thi chính sách. Tính đến nay, trên địa bàn huyện M’ Drắk tất cả các cơ thực thi chính sách đều sử dụng phần mềm quản lý các đối tượng người có công, hệ thống thông tin liên quan đến chính sách đối với người có công được cập nhật thường xuyên. Tỷ lệ liên thông dữ liệu, tỷ lệ hồ sơ giải quyết chính sách đạt tỷ lệ cao.
2.4.2. Những bất cập, hạn chế
Một là, ban hành chương trình, kế hoạch thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Hàng năm UBND huyện M’Drắk có ban hành kế hoạch thực hiện chăm lo cho NCC nhân các dịp 27/7 và Tết Nguyên đán. Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2011 đến 2017 không ban hành chương trình hoặc kế hoạch 05 năm, kế hoạch hàng năm về chăm lo cho NCC, việc chăm lo cho NCC chủ yếu lồng ghép vào các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của UBND huyện.
Việc không ban hành kế hoạch 05 năm, hàng năm dẫn đến việc chăm lo cho NCC trên địa bàn mang tính phong trào, chỉ tập trung thực hiện vào các dịp Tết, 27/7 và chủ yếu tập trung chăm lo cho những đối tượng như Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ Lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, thương binh, bênh binh nặng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đối với các diện chính sách khác thì ít được quan tâm, chăm lo.
Hai là, việc thông tin, tuyên truyền về chính sách có công.
Thông tin tuyên truyền về chính sách ưu đãi đối với NCC vừa mang tính chính trị, giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua tại huyện M’Drắk công tác tuyên truyền vẫn chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các dịp Lễ, Tết và dưới dạng đưa tin về các hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách.
Các buổi giao lưu, họp mặt chỉ được tiến hành vào các dịp Lễ lớn như tổ chức 65, 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Vẫn còn nhiều đối tượng chính sách chưa nắm được chính sách, các khu phố, tổ dân phố trên địa bàn chưa được học
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk
- Tình Hình Triển Khai Thực Hiện Chính Sách Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk Giai Đoạn 2016 – 2020
- Số Liệu Cấp Thẻ Bhyt Cho Người Có Công Và Thân Nhân Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk Lắk
- Các Giải Pháp Tăng Cường Thực Hiện Chính Sách Người Có Công Trên Địa Bàn Huyện M’Drắk, Tỉnh Đắk Lắk
- Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra, Giám Sát Và Xử Lý Vi Phạm Trong Việc Thực Hiện Các Chính Sách Đối Với Người Có Công Với Cách Mạng
- Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Cán Bộ Làm Công Tác Lao Động Thương Binh - Xã Hội
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
tập, tập huấn về chính sách ưu đãi đối với NCC nên công tác tuyên truyền còn rất hạn chế.
Năm 2012 Pháp lệnh ưu đãi mới được ban hành nhưng đến năm 2014 Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk mới có 01 đợt tập huấn với đối tượng tập huấn rất hạn chế: Chỉ gồm cán bộ LĐTBXH cấp phường, xã và chuyên viên phụ trách chính sách ưu đãi đối với NCC cấp huyện. Từ đó đến nay không có đợt tập huấn nào và cũng không mở thêm lớp tuyên truyền về Pháp lệnh ưu đãi đối với NCC dẫn đến số người biết chính sách ưu đãi đối với NCC rất hạn chế. Công tác tuyên truyền vì thế cũng gặp nhiều khó khăn, bất cập.
Ba là, Việc thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách
mạng.
Hiện nay việc chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng đã được thực hiện tại
UBND xã, NCC thì ngày càng lớn tuổi, nhiều người không thể đi lại được để nhận trợ cấp ưu đãi phải ủy quyền cho người thân đi nhận thay. Tuy nhiên thời gian ủy quyền chỉ là 03 tháng, như vậy sau 03 tháng NCC lại phải đến UBND phường để làm giấy ủy quyền lại hoặc sẽ bị đình chỉ nhận trợ cấp. Những trường hợp này rất khó khăn cho NCC.
Việc chi trả trợ cấp 01 lần, chi trả trợ cấp cho NCC rất khó quản lý dễ dẫn đến sai sót: Hiện nay mỗi dịp Lễ, Tết đối tượng được chi trả trợ cấp rất lớn và nhiều nguồn ngân sách như: Ngân sách Trung ương chi trả theo Quyết định của Chủ tịch nước; ngân sách Thành phố chi trả theo Chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh; ngân sách huyện chi trả theo chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện . Ngoài ra còn có nhiều mạnh thường quân ủng hộ để tặng quà cho NCC. Tất cả các nguồn chi đều được thực hiện bằng hình thức chi tiền mặt tại UBND phường, tuy nhiên việc kiểm tra rất khó khăn, chủ yếu là dựa trên danh sách ký nhận do UBND phường chuyển lên huyện .
Bốn là việc thanh tra, kiểm tra, giám sát.
Thông thường từ 1- 2 năm, phòng LĐTBXH sẽ tham mưu UBND huyện đi kiểm tra việc thực hiện chi trả trợ cấp đối với NCC với cách mạng tại UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Từ năm 2016 đến năm 2020 Sở LĐTBXH có tiến hành thanh tra 02 đợt tại huyện M’Drắk và UBND một số xã trên địa bàn, tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra trong thời gian ngắn nên khó phát hiện sai phạm.
Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện M’Drắk và các tổ chức thành viên rất hạn chế, trong suốt thời gian từ năm 2016 đến năm 2020 không có trường hợp nào Mặt trận tổ quốc huyện và các tổ chức thành viên phát hiện hoặc kiến nghị về chính sách ưu đãi đối với NCC và gửi đến UBND huyện giải quyết.
Vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân đối với hoạt động thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC cũng rất hạn chế.
Việc giám sát của nhân dân đối với hoạt động thực thi chính sách ưu đãi đối với NCC cũng không cao, trong thời gian vừa qua cũng không phát hiện sai phạm hoặc có kiến nghị nào đối với UBND huyện về chính sách ưu đãi đối với NCC.
Năm là, đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Trên địa bàn huyện M’Drắk hiện nay có 11 xã, thị trấn trong đó có 04 người có trình độ cử nhân, 02 người có trình độ cao đẳng, 04 người có trình độ trung cấp, 01 người có trình độ trung cấp nghề, Chuyên viên phụ trách chính sách ưu đãi đối với NCC tại huyện có trình độ cử nhân kinh tế.
Tuy nhiên những người có trình độ cử nhân, cao đẳng, trung cấp hầu hết là không đúng ngành nghề và không đúng chuyên ngành được đào tạo.
Ngoài ra đội ngũ Cán bộ LĐTBXH thường xuyên thay đổi dẫn đến khó khăn trong quá trình giải quyết hồ sơ, cập nhật hồ sơ và quản lý đối tượng.
Cán bộ LĐTBXH cấp xã ngoài việc giải quyết hồ sơ ưu đãi đối với NCC
vừa phải giải quyết hồ sơ bảo trợ xã hội, quản lý lao động trên địa bàn dẫn đến giải quyết hồ sơ không kịp thời.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một là, hệ thống văn bản quy phạm của Nhà nước đối với người có công còn chưa đồng bộ, các văn bản hướng dẫn còn chưa cụ thể, thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Hệ thống văn bản hướng dẫn thực thi chính sách đối với người có công thay đổi nhiều, chưa thống nhất. Trình tự, thủ tục thực hiện các chính sách ưu đãi về đất đai, nhà ở, thuế, tín dụng, y tế, giáo dục cho người có công chưa được thể chế hóa kịp thời cũng tạo nên khó khăn cho cán bộ thụ lý giải quyết hồ sơ ở bộ phận “một cửa”.
Hai là, các văn bản quy định điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công còn một số điểm chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Điều kiện xác nhận liệt sỹ, thương binh, bệnh binh mới chỉ quy định chung là “dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân”, “dũng cảm đấu tranh chống tội phạm” chưa xác định rõ tính chất, mức độ của hành động “dũng cảm”. Bên cạnh đó, một số chế độ ưu đãi đối với người có công không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Pháp lệnh Ưu đãi người có công hiện hành cũng đã bộc lộ một số hạn chế như: mức trợ cấp hàng tháng đối với người có công thấp, chưa tương xứng với mức sống chung của các tầng lớp dân cư hiện nay.
Ba là, các cơ quan, đoàn thể ít quan tâm và thụ động trong quá trình giải quyết các chính sách liên quan đến người có công, các đơn vị chỉ tham gia vào các hoạt động chủ yếu là thăm hỏi gia đình người có công trong các dịp Lễ, Tết. Công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát và nắm bắt, hỗ trợ đời sống cho người có công của các đơn vị còn hạn chế. Hiện nay chưa có đơn vị nào nhận hỗ trợ hoặc giúp đỡ, đỡ đầu đối với gia đình người có công thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
Bốn là, năng lực thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn huyện còn có những hạn chế. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thương binh, xã hội còn ít, phần nhiều không được đào tạo đúng chuyên ngành. Một số cán bộ làm việc tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện đang là lao động hợp đồng, kiêm nhiệm nhiều việc và cũng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác này. Một bộ phận cán bộ, công chức của huyện chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác thương binh - liệt sỹ, còn thờ ơ, chưa tận tụy với công việc. Công tác lao động – thương binh và xã hội là công việc vất vả, khó khăn, đòi hỏi sự nhiệt tình, say mê nhưng chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ cơ sở hiện nay thấp, chưa tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 luận văn đã tiến hành đánh giá tình hình thực hiện chính sách cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020 trên các nội dung: Xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện chính sách, phổ biến tuyên truyền chính sách, phân công phối hợp thực hiện chính sách, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm. Đồng thời trên cơ sở các tiêu chí đánh giá kết quả thực thi chính sách cho người có công được làm rõ tại Chương 1, Luận văn phân tích kết quả để chỉ ra được những kết quả đạt được và hạn chế, nguyên nhân những hạn chế trong việc thực hiện chính sách cho người có công trên địa bàn huyện trong thời gian qua.
Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách cho người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NGƯỜI CÓ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN M’DRẮK, TỈNH ĐẮK LẮK
3.1. Định hướng thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện M’Drắk, tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2030
Phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua về thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại huyện M’ Drắk, tỉnh Đắk Lắk để nâng cao hiệu quả thực việc thực thi chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong thời gian tới, cần quán triệt các quan điểm sau:
Thứ nhất, hoàn thiện việc thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng phải trên cơ sở quán triệt quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người có công với cách mạng.
Trong Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã được nêu rõ, đó là: “Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công.
Giải quyết dứt điểm các tồn đọng về chính sách người có công, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có công tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn”.
Như vậy, Đảng ta đã thể hiện rõ quan điểm, đường lối đối với người có công với cách mạng, không chỉ là mới đây, mà chính sách đối với người có công là một trong những chính sách ưu tiên, xuyên suốt quá trình cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Ngay từ những ngày đầu non trẻ của chính quyền cách
mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng và nêu lên những quan điểm cơ bản về ưu đãi người có công với cách mạng, hình thành chính sách ưu đãi thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Theo Người: Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc với nhân dân. Cho nên, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ. Cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật ưu đãi đối với người có công, khắc phục một số bất hợp lý, giải quyết một khối lượng lớn công việc do hậu quả của chiến tranh để lại, hình thành một hệ thống văn bản pháp quy có hiệu lực thực hiện thống nhất trong cả nước, phục vụ cho yêu cầu của giai đoạn mới.
Cùng với sự đổi mới của đất nước khi thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, công tác ưu đãi đối với người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Văn kiện các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, XIX, XI, XII trong thời kỳ đổi mới của đất nước đã xác định rõ: Coi phát triển kinh tế là cơ sở và tiền đề để thực hiện các chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, và quan tâm chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng... vừa là trách nhiệm của Nhà nước, vừa là trách nhiệm của nhân dân...
Công tác thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được Đảng định hướng và chỉ đạo các cấp, các ban, ngành chức năng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng, tìm nhiều biện pháp tích cực nhằm giải quyết công ăn việc làm, ổn định đời sống, chăm sóc con em, bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn; đặc biệt, cần thể hiện tinh thần ưu tiên, ưu đãi chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ trong khi thực hiện các chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng và Nhà nước; đảm bảo đời sống cho những người có công với đất nước và cách mạng; bồi dưỡng