và tạo điều kiện cho con em người có công với cách mạng tiếp nối sự nghiệp của cha anh.
Thứ hai, xã hội hóa hoạt động ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa ba chủ thể Nhà nước, đối tượng người có công với cách mạng và cộng đồng, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Phải trở thành thế kiềng ba chân: Nhà nước - cộng đồng và bản thân đối tượng người có công nỗ lực vươn lên. Phương châm này luôn là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong công tác ưu đãi người có công với cách mạng.
Ngoài kinh phí trợ cấp nhà nước, cần tăng cường vai trò, trách nhiệm của các Hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhân thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh đi trước, hăng hái giúp đỡ về vật chất và tinh thần các chiến sĩ bị thương trong chiến tranh, tạo điều kiện để bản thân người có công phát triển. Hơn nữa, sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có công.
Cùng với sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và của toàn xã hội, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên của bản thân nhiều thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp, là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, trở thành những nhà quản lý, nhà khoa học giỏi, những doanh nhân thành đạt để tiếp tục noi gương cho thế hệ trẻ vừa góp phần giảm một phần khó khăn cho xã hội với tinh thần “Thương binh tàn nhưng không phế”. Những sự trợ giúp về vật chất hay tinh thần của Nhà nước, cộng đồng là có hạn so với nhu cầu, đòi hỏi của những người có công, nó chỉ nên là một động lực hay là một đòn bẩy để người có công dựa vào đó để nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tự vươn lên thay đổi chính cuộc sống của mình.
Chính sự phấn đấu vươn lên của họ mới là nhân tố quan trọng và quyết định tới việc cải thiện đời sống của bản thân cũng như gia đình người có công.
Nếu thiếu sự nỗ lực này thì dù chính sách ưu đãi của Nhà nước có ưu việt, sự giúp đỡ của cộng đồng có kịp thời thì cũng không thể đem lại kết quả mong muốn được.
Thứ ba, trong công tác thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Chính sách ưu đãi người có công vốn là chính sách mang tính nhạy cảm chính trị - xã hội. Tuy nhiên, cần có nhận thức hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo chế độ trợ cấp phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Đặc điểm có tính chất quy luật cơ bản là giữa các chính sách và sự phát triển kinh tế xã hội có biện chứng với nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Việc nâng cao đời sống của dân cư nói chung và đời sống của các đối tượng người có công nói riêng và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao là mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế. Hoặc nói theo cách khác phát triển kinh tế là cơ sở, điều kiện vật chất để hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Trước đây trong thời kỳ chiến tranh mặc dù Nhà nước đã có những cố gắng nhưng trong điều kiện kinh tế còn nghèo nàn nên quy chế, chế độ ưu đãi còn nhiều hạn chế. Đến nay, do cơ chế quản lý, nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá ổn định, chúng ta đã có điều kiện để chăm lo, nâng cao đời sống của những người có công lao đối với đất nước và thực tế cho thấy thực hiện tốt chính sách người có công có tác dụng tích cực, thúc đẩy thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế, tạo cho đối tượng yên tâm, tin tưởng vào Nhà nước, xã hội, cộng đồng. Tuy nhiên, một vấn đề mà chúng ta phải nhận thức rằng, trong việc ban hành, sửa đổi, bổ sung thệ thống chính sách của mình đối với người có công với cách mạng không thể thoát ly khả năng kinh tế, nếu với khả năng nền kinh tế hạn chế mà muốn thực hiện những mục tiêu vượt khả năng sẽ dẫn tới tình trạng duy ý chí, không thực hiện được.
Thứ tư, thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải đảm bảo tính toàn diện. Để thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, đưa ý chí và nguyện vọng của toàn Đảng,
toàn dân trong việc “Đền ơn đáp nghĩa” những người có công với nước, đòi hỏi nhà nước phải ban hành đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến người có công, nói cách khác phải có sự đồng bộ các loại văn bản pháp luật về vấn đề này. Đồng thời trong tổ chức triển khai thực hiện cũng phải cụ thể, đảm bảo đúng, đầy đủ đối tượng thuộc diện thụ hưởng, tránh hiện tượng bỏ sót đối tượng, chỉ khi đó mới thực hiện đầy đủ được sự công bằng xã hội.
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Chính Sách Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk Giai Đoạn 2016 – 2020
- Số Liệu Cấp Thẻ Bhyt Cho Người Có Công Và Thân Nhân Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk Lắk
- Định Hướng Thực Hiện Chính Sách Ưu Đãi Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk Lắk Giai Đoạn 2021-2030
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra, Giám Sát Và Xử Lý Vi Phạm Trong Việc Thực Hiện Các Chính Sách Đối Với Người Có Công Với Cách Mạng
- Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Cán Bộ Làm Công Tác Lao Động Thương Binh - Xã Hội
- Thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Thứ năm, thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải đảm bảo tính kế thừa và tính hiện thực phù hợp với điều kiện và tình hình mới của đất nước. Khi chuyển sang một giai đoạn mới, trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới thì các qui định cũ không còn phù hợp nữa, cần phải đổi mới cho phù hợp. Đó là quy luật chung của nền tảng thực thi chính sách ở mỗi quốc gia. Nếu điều kiện kinh tế - xã hội không thay đổi mà chính sách không thay đổi hoặc chẩm đổi mới thì chính sách ấy trở thành lạc hậu và hậu quả là chính sách không phát huy được tác dụng, không có ý nghĩa thực tế, mà nhiều khi còn tạo ra rào cản, gây hậu quả về kinh tế hoặc xã hội trầm trọng. Hệ thống chính ưu đãi đối với người có công với cách mạng hình thành và phát triển trong thời gian qua đã phát huy tác dụng to lớn đối với người có công với cách mạng trong việc chăm lo đời sống người có công, góp phần giải phóng dân tộc, ổn định chính trị
- xã hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường thay đổi đòi hỏi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng cũng đổi mới cho phù hợp.
Đổi mới không có nghĩa là phủ nhận mà phải trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được, kế thừa những nội dung hợp lý, khoa học của quá trình thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đã thể hiện trong thời gian qua. Bởi chính sách luật ưu đãi đối với người có công với cách mạng có ảnh hưởng lớn đến số lượng đối tượng đông, mức độ ảnh hưởng rộng, thời gian ảnh hưởng lâu dài, có những vấn đề là bản chất là không thay đổi.
Nhưng có những vấn đề cần hoàn thiện, bổ sung như tiêu chuẩn xác nhận đối tượng thụ hưởng, phạm vi áp dụng, các biện pháp trợ cấp, chăm lo, giúp đỡ người có công. Đồng thời chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải khả thi, phát huy tác dụng đối với người có công với cách mạng.
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk
3.2.1. Giải pháp chung:
3.2.1.1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hiện hành đối với người có công với cách mạng
Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, đổi mới công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực người có công với cách mạng, đáp ứng yêu cầu thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Hoạt động quản lý công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng phải được đổi mới đặc biệt là việc cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm việc xác nhận chi trả trợ cấp, thực hiện các chế độ ưu đãi khác ngoài trợ cấp cần phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời, toàn diện; tạo điều kiện thuận lợi để người và gia đình có công cách mạng thụ hưởng được quyền ưu đãi, chế độ ưu đãi, đón nhận được ân tình của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với cá nhân và gia đình mình.
Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới hệ thống văn bản pháp quy và những chính sách dành cho người có công với cách mạng; tiếp tục tìm hiểu và xây dựng mới một số chính sách ưu đãi mới cho người có công với cách mạng; chú trọng đến những chính sách chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng, đặc biệt đảm bảo đáp ứng tốt nhất điều kiện vật chất cho họ.
Triển khai đồng bộ, thống nhất và kịp thời tất cả chính sách ưu đãi cho người có công với cách mạng Tùy vào đặc thù của từng địa phương cần có những chính sách, văn bản chỉ đạo cho phù hợp trong quá trình thực hiện chăm
sóc sức khỏe người có công với cách mạng. Tổ chức tuyên truyền về những chính sách được ban hành để toàn xã hội và bản thân người có công với cách mạng cùng tham gia thực hiện. Đảm bảo đúng đối tượng được hưởng chế độ, chính sách người có công với cách mạng.
Tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Nhà nước, đảm bảo các khoản phụ cấp, trợ cấp được trao “tận tay, đúng kỳ, đúng số” cho các đối tượng. Theo đó các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, những bất hợp lý trong công tác chính sách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để người có công được thụ hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước. Trước mắt tập trung triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công.
3.2.1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách ưu đãi người có công
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với người có công với cách mạng cần phải được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhất là các đối tượng như thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận người có công với cách mạng phát huy những phẩm chất cách mạng tốt đẹp trong thời kỳ mới; chủ động khắc phục khó khăn, nêu gương trong lao động sản xuất, chấp hành pháp luật Nhà nước, xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh ở từng địa phương, phấn đấu thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ làm “...người công dân kiểu mẫu ở địa phương cũng như các đồng chí đã làm người chiến sĩ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”, thương binh, bệnh binh “tàn nhưng không phế”.
Thời gian qua Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã từng bước hoàn thiện, tạo điều kiện cho người quản lý và đối tượng được hưởng chính sách người có công với cách mạng phấn khởi, dễ thực hiện và chấp nhận, theo đó công tác tuyên truyền chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được xem là một trong những công tác trọng tâm để thực hiện thắng lợi các luật
ưu đãi người có công với cách mạng. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngay từ những ngày đầu được triển khai và tạo cơ sở nhận thức đúng đắn trong mỗi quá trình áp dụng.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách đối với người có công với cách mạng yêu cầu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phối kết hợp với nhiều cơ quan chức năng ở huyện, thành phố hiện bằng nhiều hình thức truyền thanh, truyền hình, tập huấn, giao ban... để tạo tác động chuyển biến về nhận thức của người dân nói chung và đối tượng hưởng chính sách người có công với cách mạng nói riêng. Tuy nhiên theo sự đánh giá khách quan thì hiệu quả của công tác vận động, tuyên truyền vẫn còn có những hạn chế cả về bề rộng lẫn bề sâu do ảnh hưởng của các điều kiện tuyên truyền, về khả năng nhận thức và thực hiện có khác nhau của đối tượng. Từ những vấn đề trên cho thấy công tác tuyên truyên giáo dục chính sách, pháp luật người có công với cách mạng hiện nay đặt ra là hết sức quan trọng và bức xúc vì vậy phải phát huy và tăng cường đúng mức, tạo điều kiện cho người dân nói chung và đối tượng người có công với cách mạng nói riêng nghiêm chỉnh chấp hành Pháp lệnh người có công với cách mạng.
Công tác tuyên truyền pháp luật người có công với cách mạng nên áp dụng phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, không nên xem nặng tính thời điểm triển khai mà bỏ qua tính thường xuyên cũng như phương pháp, cách thức tuyên truyền của mỗi giai đoạn... cần mở rộng quan hệ phối hợp thông tin, tuyên truyền với các cơ quan hữu quan, trong đó đặc biệt chú ý đến vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng. Tổ chức đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền chính sách người có công với cách mạng để phù hợp với khả năng nhận thức khác nhau của từng đối tượng, hạn chế tính chủ quan hình thức và đơn điệu, khô khan, sơ cứng trong tuyên truyền. Trong công tác tuyên truyền cần chú ý đến gương người tốt, việc tốt, nhằm mục đích cho mọi người học tập noi theo; đồng thời cũng cần phải đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực, hạn chế đã bị
xử lý để làm bài học kinh nghiệm chung cho mọi người. Công tác giáo dục tuyên truyền về chính sách đối với người có công với cách mạng là nhằm định hướng cho nhận thức của mỗi người dân về chính sách người có công với cách mạng, nếu thực hiện tốt mọi người có đầy đủ thông tin về chính sách người có công với cách mạng thì kẻ xấu không thể lợi dụng làm trái quy định Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Từ đó tạo điều kiện cho cán bộ thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng thực hiện thành công nhiệm vụ.
Các cấp cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả đối với công tác tuyên truyền, giáo dục. Trong quá trình tiến hành các cơ quan, đơn vị cần phát huy thế mạnh của các thiết chế văn hóa sẵn có; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, báo chí, truyền thông của Trung ương và địa phương... tuyên truyền sâu rộng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người có công với cách mạng; làm nổi bật sự cống hiến, hy sinh và đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ cả nước đã làm nên thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Qua đó khẳng định đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta cũng như sự trân trọng, biết ơn và chăm lo của Đảng, Nhà nước, toàn dân, toàn quân với những người có công với cách mạng; biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích, nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tôn vinh những người có công, thương binh, thân nhân liệt sĩ,... Thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống với các đối tượng chính sách; bồi đắp tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng cho các tầng lớp nhân dân nhất là với thế hệ trẻ; nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính trị của các tổ chức, lực lượng và cá nhân đối với các đối tượng chính sách, luôn tích cực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
3.2.1.3. Đẩy mạnh phối hợp trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng
Phối hợp là làm việc với nhau một cách hòa hợp mà trong đó các chủ thể đều thực hiện hành vi, nhằm đạt được mục tiêu đã xác định với sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành vi. Phối hợp là phương thức kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; nhằm đạt được hiệu quả quản lý của công tác, nó bao gồm suốt quá trình quản lý từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật, ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp.
Công tác phối hợp đặt ra yêu cầu cho bất cứ công việc nào có sự tham gia của hơn một cơ quan, tổ chức. Phối hợp giữa các cơ quan quản lý, thực hiện không những giúp chia sẻ được những nỗ lực trong xây dựng chính sách và đảm bảo thực thi đầy đủ, hiệu quả những chính sách này mà còn giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực như tài chính, con người nhằm đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo cho tất cả các cơ quan liên quan có những hành động cần thiết nhằm thực hiện các chính sách của Nhà nước; đảm bảo cho những chính sách trong lĩnh vực này không gây ra những ảnh hưởng xấu cho lĩnh vực khác... Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng cũng cần có sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và các phường trên địa bàn huyện. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp trong quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý công tác này.
Nói cách khác phối hợp trong quản lý nhà nước về công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý trong lĩnh vực quản lý người có công với cách mạng. Trong quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Cầu Giấy có sự phối hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Phối hợp theo