây dựng chuyên mục hỏi đáp chính sách ưu đãi đối với người có công trên cổng giao tiếp thông tin điện tử của quận. Xây dựng hòm thư tiếp nhận ý kiến thắc mắc, đề nghị giải đáp của quần chúng nhân dân, từ đó bố trí cán bộ nghiên cứu quy định của chính sách để trả lời và hướng dẫn trình tự thủ tục hồ sơ để các đối tượng biết, kê khai giải quyết chế độ, quyền lợi theo quy định.

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy xây dựng chuyên trang trong bản Thông tin nội bộ để truyền tải nội dung về các quy định của chính sách, điều kiện được thụ hưởng chính sách theo từng diện đối tượng. Trước hết để tuyên truyền, phổ biến trong các chi bộ đảng, tổ dân phố vì đây là lực lượng đông đảo, có uy tín ở địa phương và bản thân cũng có thể là đối tượng người có công.

3.2.2.2.Chỉ đạo, hướng dẫn thiết lập hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách ưu đãi người có công

Căn cứ pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bảnhướng dẫn của các Bộ, ngành ở Trung ương, Sở Lao động Thương binh và Xãhội, Ủy ban nhân dân Tỉnh Đăk Lăk, Ủy ban nhân dân huyện M’Drắk có văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung thực hiện công tác xét duyệt hồ sơ đề nghị giải quyết chính sách ưu đãi người có công của địa phương mộtcách chặt chẽ, thống nhất. Chỉ đạo UBND xã, thị trấn kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công để thực hiện họp xét, đề nghị giải quyết chính sách cho đối tượng người có công một cách công khai, minh bạch và thực sự khách quan, tránh cả nể, xác nhận không đúng đối tượng. Chịu trách nhiệm về tính

chính xác trong xác nhận đối tượng của địa phương mình. Đồng thời chỉ đạo Phòng Lao động Thương binh & Xã hội kiểm tra chặt chẽ các thủ tục hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn thực hiện chế độ theo quy định, sau đó trình UBND huyện ký duyệt hồ sơ, danh sách của đối tượng được hưởng chính sách trên địa bàn.

3.2.2.3. Đổi mới cách thức thẩm định, xét duyệt hồ sơ người có công gắn với phân công cụ thể trách nhiệm ở từng cấp.

Thẩm định, xét duyệt hồ sơ là cơ sở để xem xét, giải quyết thực hiện một loại chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng người có công hoặc từng thân nhân người có công với cách mạng. Trong thời gian qua, theo quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan, việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ được quy định theo trình tự ở từng cấp, gắn liền với trách nhiệm của chính quyền địa phương ở cấp đó.

Thủ tục hành chính tại các Thông tư hiện nay đã quy định tương đối đơn giản, đối tượng người có công hoặc thân nhân người có công chỉ kê khai mộtloại giấy tờ (thường là bản khai cá nhân) để nộp cho UBND xã, thị trấn (trực tiếp là công chức Lao động Thương binh & Xã hội), kèm theo các giấy tờ liên quan (chứng lý) để làm căn cứ xem xét, giải quyết chính sách; các khâu còn lại là thao tác nghiệp vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy vậy, việc xem xét, xác nhận người có công ở cấp xã, thị trấn còn chậm vì các nguyên nhân như: Không thường xuyên tổ chức được Hội đồng xét duyệt cấp xã, thị trấn, công chức Lao động Thương binh & Xã hội xã, thị trấn kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến việc tổng hợp hồ sơ chưa kịp thời, đầy đủ; ở cấp huyện, việc nắm bắt về thân nhân đối tượng thường không rõ ràng; ở cấp tỉnh, do số lượng đốitượng đề nghị giải quyết chính sách toàn thành phố nhiều nên việc tra cứu hồ sơ gốc thường chậm, nhiều hồ sơ bị thất lạc, rách nát .. làm ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, xét duyệt hồ sơ quyết định giải quyết chính sách. Do đó, cần thực hiện đổi mới công tác này theo một số

nội dung cụ thể là:

- Nghiên cứu Thành phần tham gia Hội đồng xét duyệt cấp xã, thị trấn để quy định lại thành phần tham gia phù hợp với từng diện hồ sơ đề nghị xác nhận người có công. Giao cụ thể cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác trong việc xác nhận đối tượng của địa phương mình. Công chức Lao động Thương binh & Xã hội xã, thị trấn tổng hợp cụ thể, đầy đủhồ sơ theo quy định, phân loại hồ sơ trình Hội đồng xác nhận cấp xã, thị trấn xét duyệt theo từng diện hưởng trợ cấp ưu đãi.

- Đối với cấp huyện, chú trọng kiểm tra các thủ tục hành chính, điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận đối tượng được thực hiện chính sách. Phòng Lao động Thương binh & Xã hội nắm bắt và trực tiếp cử công chức chuyên môn về hướng dẫn, cùng với Hội động xác nhận cấp xã, thị trấn xét duyệt một số diện hồsơ phức tạp.


3.2.2.3. Đổi mới các hình thức chăm sóc người có công, các phong trào Đền ơn đáp nghĩa, làm tốt công tác mộ - nghĩa trang liệt sỹ

Từ năm 1995, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tham mưu với Nhànước 5 chương trình tình nghĩa đó là: Phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; ổn định đời sống thương binh, bệnh binh nặng tại gia đình; Xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; Xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa; Tặng Sổ tiết kiệm tình nghĩa; và một chương trình công tác đặc biệt là công tác mộ - nghĩatrang liệt sỹ. Từ đó đến nay, về phía Bộ Lao động Thương binh & Xã hội chưa có chủ trương, định hướng để chỉ đạo đổi mới các nội dung hoạt động này. Trong khi một số chương trình trên hiện không còn phù hợp như: Chương trình tặng Sổ tiết kiệm tình nghĩa do mệnh giá mỗi Sổ thấp nên nhiều đơn vị hỗ trợ trực tiếp bằng tiền hoặc bản thân đối tượng chủ động rút luôn số tiền đó tại ngân hàng; việc huy động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở nhiều địa phương không thực hiện được do nhận thức của nhân dân hiện nay cho rằng mức trợ cấp của người có công đã được nâng cao; thương, bệnh binh

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí