Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.1.1. Khái quát chung về thành phố Buôn Ma Thuột
2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Buôn Ma Thuột là thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh của cả vùng Tây Nguyên và là một đô thị miền núi có dân số lớn nhất so với các thành phố trực thuộc các tỉnh. Với độ cao 536 m (1.608 ft), cách Hà Nội khoảng 1.300 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách thành phố Huế khoảng 603 km. Diện tích tự nhiên là 37.718 ha chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk, trong đó diện tích đã đô thị hóa là 100 km². Dân số toàn thành phố là 502.170 người, với người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15%. Hơn 80% dân số sống tại khu vực nội thành (tức khoảng 415.610 người) [44]. Ranh giới hành chính được xác định như sau: Phía đông giáp huyện Krông Pắc, đông nam giáp huyện Cư Kuin; Phía tây giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Phía nam giáp huyện Krông Ana; Phía bắc giáp các huyện Cư M'gar và Buôn Đôn. Với đơn vị hành chính, gồm: 13 phường và 08 xã; 248 thôn, buôn, tổ dân phố. Khu trung tâm bao gồm các phường Tân Tiến, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thành Công, Tân Lợi, Tự An, Tân Lập, Tân Thành. Khu cận trung tâm, gồm các phường: Khánh Xuân, Tân Hòa, Thành Nhất, Ea Tam, Tân An. Khu ven nội, gồm các xã: Cư Êbur, Hòa Thắng, Hòa Khánh, Hòa Thuận, Ea Tu, Ea Kao, Hòa Phú và xã Hòa Xuân. Thành phố Buôn Ma Thuột có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, nối với thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng bằng quốc lộ 27 (qua huyện Lắk), nối tỉnh Khánh Hòa bằng quốc lộ 26 (qua huyện Krông Pắk, Ea Kar, M’ Đrắc), nối thành phố Hồ Chí Minh bằng quốc lộ 14 (qua các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước và Bình Dương); nối các tỉnh duyên hải miền Trung bằng Quốc lộ 14, qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum... Thành
phố Buôn Ma Thuột có khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia thành hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô) [44].
Thành phố Buôn Ma Thuột được xem như là một Việt Nam thu nhỏ, trên địa bàn thành phố có 40 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm khoảng 85% và 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê Đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai,… Các dân tộc bản địa ở thành phố Buôn Ma Thuột thờ thần linh, những vị thần được cho là bảo vệ họ. Một bộ phận khác theo đạo Thiên Chúa, Tin lành, Phật giáo,… [44]. Sự có mặt của đông đảo người Kinh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng góp phần tạo nên một bộ mặt văn hóa mới trong những nét văn hóa truyền thống, tuy nhiên do bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, nền văn hóa hiện đại đã làm cho nét đặc trưng văn hóa truyền thống tại các buôn làng mai một dần [44].
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk - 2
- Quan Điểm, Giải Pháp Và Kiến Nghị Nâng Cao Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma
- Phân Loại Đối Tượng Người Có Công Với Cách Mạng
- Thực Trạng Về Sự Phối Hợp Thực Hiện Trong Công Tác Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Với Cách Mạng Trên Địa Bàn Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Kết Quả Rà Soát Hồ Sơ Phát Hiện Những Sai Phạm Trong Việc Lợi Dụng Chính Sách Người Có Công Để Hưởng Chế Độ
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - Văn hóa xã hội
- Về kinh tế: Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản. Tỉnh có tiềm năng về du lịch sinh thái, cũng là nơi trồng bông, ca cao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...Đặc biệt Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu [17] ... thành phố còn có tiềm năng về du lịch sinh thái, trồng rau xanh. Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 13,98%. Trong giai đoạn 2016 - 2020 các thành phần kinh tế đóng góp cho ngân sách trên 17.150 tỷ đồng; riêng năm 2020 đóng góp gần 4.380 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2015. Quy mô các ngành kinh tế tiếp tục tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng: 29,92%; thương mại - dịch vụ: 59,23%; nông lâm nghiệp và thủy sản 6,14%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,71%. Tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 ước đạt 8,88%; GRDP bình quân đầu người đạt 96,3 triệu đồng, tăng 39,3 triệu đồng so với năm 2015. Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh, giá trị tăng cao so với giai đoạn 2010 - 2015, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ (giá hiện hành) ước đạt 50.000 tỷ đồng, tăng bình quân 14,6% và tăng 97,7% so với đầu nhiệm kỳ. Hệ thống phân phối đa dạng, cung ứng đảm bảo cho thị trường; xúc tiến thương mại đầu tư được quan tâm và đạt được nhiều kết quả. Ngành công nghiệp - xây dựng phát triển khá, giá trị sản xuất năm 2020 đạt 18.800 tỷ đồng, bình quân tăng 11,95% và tăng 75,8% so với đầu nhiệm kỳ, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 12.000 tỷ đồng, giá trị ngành xây dựng đạt 6.800 tỷ đồng, một số sản phẩm có thế mạnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn và xuất khẩu mang lại giá trị cao như: Cà phê nhân, cà phê bột, cà phê hòa tan, bia…Ngành nông nghiệp phát triển ổn định, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2020 (giá so sánh 2010) ước đạt 2.587 tỷ đồng, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 1,91%. Chất lượng cuộc sống người dân ở nông thôn được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 30 triệu đồng năm 2015 lên 37 triệu đồng vào cuối năm 2019 [17]
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 – 2020 ước thực hiện 64.659 tỷ đồng, đạt 113,4% kế hoạch, tăng 106% so với giai đoạn 2010 - 2015, trong đó, vốn ngân sách nhà nước chiếm 13%; vốn ngoài ngân sách chiếm 87%. Trong 5 năm qua, tổng thu ngân sách theo phân cấp cho Thành phố ước thực hiện đạt 8.514 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 18,56%, trong đó thu thuế, phí, lệ phí ước đạt 4.717 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 9%; thu ngân sách năm 2020 ước 2.533 tỷ đồng tăng 2,34 lần so với năm 2015 6. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 6.575 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 8,98%, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung trả nợ các công trình hoàn thành, các công trình vốn đối ứng của Tỉnh và Trung ương, công trình trường học, xây dựng nông thôn mới, hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị… với tổng kinh phí 1.972 tỷ đồng, chiếm bình quân 30% tổng chi ngân sách [17].
- Về đời sống văn hóa – xã hội: Sự đa dạng về văn hóa của 40 dân tộc cùng sinh sống, cùng với yếu tố bản sắc văn hóa (lễ hội, phong tục tập quán, nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hoá,...), trong đó 33 buôn đồng bào dân tộc thiểu số được
xem là nét độc đáo của Thành phố khi hiện hữu yếu tố “Buôn trong phố” [17]. Công tác bảo tồn, phát huy bản bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng tạo nên nét đặc trưng, thu hút khách du lịch đến với Buôn Ma Thuột. Thành phố Buôn Ma Thuột là khu vực đầu mối giao thông, có hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở dịch vụ du lịch tương đối hiện đại, đồng bộ,…đang đóng vai trò là trung tâm du lịch quan trọng như là cửa ngõ về du lịch của tỉnh Đắk Lắk. Bao quanh thành phố Buôn ma Thuột là khu du lịch, điểm du lịch nổi tiếng cùng hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, hệ thống thác nước... của các huyện như Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, Krông Năng, thuận lợi để liên kết với các huyện trong tỉnh, các tỉnh khác trong vùng Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam [17].
Trong thời gian qua, đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân được nâng cao; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng, hàng năm số hộ gia đình văn hoá đạt trên 90%; thôn, buôn, TDP văn hoá trên 85%; cơ quan, đơn vị văn hoá trên 95%; 8/8 xã đạt chuẩn văn hoá và 11/13 phường đạt chuẩn văn minh đô thị. Các công trình văn hóa, thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư. Công tác quản lý văn hóa, dịch vụ văn hóa, công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện; một số nghi lễ, lễ hội truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc thiểu số được phục dựng, bảo tồn. Các chương trình đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội triển khai thực hiện kịp thời, chu đáo và giải quyết chính sách đúng quy định của pháp luật; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 75,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2020 đạt 55,3%; số lao động thất nghiệp và thiếu việc làm năm 2020 chiếm 0,58% trên tổng số lực lượng lao động; công tác giảm nghèo được thực hiện dưới nhiều hình thức, giảm
1.046 hộ so với đầu nhiệm kỳ, năm 2020 còn 450 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,43%/tổng số hộ dân. Chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết kịp thời, chu đáo. Chính sách tôn giáo được quan tâm, quản lý Nhà nước về tôn giáo được tăng cường, thực hiện đúng theo các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo phát huy truyền thống
gắn bó, đồng hành cùng dân tộc “Sống tốt đời, đẹp đạo”, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo [17].
2.1.2. Sự tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - Văn hóa xã hội đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
2.1.2.1. Thuận lợi
Buôn Ma Thuột là một trong những thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên, năm 2010 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh là cơ sở để lập đề án xin ngân sách nhà nước xây dựng, phát triển thành đô thị trực thuộc Trung ương trong tương lai theo tinh thần kết luận số 60-KL/TW ngày 27/11/2009 của Bộ Chính trị [44]. Theo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2020 – 2025: Các chỉ tiêu về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội... trong giai đoạn 2015 - 2020 đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Do đó, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, thu nhập bình quân đầu người đã tăng so với những năm trước đây. Trong thời gian tới, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ tập trung đầu tư phát triển lên quy mô cấp vùng trên một số lĩnh vực công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, y tế, thể dục thể thao; phấn đấu trở thành đô thị trung tâm mang đặc sắc riêng của Vùng Tây Nguyên. Đồng thời, tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và thị trường [17]. Đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị, gắn với phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư và phát triển nguồn nhân lực, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh [17].
Với những kết quả đạt được về phát triển kinh tế và các lĩnh vực khác, việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng sẽ được Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp của thành phố quan tâm chỉ đạo thực hiện và hỗ trợ về nguồn lực để đời sống người có công ngày càng được cải thiện.
2.1.2.2. Khó khăn
Mặc dù các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội của thành phố trong thời gian qua được duy trì và phát triển, đời sống nhân dân ngày càng ổn định. Tuy nhiên, nền kinh tế của thành phố chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp; các thành phần kinh tế hoạt động hiệu quả chưa cao, chưa huy động được nhiều nguồn lực của khu vực tư nhân vào đầu tư phát triển. Tăng trưởng GDP bình quân, thu nhập của người dân vẫn còn thấp so với các thành phố khác trong khu vực. Huy động, khai thác, phân bổ và sử dụng các nguồn lực chưa hiệu quả, thiếu bền vững; công tác đầu tư và thu hút các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn ít, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo định hướng thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Lĩnh vực văn hoá - xã hội nhiều mặt còn hạn chế, chuyển biến chậm; một số nội dung chưa triển khai hoặc chưa có giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Một số phong trào, chính sách về an sinh xã hội triển khai chưa hiệu quả, nhiều nơi còn mang tính hình thức.
Đặc thù dân cư của thành phố Buôn Ma Thuột chủ yếu là dân di cư và đồng bào dân tộc tại chỗ, một số nơi dân trí còn hạn chế; công tác phổ biến tuyên truyền pháp luật chưa được thường xuyên, liên tục. Các nguồn lực đầu tư cho công tác an sinh xã hội, nhất là lĩnh vực chính sách ưu đãi người có công chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, ít nhiều đã ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
2.1.3. Khái quát về tình hình người có công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Số liệu của cả nước: Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – TB&XH cả nước có khoảng hơn 9,2 triệu người có công với cách mạng; trong đó: Hơn 132 ngàn mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH); gần 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong kháng chiến (LLVTND, AHLĐ); 650 ngàn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; hơn 190 ngàn bệnh binh; hơn 320 ngàn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; gần 111 ngàn người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng; hơn 4 triệu người
tham gia hoạt động kháng chiến, bảo vệ tổ quốc được tặng thưởng Huân, huy chương [18]. Cả nước có 1.146.250 Liệt sĩ; gồm: Liệt sĩ chống Pháp 191.605 người; liệt sĩ chống Mỹ 849.018 người và 105.627 người là liệt sĩ trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc [18].
Số liệu của tỉnh Đắk Lắk: Theo số liệu của Sở Lao động – TB&XH, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang quản lý và giải quyết chế độ chính sách đối với hơn 50 ngàn hồ sơ đối tượng người có công, thân nhân người có công (theo Pháp lệnh ưu đãi người có công); bao gồm: 615 hồ sơ bà mẹ Việt Nam anh hùng (trong đó 47 Mẹ còn sống); 08 hồ sơ AHLLVTND, AHLĐ trong thời kỳ kháng chiến (trong đó 03 người còn sống); 159 hồ sơ cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa (trong đó 10 người còn sống); 7.558 hồ sơ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; 195 hồ sơ thương binh B; 2.584 hồ sơ bệnh binh; 8.504 hồ sơ liệt sĩ; 1.015 hồ sơ người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; 1.830 hồ sơ người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; 3.644 hồ sơ đối tượng người có công giúp đỡ cách mạng; gần 23 ngàn hồ sơ người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, đang hưởng trợ cấp hàng tháng gần 12 ngàn đối tượng, với số tiền chi trả hơn 21 tỷ đồng/tháng [19]. Số liệu của thành phố Buôn Ma Thuật: Đối với thành phố Buôn Ma Thuột,
toàn thành phố có trên 10 ngàn hồ sơ đối tượng chính sách người có công (chiếm 20% số người có công trên toàn tỉnh) trong đó: gần 3.000 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, với số tiền chi trả trợ cấp hơn 4 tỷ đồng/tháng, cụ thể như sau (phụ lục bảng 2.1) [37].
2.2. Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.2.1. Về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách là khâu rất quan trọng trước khi đưa chính sách vào thực tế; kế hoạch sẽ đề ra mục đích, yêu cầu, các nội dung cụ thể của từng công việc, thời gian, giải pháp thực hiện và phân công trách
nhiệm đối với từng cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện. Ngày 16/7/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 04/2012/PL- UBTVQH13, sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005, về ưu đãi người có công với cách mạng. Trên cơ sở các văn bản pháp luật, trong đó quan trọng nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản có liên quan trong thực hiện chính sách người có công và thân nhân người có công của các Bộ, ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột xây dựng Chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn thành phố. Chương trình, Kế hoạch yêu cầu xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện, đối tượng thụ hưởng, nguồn kinh phí thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Chương trình kế hoạch đề ra. Đặc biệt, chú trọng đến việc giải quyết chế độ chính sách kịp thời, chu đáo, đúng văn bản quy định; đồng thời, huy động mọi nguồn lực để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công và thân nhân của họ.
Trên cơ sở Chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản chỉ đạo các bộ phận lao động thương binh và xã hội ở các xã, phường tham mưu xây dựng kế hoạch thực hiện tại cơ sở, nhằm cụ thể hóa các nội dung chính sách ưu đãi người có công theo Chương trình, kế hoạch đề ra phù hợp với tình hình thực tế tại mỗi địa phương.
2.2.2. Về phổ biến, tuyên truyền, tổ chức tập huấn công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Công tác phổ biến, tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ là khâu đưa nội dung của chính sách đến với người dân, đây là con đường đưa chính sách vào cuộc sống; đồng thời, việc tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ là giúp đội ngũ công chức thực thi công việc