Bài Học Kinh Nghiệm Về Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Của Huyện Krông Păk, Tỉnh Đắk Lắk


cán bộ không chuyên trách (theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009), không được nâng lương theo niên hạn như cán bộ công chức cấp xã, thị trấn.

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng công tác thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện vẫn còn có những hạn chế: còn tồn đọng nhiều hồ sơ công nhận thương binh, liệt sỹ, người bị nhiễm chất độc da cam chưa được giải quyết; một vài cán bộ làm công tác thương binh - liệt sĩ lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm về thực hiện chính sách ưu đãi người có công của huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk

Từ thực tiễn của một số địa phương trên, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk rút ra một số bài học kinh nghiệm sau về công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công:

Một là, đẩy mạnh công tác giải quyết tồn đọng về xác nhận người có công với cách mạng qua các thời kỳ. Triển khai thực hiện đồng bộ chế độ ưu đãi nhằm nâng cao mức sống người có công với cách mạng để bản thân và gia đình họ có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của xã hội.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong quá trình thực hiện bảo đảm chính sách được thi hành công bằng, chính xác. Đổi mới công tác quản lý nhà nước về ưu đãi xã hội, chú trọng ba nội dung sau: củng cố tổ chức bộ máy, cái cách hành chính theo hướng thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, chính xác, chống phiền hà, chống tiêu cực, giải quyết kịp thời những bức xúc, điểm nóng trong lĩnh vực người có công với cách mạng, tăng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền và đối với chế độ.

Ba là, mở rộng các mô hình xã hội hoá chăm sóc người có công với cách mạng, đồng thời động viên sự vươn lên của bản thân, gia đình chính sách trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng trong thời kỳ mới.

Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình tiên tiến, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.


(Theo báo cáo tổng kết 5 năm của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2015 – 2020)

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã đưa ra những cơ sở lý luận chung của đề tài, trong đó nhấn mạnh các khái niệm người có công với cách mạng, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

Bên cạnh đó giới thiệu khái quát về đối tượng người có công theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, ý nghĩa của thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, quy trình thực hiện chính sách gồm các bước: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân công phối hợp thực hiện chính sách, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Những nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng: Tính chất của vấn đề chính sách, môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, mối quan hệ giữa các đối tượng thực hiện chính sách, tiềm lực của các nhóm đối tượng chính sách, đặc tính của đối tượng chính sách, thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình thực hiện chính sách, năng lực thực hiện chính sách của cán bộ - công chức trong bộ máy quản lý nhà nước, điều kiện cơ sở vật chất cần cho quá trình thực hiện chính sách, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.


Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. Khái quát về huyện Ea Kar và thực trạng người có công trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk

2.1.1. Khái quát về huyện Ea Kar

* Điều kiện tự nhiên và dân số

Huyện Ea Kar nằm về phía Đông - Nam của tỉnh Đắk Lắk, được thành lập ngày 13/9/1986 theo Quyết định số 108/1986/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), trung tâm huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột 52 km theo Quốc lộ 26; Tổng diện tích tự nhiên là 1.037,47 km2 với 143.506 nhân khẩu gồm 19 dân tộc anh em cùng chung sống; mật độ dân số 138,32 người/km2. Huyện Ea Kar có 16 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn: Ea Kar, Ea Knốp và 14 xã: Xuân Phú, Cư Huê, Ea Đar, Ea Kmút, Cư Ni, Ea Tíh, Ea Păl, Cư Yang, Ea Ô, Ea Sô, Ea Sar, Cư Bông, Cư Elang và Cư Prông. Đất đai, khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hoá, phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp.

Ranh giới:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, và tỉnh Gia Lai;

+ Phía Tây giáp huyện Krông Pắc - Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk;

+ Phía Nam giáp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk;

+ Phía Đông giáp huyện M’Đăk, tỉnh Đắk Lắk.

Huyện Ea Kar nằm trên trục QL26, là cửa ngõ phía Đông nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Phú Yên và Khánh Hoà, có vị trí chiến lược an ninh quốc phòng quan trọng, đồng thời có nhiều thuận lợi để thu hút đầu tư hình thành một khu vực phát triển. Hệ thống giao thông phát triển tương đối hoàn chỉnh, Quốc lộ 26, Quốc lộ 29, tỉnh lộ 11, tỉnh lộ 19 đi qua huyện có vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế văn hoá trong và ngoài huyện cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Những điều kiện trên là cơ sở tạo ra cho huyện phát triển kinh tế xã


hội theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá với tốc độ cao, có cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

Huyện Ea Kar chịu ảnh hưởng hai loại khí hậu: Nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên mát dịu; trong năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa trong vùng thường đến sớm (giữa tháng 4) và kết thúc muộn (cuối tháng 11), chiếm 90% lượng mưa hàng năm; Mùa khô từ cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ bình quân năm 23,70C, biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch khoảng 100C; Hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện phân bố khá đều, nhìn chung, với tiềm năng đất, nước, thời tiết, khí hậu… đây là một vùng đất trù phú, có nhiều yếu tố thuận lợi thích hợp cho nhiều loại cây trồng, có lợi thế trong phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp trồng trọt và chăn nuôi.

Tổng diện tích có rừng của huyện Ea Kar là 37.682,54 ha, trong đó: Đất rừng phòng hộ: 872,97 ha; đất rừng đặc dụng: 21.137,30 ha; đất rừng sản xuất: 15.672,27 ha. Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình khá thuận lợi nên tài nguyên rừng trên địa bàn huyện khá phong phú và đa dạng, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện phân bố chủ yếu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, chiếm tỷ lệ 57,30% tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn huyện, trong đó đất rừng đặc dụng với diện tích 21.692,72 ha/26.926 ha chiếm 80,56% ha tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô. Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Ea Kar: “Thảm thực vật rừng huyện Ea Kar rất phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể trong loài đặc trưng cho rừng nhiệt đới, bao gồm 139 họ với 709 loài thực vật. Hệ động vật rừng có 44 loài thú thuộc 22 họ và 17 bộ, trong đó có 17 loài thuộc diện quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam; 158 loài chim thuộc 51 họ và 15 bộ, trong đó có 9 loài trong sách đỏ Việt Nam; 23 loài lưỡng cư bò sát thuộc 11 họ và 3 bộ, vv…”

Tiềm năng khoáng sản khá phong phú, có nhiều mỏ đá xây dựng với trữ lượng khá lớn đang khai thác phục vụ cho xây dựng dân dụng và giao thông; Cát xây dựng ở Ea Ô, Cư Yang, Ea Sô; Quặng Penspat ở Ea Sô, Ea Sar; Mỏ Sét sản xuất gạch ngói ở xã Ea Ô, Cư Prông, Cư Huê... Ngoài ra còn có mỏ Đồng ở Thị trấn


Ea Knốp, vàng sa khoáng, đá quý và bán đá quý phân bố tại thôn 9 xã Cư Yang.

Nguồn: Cổng thôn tin điện tử huyện Ea Kar

Bảng 2.1. Số liệu cụ thể của các xã, thị trấn thuộc huyện Ea Kar


Stt

Tên xã, thị trấn

Diện tích (km2)

Dân số

(người)

Mật độ dân số (người/km2)

1

Xã Cư Bông

88,553

6.004

67,8

2

Xã Cư Yang

60,877

6.834

112,3

3

Xã Cư Prông

65,419

4.553

69,6

4

Xã Ea Păl

37,009

7.761

209,2

5

Xã Ea Týh

42,851

8.294

193,6

6

TT Ea Knốp

28,344

10.283

362,8

7

Xã Ea Sô

321,573

3.519

10,9

8

Xã Ea Sar

55,884

8.179

146,4

9

Xã Ea Đar

31,285

12.866

411,2

10

TT Ea Kar

24,439

14.007

573,1

11

Xã Xuân Phú

25,700

5.672

220,7

12

Xã Cư Huê

27,857

10.628

381,5

13

Xã Ea Kmút

31,200

11.380

364,7

14

Xã Cư Ni

58,190

17.071

293,4

15

Xã Ea Ô

55,577

10.664

191,9

16

Xã Cư Elang

82,150

7.833

95,4


TỔNG SỐ

1.036,998

145.548

140,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk - 5

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2020, Chi cục Thống kê KV Ea Kar -M’drak)

* Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Huyện Ea Kar là nơi hội tụ của nhiều dân tộc trong cả nước, trong đó người kinh chiếm đa số; dân tộc bản địa chủ yếu là người Ê Đê; các dân tộc từ nơi khác chuyển đến gồm có: Tày, Nùng, Mường, Dao, Thái, Sán chỉ, Vân kiều, Xê Đăng..; Các nhóm cộng đồng dân tộc này đã hình thành lên những cụm dân cư sinh sống rải rác trên khắp các xã, thi trấn trên địa bàn huyện. Cộng đồng các dân tộc với những truyền thống riêng, đã hình thành nên một nền văn hoá đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, trong đó nổi lên bản sắc văn hoá truyền thống của người Ê Đê


và một số dân tộc khác. Bên cạnh đó, Ea Kar còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, những năm chiến tranh, nơi đây có những căn cứ kháng chiến, điển hình là Buôn Trưng, xã Cư Bông là một căn cứ cách mạng nổi tiếng thời chống Mỹ, cần được giữ gìn và xây dựng thành khu văn hoá lịch sử, những yếu tố đó cấu thành tiềm năng cho phát triển du lịch văn hóa.

Nguồn: Cổng thôn tin điện tử huyện Ea Kar

- Về kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (giá so sánh 94) tăng 14- 15%; công nghiệp xây dựng 23-24%; dịch vụ 20-21%; Thu nhập bình quân đầu người khoảng 34-35 triệu đồng (Theo giá hiện hành). Thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 11% GDP (Theo giá hiện hành); Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 11,29% toàn tỉnh; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đứng thứ 04 toàn tỉnh; Sản lượng lương thực có hạt đứng đầu tỉnh, trong đó sản lượng lúa đứng thứ 03 tỉnh, chiếm 12,1%; Sản lượng ngô đứng đầu tỉnh, chiếm 16,4%; Sản lượng các loại cây đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp chế biến chủ yếu như sắn, mía, điều tương ứng đứng thứ nhất, thứ hai so với các huyện trong tỉnh. Ngoài ra sản lượng các loại cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi, nhãn, vải cũng đứng đầu so với các huyện trong toàn tỉnh. Chăn nuôi cũng là một trong những ngành chiếm ưu thế của huyện với số lượng Trâu đứng đầu tỉnh, chiếm 17,3% quy mô đàn trâu toàn tỉnh; đàn bò đứng thứ 06, chiếm 7,76%. Đặc biệt, với điều kiện ưu đãi về nguồn nước sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của huyện đứng đầu tỉnh, chiếm 21,2% sản lượng nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh. Sự phát triển kinh tế huyện Ea Kar ngày càng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế chung của tỉnh Đắk Lắk. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao hơn tốc độ tăng trưởng của tỉnh.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ đã và đang có chiều hướng phát triển mạnh. Cụm Công nghiệp Ea Đar được hình thành và đi vào hoạt động, hiện nay đã có 12 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như Công ty cổ phần CP, Công ty Việt Thắng …và rất nhiều các công ty, nhà máy trên địa bàn như: Công ty Cổ phần Mía – Đường 333, Công ty Thiên Long Phát, Nhà máy chế biến


tinh bột sắn và hàng chục công ty, nhà máy, cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản … làm ăn có hiệu quả cao góp phần cho mục tiêu phát triển kinh tế chung của huyện và tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập và ngày càng nâng cao đời sống nhân dân. Thương mại, dịch vụ phát triển mạnh mẽ với hệ thống Ngân hàng, Siêu thị, Khu thương mại, vui chơi, giải trí, hệ thống nhà hàng, khách sạn phát triển đáp ứng mọi điều kiện của người dân và du khách trong và ngoài nước. Hệ thống y tế phát triển với 01 Bệnh viện khu vực và Trung tâm y tế huyện với quy mô 280 giường bệnh và 16 Trạm y tế tuyến xã với 64 giường bệnh; Đội ngũ cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn. Hệ thống giáo dục phát triển mạnh mẽ cả về quy mô trường lớp và chất lượng đội ngũ, chất lượng đào tạo. Đến năm 2013, toàn huyện có 81 trường học gồm: 04 trường THPT, 18 trường THCS, 37 trường Tiểu học, 22 trường Mầm non, trong đó có 29 trường đạt chuẩn Quốc gia. Bưu chính, viễn thông phát triển, hệ thống thông tin liên lạc, Internet được phủ sóng trên toàn huyện.

Kinh tế huyện duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hợp lý trong điều kiện có nhiều khó khăn, thử thách, cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá so sánh 2010) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,3%/năm, cao hơn nghị quyết Đảng bộ huyện đề ra 0,1%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 5,9%/năm ; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 9,7%/năm; khu vực thương mại, dịch vụ đạt 13,1%/năm.

Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh 2010) cả giai đoạn đạt 44.381,4 tỳ đồng, trong đó:

+ Nông, lâm, thủy sản đạt: 24.200,50 tỷ đồng,

+ Công nghiệp và xây dựng đạt: 11.220,8 tỷ đồng

+ Thương mại, dịch vụ đạt: 8.960,10 tỷ đồng, đạt 107,3% NQ.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 (giá hiện hành) theo Nghị quyết của 3 khu vực: Nông, lâm, thùy sản: 52,93%; công nghiệp, xây dựng: 25,72%; thương mại, dịch vụ lần lượt là: 21,36%.

Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2020 đạt 53 triệu đồng.


Tống huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả giai đoạn 5 năm đạt 5.700,3 tỷ đong, đạt 114% KH

Tồng thu cân đối ngân sách nhà nước 5 năm ước đạt 647 tỷ đồng (trong đó thu thuế, phí, lệ phí đạt 427,37 tỷ đồng, , tăng thu bình quản hàng năm đạt 5%; bình quãn hàng năm tăng 8,5%; thu biện phát tài chinh đạt 219,64 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 16%)

Trồng rừng mới trong cả 5 năm bằng 1.478 ha, trồng vượt kế hoạch 478 ha; tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 đạt 30,65%,

Phát triển kết cấu hạ tầng đến năm 2020

Về thủy lợi: tính đến năm 2020 tỷ lệ đảm bảo tưới chú động cho cây trồng dùng nước đạt 92% diện tích cây trồng có nhu cầu tưới.

Về giao thông: Tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường tại trung tâm huyện 100%; tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông hóa tuyến đường đến trung tâm xã, liên xã đạt 100%

Về điện: tỷ lệ thôn, buôn có điện đạt 100%; tỷ lệ hộ dùng điện đạt 99,2% , tăng 0,2%.

Nguồn: Cổng thôn tin điện tử huyện Ea Kar

- Về Chính trị– xã hội

Công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc bầu cử đã đạt được những kết quả tích cực; Bầu đủ 03 đại biểu Quốc Hội, 03 đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, 40 đại biểu HĐND quận; Số đại biểu HĐND các xã, thị trấn về cơ bản bầu đủ về số lượng; Các cơ cấu, thành phần đại biểu trúng cử đã đạt so với yêu cầu đề ra, không phải tổ chức bầu lại, bầu thêm.

Tính đến năm 2020 tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuôi học mẫu giáo đến trường đạt 87,9%; tỷ lệ trẻ trong độ tuổi học tiểu học đạt 99,9%; đạt tý lệ 99% học sinh THCS đến trường. Năm 2020 có 40 Trường học đạt chuẩn quốc gia (gồm có 02 trường THPT, 16 trường THCS, 23 trường tiểu học và 09 trường mầm non), đạt 102.04% chỉ tiêu nghị quyết đại hội, nâng tỷ lệ trường học đạt chuân quôc gia toàn huyện lên 62,5%. Giai đoạn 2016 - 2020 số trường được thành lập mới có 01 trường mầm non và 01 trường THCS.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 29/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí