Kết Quả Quy Trình Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vữngđối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số


của tỉnh đã có tác động tích cực đến công tác giảm nghèo, đã có 5.176 hộ thoát nghèo, trong đó có hơn 2.000 hộ nghèo tự nguyện làm đơn cam kết thoát nghèo, cho thấy các chính sách đặc thù của tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện KT-XH địa phương và đáp ứng nguyện vọng của người nghèo, hộ nghèo.

Dựa vào nguyên nhân và đối tượng nghèo có thể phân thành hai nhóm. Trước hết là nhóm nguyên nhân hộ nghèo do thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như: về chỉ số tiếp cận dịch vụ y tế có 397 hộ, hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số bảo hiểm y tế 1.652 hộ, về chỉ số trình độ giáo dục người lớn có 3.646 hộ, hộ nghèo thiếu hụt về chỉ số tình trạng đi học của trẻ em có 2.590, về chỉ số chất lượng nhà ở có 3.741 hộ, hộ nghèo thiếu hụt về diện tích nhà ở có 5.265 hộ, về nước sạch sinh hoạt có 3.637 hộ, về nhà tiêu, hố xí hợp vệ sinh có 8.112 hộ, về tiếp cận thông tin có

5.144 hộ. Thứ hai là nhóm hộ nghèo theo đối tượng thuộc chính sách: Người có công có 60 hộ, thuộc chính sách Bảo trợ xã hội có 1.292 hộ, có chủ hộ là nữ có 3.751 hộ, có chủ hộ trong độ tuổi đoàn viên thanh niên có 4.279 hộ, có chủ hộ là hội viên Hội nông dân có 8.837 hộ, có chủ hộ là hội viên Hội cựu chiến binh có 385 hộ.

Bảng 2.1. Kết quả giảm hộ nghèo tỉnh Đắk Nông từ năm 2016 – 2020 [Nguồn: Tác giả tự tổng hợp]


Năm

Hộ nghèo chung toàn tỉnh

Hộ nghèo đồng bào DTTS

Số hộ nghèo

Tỷ lệ nghèo

Số hộ nghèo

Tỷ lệ nghèo

2016

28.739

19,20

11.016

59,77

2017

25.114

16,57

10.546

49,39

2018

21.070

13,51

9.456

30,14

2019

17.128

10,52

8.538

24,15

2020

11.785

6,98

8.128

17,18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 8

Qua sát bảng 2.1, tỷ lệ hộ nghèo có giảm ở Đắk Nông giai đoạn 2016-2020 qua các năm đã giảm 12,32% so với kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016, bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh khóa III,


, tuy nhiên vẫn còn cao so với tỷ lệ hộ nghèo toàn khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lăk, Lâm Đồng).

*Vấn đề đói nghèo ở tỉnh Đắk Nông

Thực tế tỉnh Đăk Nông đến nay vẫn là một trong những tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS khá cao, với nhiều vấn đề bất cập: Thu nhập của các hộ nghèo còn thấp, người nghèo không có vốn để sản xuất và không biết cách làm ăn, người nghèo không có đất để sản xuất hầu như không thể trồng trọt chăn nuôi để tạo ra sản phẩm nuôi sống chính bản thân không thể tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo, đa số người nghèo là người cao tuổi không còn khả năng lao động, không tạo ra thu nhập thường xuyên ốm đau bệnh nặng.

*Nguyên nhân nghèo ở tỉnh Đắk Nông

Tình trạng nghèo ở tỉnh Đắk Nông do nhiều nguyên nhân, gồm nhóm nguyên nhân khác và 9 nguyên nhân cụ thể, bao gồm: Thiếu vốn sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu phương tiện sản xuất, thiếu lao động chính, không biết cách làm ăn, đông con (đông người ăn theo), không có việc làm thường xuyên, chây lười lao động, trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, ốm đau bệnh nặng (bị bệnh hiểm nghèo, mắc các tệ nạn xã hội).

Qua số liệu thực tế cho thấy, vấn đề đói nghèo của đồng bào DTTS vẫn là một trong những vấn đề lớn cần phải quan tâm giải quyết hiện nay. Vì đồng bào DTTS đang đối mặt với vấn đề đói nghèo trầm trọng hơn trong tương quan so sánh với các dân tộc khác. Tỷ lệ đói nghèo của đồng bào DTTS trong những năm qua có giảm dần nhưng vẫn ở mức cao, gấp 03 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh. Đặc điểm tỷ lệ giảm nghèo thiếu tính bền vững và khả năng tái nghèo cao, nhiều hộ nghèo đồng bào DTTS còn rơi vào tình trạng luẩn quẫn trong vòng nghèo đói - thoát nghèo - tái nghèo trở lại. Sự phân cực giàu nghèo giữa các cộng đồng dân cư trong chính vùng đồng bào DTTS đang ngày càng rõ nét…Do đó, để có thể GNBV cho người đồng bào DTTS trong thời gian tới, tỉnh Đắk Nông cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có tăng cường thực hiện tốt chính sách nhà nước về giảm


nghèo bền vững đối với người đồng bào DTTS để giải quyết các nguyên nhân kể trên, giúp hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo.

Ngoài các chính sách chung của cả nước, khu vực Tây nguyên, riêng tỉnh Đắk Nông đã ban hành những chính sách đặc thù cho đồng bào DTTS như: Chính sách phát triển bon, buôn bền vững, Đề án nâng cao chất lượng học sinh DTTS, chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn sản xuất – kinh doanh cho đồng bào DTTS, Dự án tăng cường năng lực bền vững cho đồng bào DTTS, chính sách hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo là đồng bào các DTTS (cải thiện nhà ở xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế) và hỗ trợ về bảo hiểm y tế. Các huyện ủy, thành ủy lựa chọn, xây dựng từ 01- 02 địa bàn trọng điểm bon, buôn đồng bào DTTS để tập trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả công tác GNBV. Tổng nguồn lực đã đầu tư, hỗ trợ thông qua các chương trình, chính sách dân tộc trong vùng đồng bào DTTS trong thời gian qua đã góp phần phát triển KTXH, ổn định an ninh - chính trị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng có đông đồng bào DTTS. Các công trình hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nhà văn hoá,... được ưu tiên đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào DTTS tại chỗ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, góp phần giảm nghèo bền vững. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế được chú trọng, quan tâm. Thiết chế văn hóa cơ sở và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc được đầu tư, bảo tồn và phát triển. Hệ thống bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân được mở rộng. Công tác giáo dục và đào tạo hàng năm đều tăng cả về số lượng và chất lượng. Hệ thống chính trị ở cơ sở từng bước được kiện toàn và củng cố. Công tác đào tạo, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ DTTS được coi trọng, học sinh cử tuyển ngày càng được quan tâm.

*Chính sách hỗ trợ về y tế: Trong những năm qua mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đổi mới đóng vai trò quan trọng trong hoạt động y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe ban đầu, góp phần giảm tải cho Y tế tuyến trên. Đến nay, toàn tỉnh có 40/71 trạm Y tế xã, phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã, đủ điều kiện khám, chữa bệnh, đạt 56,3%. Công tác khám chữa bệnh được cải thiện, công suất sử


dụng giường bệnh đạt 84%, nhiều kỹ thuật mới được triển khai, các bệnh viện thực hiện tốt công tác cải thiện chất lượng. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng cao đạt trên 85%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ngày càng giảm chiếm còn 20,6%. Đánh giá theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới, đến nay có 44/61 xã đạt tiêu chí số 15 về y tế, đạt 72,1%, tăng 28 xã so với năm 2016, đã có 64.019 lượt người nghèo, 13.593 lượt người cận nghèo và 121.345 lượt người đồng bào DTTS được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tiếp tục đưa bác sĩ về công tác tại các trạm y tế xã, đi đôi với phát triển y tế thôn bản, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tạo điều kiện cho đối tượng đồng bào DTTS nghèo có BHYT được khám chữa bệnh và tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn. Tuy nhiên, định kiến xã hội và đặc điểm dân tộc, đã tồn tại qua nhiều thế hệ những tập tục lạc hậu, đã khiến họ dễ bị tổn thương khi phải đối mặt với sự phân biệt đối xử, chưa dám tiếp cận với dịch vụ y tế để chăm sóc sức khỏe nhất là phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS nghèo.

*Chính sách hỗ trợ vốn: Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 56/2016/NQ- HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh về ban hành Chương trình GNBV tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau: Hỗ trợ vốn vay hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo đạt 2.793 tỷ đồng, với 100.280 lượt hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống. Trong đó, đã có 40.330 lượt hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo được vay vốn hỗ trợ sản xuất 22.293 lượt hộ nghèo, 10.034 lượt hộ cận nghèo, 8.003 lượt hộ mới thoát nghèo. Hỗ trợ lãi suất xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh với 2.166 lượt hộ, dư nợ 25.986 triệu đồng. Hỗ trợ lãi suất phát triển đa dạng hóa sinh kế với 5.232 lượt hộ, dư nợ là 172.658 triệu đồng. Nhìn chung, các chính sách hỗ trợ lãi suất có số vốn tín dụng ưu đãi là thiết thực, hỗ trợ người nghèo mạnh dạn vay vốn làm ăn, xây nhà, tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giải quyết việc làm. Do đó, giảm bớt khó khăn áp lực cho người nghèo đồng bào DTTS, từng bước ổn định cuộc sống, giảm nghèo nhanh và bền vững. Tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo về chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội về vệ sinh, bảo đảm ASXH góp


phần thực hiện mục tiêu GNBV theo hướng tiếp cận đa chiều. Tuy nhiên, do đau ốm, không biết cách làm ăn sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích, không thể trả lãi và gốc cần đề nghị NHCSXH xóa nợ còn tiếp diễn.

*Chính sách hỗ trợ giáo dục: Đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo để đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay chiến lược phát triển giáo dục và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2021 và tầm nhìn đến năm 2025 đang được triển khai thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu chuẩn hóa, xã hội hóa và từng bước hiện đại hóa. Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi và phổ cập giáo dục phổ thông, mở rộng quy mô giáo dục trung học phổ thông, xây dựng và củng cố các trung tâm học tập cộng đồng đã được quan tâm. Chương trình kiên cố hóa và chuẩn hóa trường, lớp bước đầu đã đem lại hiệu quả, xây dựng mới được 320/458 phòng học 92,5 tỷ đồng. Giáo dục mầm non có 123 trường với 38.307 học sinh, bình quân mỗi xã có 1,73 trường. Giáo dục phổ thông có 243 trường với 171.591 học sinh, bình quân mỗi xã có 1,85 trường tiểu học, 1,13 trường trung học cơ sở và 4 trường trung học phổ thông. Giáo dục vùng đồng bào DTTS được quan tâm hơn, 8/8 huyện, thành phố đều có trường phổ thông dân tộc nội trú đảm nhiệm công tác dạy học đến hết bậc trung học phổ thông với 1.787 học sinh. Tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 thực hiện chính sách hỗ trợ thêm cho học sinh, sinh viên người DTTS thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo: 80.000 đồng/tháng/em học sinh, sinh viên DTTS tại trường đại học được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng/sinh viên, học viên DTTS các trường trung cấp dạy nghề được hỗ trợ 200.000 đồng/tháng/học viên, Ngày 06/9/2016, HĐND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí học tập và cấp sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh, sinh viên DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua 05 năm từ 2016 -2020, đã thực hiện có hiệu quả, đã thực hiện hỗ trợ kinh phí học tập cho 54.461 học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở với tổng số tiền 11.518,610 triệu đồng, 369 sinh viên đại học, cao đẳng và học sinh trung học chuyên nghiệp với tổng số tiền hỗ trợ là 943,500 triệu đồng. Tính đến hết năm 2020, số học sinh, sinh viên được hỗ trợ kinh phí học tập là


57.980 lượt học sinh với kinh phí hỗ trợ 18.642.510.000 đồng. Để tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện hơn trong học tập, ngày 06/9/2016, HĐND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND về hỗ trợ kinh phí học tập và cấp sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh, sinh viên DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Qua 05 năm học từ 2016-2020 có 130.840 lượt học sinh, sinh viên được hỗ trợ sách giáo khoa và vở viết với tổng kinh phí 47.363.548.300 đồng. Chính sách hỗ trợ kinh phí học tập và cấp sách vở và đồ dùng học tập cho học sinh, sinh viên DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học, tỷ lệ huy động trẻ em đến trường theo độ tuổi tăng. Nhìn chung các chính sách giáo dục - đào tạo đối với học sinh nghèo tương đối hệ thống, toàn diện. Tuy nhiên, tình trạng phụ nữ, trẻ em gái người DTTS quan niệm “thiên chức” đối với phụ nữ, nhất là vùng đồng bào DTTS đã ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến bộ của phụ nữ. Việc phải nghỉ học sớm để lập gia đình, lui về làm công việc nội trợ,...dẫn đến phụ nữ đồng bào DTTS đi học không đúng độ tuổi và lao động không qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở mức khá cao, tỷ lệ tham chính ở 4 cấp còn khiêm tốn.

*Chính sách hỗ trợ nhà ở: Đã thực hiện hỗ trợ xây dựng năm 2020 đã có 598 hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà, với tổng kinh phí là 32.890 triệu đồng, giai đoạn 2016-2020 là 4.784 căn nhà với tổng số tiền 239.200.000.000 đồng. Công tác họp xét chọn đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ nhà ở là công khai minh bạch, dân chủ, có sự tham gia của người dân, nên giảm bớt so bì, khiếu kiện trong nhân dân. Chất lượng nhà xây đảm bảo, mỗi nhà kinh phí xây từ 25.000.000 đến 50.000.000, có diện tích từ 32 m2 trở lên.

*Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt: Trên cơ sở thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 29/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS đời sống khó khăn, tỉnh Đắk Nông đã có kế hoạch đến tận xã, phường để tổ chức thực hiện. Bởi đất đai được coi như nguồn lực quan trọng nhất đối với người nông dân, nhất là các hộ nghèo. Trước kia Đắk Nông vẫn được coi là mảnh đất màu mỡ rộng lớn, nơi đây là miền đất hứa cho rất nhiều hộ dân khắp nơi trên cả nước di cư đến,


vì thiếu đất canh tác. Nhưng hiện nay dù Đắk Nông đã có kế hoạch đến tận xã phường trong việc bố trí 5% quỹ đất dự phòng cho đồng bào DTTS, nhưng còn tình trạng thiếu đất sản xuất cho người nghèo và nhất là đồng bào DTTS. Nguyên nhân trước hết là do dân số tăng nhanh cả dân bản địa và dân di cư, số này tập trung chủ yếu tại các xã vùng sâu vùng xã, vùng giáp với rừng. Thứ hai là, trong những năm trước, một số quỹ đất lớn của tỉnh được trao cho lâm trường, các đơn vị quân đội trên địa bàn để sản xuất. Thứ ba là, đất ruộng để trồng lúa người đồng bào không quen làm, bị người Kinh xin, trao đổi, mua rẻ, họ đem cho người Kinh. Thứ tư là, nguồn đất rẫy cũng thu hẹp do người Kinh và người thành thị đổ về mua đất lập trang trại, trồng cây công nghiệp. Thứ năm là, một phần do đông con cái, đến tuổi bắt vợ bắt chồng phải cho con, nên đất đai ngày càng bị chia nhỏ.

*Trợ giúp pháp lý: Việc nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân đã có những chuyển biến tích cực góp phần nâng cao kết quả và hiệu quả GNBV, các cơ quan Báo chí, Đài truyền thanh, truyền hình về cơ chế chính sách của nhà nước về GNBV cho người nghèo. Trong công tác trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đã thành lập được 73 câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với 2.371 thành viên, tổ chức được 1.106 lượt sinh hoạt trong đó tổ chức được 105 đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho 1.044 đối tượng thuộc diện nghèo tại các xã nghèo, xã ĐBKK. Trong năm 2016 – 2019, tỉnh đã tổ chức được 67 lớp với tổng số 2.698 học viên, Phòng Dân tộc các huyện đã tổ chức 152 lớp tập huấn với 4.804 học viên tham gia.

*Hỗ trợ đào tạo nghề: Chủ động nguồn tài chính tập trung phát triển nguồn nhân lực và tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh xã hội hoá phát triển nhân lực trong đào tạo nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Công tác đào tạo nghề của tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các lớp dạy nghề theo hình thức vừa học, vừa làm. Về hệ thống các cơ sở dạy nghề, toàn tỉnh hiện có 19 cơ sở dạy nghề và có chức năng dạy nghề, trong đó có 3 cơ sở ngoài công lập và 16 cơ sở dạy nghề công lập. Kết quả công tác đào tạo nghề như sau có

24.000 lao động nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 qua đào tạo đào tạo trong đó chiếm 35% người đồng bào DTTS.


*Hỗ trợ trực tiếp: Trong thời gian qua, để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo, Nhà nước đã ban hành nhóm chính sách về việc làm, tăng thu nhập như: cho vay vốn tín dụng ưu đãi, dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất phân bón, giống cây trồng vật nuôi, hỗ trợ lương thực (hỗ trợ 07 mô hình giảm nghèo, cho 138 hộ nghèo, cận nghèo huyện Đăk Glong với kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 1.991 triệu đồng, ngân sách địa phương là 109 triệu đồng và hộ dân đóng góp 559 triệu đồng... thực hiện 24 mô hình giảm nghèo cho 291 hộ nghèo tại huyện Tuy Đức, với kinh phí là 4.197,3 triệu đồng). Tuy nhiên mức hỗ trợ của các chính sách này còn thấp, chưa đủ mạnh để thúc đẩy hộ vươn lên thoát nghèo, nhiều chính sách hỗ trợ cho không như chính sách hỗ trợ về gạo, cấp tiền điện... đã làm một bộ phận người nghèo ỷ lại, không muốn thoát nghèo.

Chương trình 135, tiểu dự án về hỗ trợ CSHT và đào tạo nghề cho các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, buôn ĐBKK: Giai đoạn 2016 - 2020, tổng số kinh phí là 172.090 triệu đồng, gồm có 151 công trình giao thông, 57 công trình trường học, 10 công trình nước sinh hoạt, 146 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 381 công trình khởi công mới hoàn thành 100% kế hoạch. Tại huyện Đăk Glong tổ chức mở 09 lớp nghề cho lao động nông thôn, trong đó có 04 lớp nghề phi nông nghiệp và 05 lớp nghề nông nghiệp với tổng số 309 học viên, số học viên tốt nghiệp sau đào tạo 287 học viên đạt 92,88%, kinh phí thực hiện 953,98 triệu đồng.


2.2.2. Kết quả quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vữngđối với đồng bào dân tộc thiểu số

2.2.2.1. Ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 27/7/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông đã chủ động xây dựng các nghị quyết, chương trình, kế hoạch cụ thể hóa công tác giảm nghèo phù hợp với tình hình phát triển KTXH của địa phương. Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành 03 Nghị quyết về Chương trình GNBV, cụ thể như sau: Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí