Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 14

Tiểu kết Chương 3

Trên cơ sở lý luận và thực trạng thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại huyện M’Drắk tỉnh Đắk Lắk, Chương 3 đưa ra một số định hương và giải pháp cơ bản cho việc nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng với mục tiêu Chính sách đối với người có công với cách mạng phải thực thi tiến bộ và công bằng xã hội, gắn liền với tăng trưởng kinh tế, với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học, công bằng xã hội.

Từ những nguyên nhân và hạn chế tại Chương 2, luận văn đề xuất 6 giải pháp như sau: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện hành đối với người có công với cách mạng; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách ưu đãi người có công; Đẩy mạnh phối hợp trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thực thi chính sách; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng. Từ những giải pháp nếu trên sẽ giúp cho nâng cao hiệu quả thực thi chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, sự tôn vinh và tri ân, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với cống hiến của những người có công với cách mạng. Hệ thống chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng ngày càng được hoàn thiện về diện đối tượng và chế độ ưu đãi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc “đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo cho người có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để người có công và gia đình xây dựng và cải thiện cuộc sống, tiếp tục khẳng định và phát huy truyền thống cách mạng của gia đình, dòng họ.

Đối với huyện M’Drắk, công tác giải quyết chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian qua đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công tại địa phương vẫn đang là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong quần chúng nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, Luận văn đã đánh giá, giải quyết được những vấn đề cơ bản là:

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công, trong đó nhấn mạnh các khái niệm người có công với cách mạng, chính sách người có công với cách mạng, thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng...

Luận văn đã phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân công phối hợp thực hiện chính sách, đánh giá,

tổng kết rút kinh nghiệm. Đồng thời trên cơ sở các tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách cho người có công được làm rõ tại Chương 1, Luận văn phân tích kết quả để chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân những hạn chế trong việc thực hiện chính sách cho người có công trên địa bàn huyện trong thời gian qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Luận văn đề xuất 6 giải pháp tăng cường thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk, gồm: Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện hành đối với người có công với cách mạng; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách ưu đãi người có công; Đẩy mạnh phối hợp trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các chính sách đối với người có công với cách mạng; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức thực thi chính; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đặng Khắc Ánh (2018), Những vấn đề cơ bản của chính sách công, NXB Bách Khoa Hà Nội.

2. Nguyễn Xuân Bách (2015), Quản lý nhà nước đối với người có công trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ (2015), Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT- BLĐTBXH-BNV ngày 02/10/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tích số 13/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 hướng dẫn chế độ đi tu dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, Hà Nội.

5. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư liên tích số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 hướng dẫn v thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, Hà Nội.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Hà Nội.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 56/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Hà Nội.

8. Chính phủ (2017), Nghị định số 14/2017/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội.

9. Chính phủ (2017), Nghị định số 70/2017/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Hà Nội.

10. Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến nghị”, Tạp chí Luật học số 8, tr 10-7.

11. Phạm Thị Dung (2014), “Tổ chức thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

12. Đào Ngọc Dung (2017), 70 năm sáng ngời đạo lý uống nước nhớ nguồn, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 554+555.

13. Đào Ngọc Dung (2017), Phong trào đền ơn đáp nghĩa là tình cảm, trách nhiệm của toàn xã hội, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 550.

14. Đào Ngọc Dung (2017), Tập trung giải quyết hồ sơ, chính sách người có công còn tồn đọng là nhiệm vụ chính trị hàng đầu, Tạp chí Lao động và Xã hội, Số 549.

15. Đỗ Thị Hồng Hà (2011), “Quản lý nhà nước về ưu đãi người có công ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

16. Đinh Văn Hải (2015), “Thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

17. Học viện Hành chính Quốc gia (2006), Giáo trình Hoạch định và phân tích chính sách, NX Giáo dục, Hà Nội.

18. Lê Thị Như Hoài (2020), Thực thi chính sách ưu đãi đối với người

có công tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

19. Phạm Hải Hưng (2007), “Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay” Luận văn Thạc sĩ Hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

20. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam.


21. Nguyễn Thị Phương Thanh (2015), “Pháp luật về ưu đãi người có

công với cách mạng ở Việt Nam hiện nay”, Diễn đàn công tác tư pháp, Tạp chí dân chủ và Pháp luật online.

22. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 22/5/2017 về việc tiếp tục tăng cường công tác chăm sóc người có công với cách mạng, thiết thực kỷ niệm 70 năm ngày thương binh liệt sĩ.

23. Nguyễn Danh Tiên (2015), Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng, Tạp chí Cộng sản.

24. Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), Pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc s Luật Kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Luật Hà Nội.

25. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11, Hà Nội.

26. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2012), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13, Hà Nội.

27. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011), NX chính trị quốc gia – Sự thật.

28. Ngô Công Viên (2015), “Chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Nam Định”, Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội.

29. Viện Ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Từ điển bách Khoa, Hà Nội.

Đoàn lãnh đạo Huyện ủy Hội đồng nhân dân UBND UBMTTQ Việt Nam huyện thắp 1


Đoàn lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện thắp nhang tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện nhân kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2019)


Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ nhân ngày Thương binh liệt sỹ 2


Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sỹ nhân ngày Thương binh liệt sỹ

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 09/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí