Các Tài Sản Sinh Kế: Khung Sinh Kế Bền Vững Xác Định 5 Loại Tài Sản Hay Hình Thức Vốn Để Giảm Nghèo Và Đảm Bảo An Ninh Sinh Kế Của Mình, Bao Gồm:


Vật chất

Tài chính

Chính sách, tiến trình và cơ cấu

-Ở các cấp khác nhau của Chính phủ, luật pháp, chính sách công, các động lực, các qui tắc

-Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân


-Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hoá)

Các chiến lược SK

-Các tác nhân xã hội (nam, nữ, hộ gia đình, cộng đồng …)

-Các cơ sở tài nguyên thiên nhiên

-Cơ sở thị trường

- Đa dạng

-Sinh tồn hoặc tính bền vững

Các kết quả SK

-Thu nhập nhiều hơn

-Cuộc sống đầy đủ hơn

-Giảm khả năng tổn thương

-An ninh lương thực được cải thiện

-Công bằng xã hội được cải thiện

-Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên

-Giá trị không sử dụng của tự nhiên được bảo vệ

Bối cảnh dễ tổn thương

- Xu hướng

- Thời vụ

- Chấn động (trong tự

nhiên và môi trường, thị trường, chính trị, chiến tranh…)


Con người

Xã hội

Tự nhiên

Nguồn: DFID (2003)

Hình 1: Khung sinh kế bền vững DFID

Ngầm ẩn trong khung sinh kế bền vững là một lý thuyết cho rằng con người dựa vào năm loại tài sản vốn hay hình thức vốn để giảm nghèo và đảm bảo an ninh bảo sinh kế của mình.

* Các yếu tố tạo thành Khung sinh kế bền vững (Sustainable livelihood framework – SLF)

1. Hoàn cảnh dễ xảy ra tổn thương: đó chính là môi trường sống của con người ở bên ngoài. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm soát được.

Các yếu tố trong hoàn cảnh dễ bị tổn thương.


Xu hướng

Chấn động

Thời vụ

• Xu hướng dân số

• Thay đổi về sức khỏe con

• Giá cả

• Xu hướng tài nguyên

người

• Sản xuất

(gồm cả xung đột trong sử

• Thay đổi tự nhiên

• Sức khỏe

dụng tài nguyên)

• Thay đổi về kinh tế

• Cơ hội

• Xu hướng kinh tế trong nước

• Xung đột

công việc

và trên thế giới

• Thay đổi trong sức khỏe của


• Xu hướng cai trị

cây trồng/vật nuôi


(bao gồm chính trị)



• Xu hướng kĩ thuật



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

2. Các tài sản sinh kế: Khung sinh kế bền vững xác định 5 loại tài sản hay hình thức vốn để giảm nghèo và đảm bảo an ninh sinh kế của mình, bao gồm:

Nguồn http www livelihoods org info guidance sheets rtfs Sect2 rtf Hình 2 Tài sản của 1

Nguồn http://www.livelihoods.org/info/guidance_sheets_rtfs/Sect2.rtf

Hình 2: Tài sản của người dân

- Vốn tự nhiên (natural capital): Khung sinh kế bền vững coi đất đai là một tài sản tự nhiên rất quan trọng đối với sinh kế nông thôn. Quyền đất đai đóng một vị trí quan trọng về nhiều mặt và tạo cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác và những sự lựa chọn sinh kế thay thế. Nguồn vốn này chú trọng vào các loại như tài sản như đất đai, nguồn tài nguyên rừng mà họ sử dụng và nguồn vốn này liên quan như thế nào tới sinh kế của hộ. Đất

đai có ý nghĩa về nhiều mặt và là cơ sở để người nông dân tiếp cận các loại tài sản khác hay các sinh kế thay thế. Khi thiếu lương thực, hộ có thể phải bán hoặc cho thuê một phần hay toàn bộ đất của hộ để lấy tiền. Hộ cũng có thể phải thay đổi hình thức sử dụng đất hiện tại hoặc phương thức canh tác để giảm mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp. Hộ cũng có thể phải vào rừng khai thác gỗ và các sản phẩm phi gỗ để bán. Những thay đổi về cách các hộ sử dụng vốn tự nhiên có thể dẫn tới những hậu quả khác nhau đối với hộ đó. Bán đất canh tác đồng nghĩa với việc hộ không có đất để canh tác trong tương lai, điều này đe dọa nghiêm trọng tới sinh kế của hộ…

- Vốn con người (human capital): Đây có lẽ là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng, kiến thức, năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe tốt giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động sẵn có; yếu tố này thay đổi tùy theo số lượng người trong hộ, kĩ năng lao động, khả năng lãnh đạo, tình trạng sức khỏe…

Người ta cho rằng “Người nghèo nghèo vì họ thiếu vốn con người, người nghèo thiếu vốn con người vì họ nghèo”1. Rò ràng là ít “vốn con người” làm cản trở con đường thoát nghèo của người nghèo vì họ ít có khả năng đầu tư vào vốn đó. Vì thế, đầu tư vào “vốn con người” vì thế rất quan trọng trong việc phá vỡ vòng luẩn quẩn của đói nghèo.

- Vốn xã hội (social capital): Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng lưới và các mối liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng, sự trao đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau.


1 1 Nguyễn Văn Sửu (2010), trích trong Asian Development Bank (2001), Human capital of the poor in Vietnam, Manila.

Nguồn vốn này chủ yếu được xem xét về mối quan hệ gia đình, họ hàng, láng giềng, bạn bè, đồng nghiệp…đã góp phần như thế nào trong đảm bảo sinh kế cho gia đình. Trong điều kiện thiếu lương thực, hộ có thể phải nhờ đến sự giúp đỡ từ mối quan hệ đó. Hình thức giúp đỡ đa dạng, có thể là lương thực hoặc tiền mặt.

Tác giả Bebbington cho rằng vốn xã hội thường ít hữu hình hơn, trong khi nó là một phương tiện quan trọng để các hộ gia đình mở rộng tiếp cận của mình đối với các nguồn vốn khác và để các tác nhân tìm kiếm sinh kế [41, tr.9]. Một số nhà nghiên cứu đã lập luận rằng, sự khác biệt trong việc sở hữu vốn xã hội giúp lý giải sự khác biệt trong việc tích lũy tài sản giữa các hộ gia đình. Rò ràng là quan hệ xã hội và việc nắm giữ vốn xã hội là một công cụ quan trọng đảm bảo sự thành công trong các chiến lược sinh kế của hộ gia đình [41, tr.10]. Trong khi phân tích việc sử dụng “vốn xã hội” trong chiến lược sinh kế của nông dân ở một phường và xã khu vực ven đô Hà Nội, tác giả Nguyễn Duy Thắng đã nhận định rằng, bên cạnh những yếu tố quan trọng trong chiến lược sinh kế của nông dân như đất đai, lao động, tài chính thì vốn xã hội được coi là một nguồn lực quan trọng giúp nông dân chuyển đổi chiến lược sinh kế để ứng phó với các thách thức của đô thị hóa.

- Vốn vật chất (physical capital): Vốn vật chất gồm các cơ sở hạ tầng xã hội, tài sản hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế như giao thông, hệ thống cấp thoát nước, cung cấp năng lượng, nhà cửa, đồ đạc, các phương tiện vận chuyển, thông tin…Trong quá trình biến đổi sinh kế như hiện nay ở các hộ gia đình thì những yếu tố văn hóa vật chất còn giữ được truyền thống hay không?

- Vốn tài chính (financial capital): Bao gồm các nguồn lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Vốn này được xem xét chủ yếu ở nguồn thu chi của hộ. Trong tình trạng thiếu lương thực, hộ có thể phải tìm nguồn thu nhập thay thế. Hộ có thể phải chấp nhận bất cứ việc gì, dù rằng việc đó có ảnh hưởng

nghiêm trọng tới sức khỏe của mình. Hộ có thể phải cắt giảm chi tiêu và điều này cũng ảnh hưởng tới một số khía cạnh trong cuộc sống.

Hình dạng của ngũ giác trên diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản. Các nguồn vốn này thay đổi thường xuyên, vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian.

Điều quan trọng là một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích . Nếu một người có thể tiếp cậ n chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) thì họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê . Sơ đồ hình ngũ giác rất hữu ích cho việc tìm ra điểm nào thích hợp, những tài sản nào sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm xã hội khác nhau và cân bằng giữa những tài sản đó như thế nào.

* Tài sản và những chiến lược sinh kế: Những ai có nhiều tài sản có khuynh hướng hay có nhiều lựa chọn lớn hơn và khả năng chuyển đổi giữa nhiều chiến lược để đảm bảo sinh kế của họ.

* Tài sản và những kết quả sinh kế: Khả năng người dân thoát nghèo phụ thuộc chủ yếu vào sự tiếp cận của họ đối với những tài sản. Những tài sản khác nhau đạt được những kết quả sinh kế khác nhau.

3. Các chiến lược sinh kế và kết quả

- Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình.

- Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại. Cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Qua nghiên cứu đề tài này, tôi muốn tìm hiểu những thay đổi về tài sản hay các nguồn vốn của người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh như thế

nào trong điều kiện hiện nay. Trong đó, chú trọng về sự biến đổi của môi trường sinh kế (môi trường tự nhiên và nhân văn), lưu ý đến sự mất đi của một số điều kiện tự nhiên thuận lợi như đất đai, bù vào đó là sự xuất hiện của một số nguồn lực cho sự tìm kiếm sinh kế mới. Đồng thời cũng nghiên cứu về một số biến đổi trong văn hóa và thiết chế xã hội dưới tác động của sự biến đổi về sinh kế và những tác nhân khác.

Khung sinh kế bền vững là một cách phân tích toàn diện về phát triển và giảm nghèo. Cách tiếp cận này giúp chúng ta hiểu được việc con người sử dụng các loại vốn mình có để kiếm sống, thoát nghèo hay tránh bị rơi vào nghèo đói như thế nào. Vì nó không chỉ minh họa các chiến lược tìm kiếm thu nhập mà nó còn phân tích và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lực mà các cá thể và hộ gia đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế.

Khung sinh kế bền vững chính là một công cụ được xây dựng nhằm giúp người sử dụng xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là các yếu tố gây khó khăn hoặc tạo cơ hội cho sinh kế. Nó đồng thời cũng có mục đích tìm hiểu những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào. Ngoài mục đích cần phải đạt đến thì chúng ta phải thừa nhận: Khung sinh kế bền vững không đưa ra một mô hình phản ánh chính xác thực tế. Nó là sự rút gọn và được triển khai khi áp dụng từng hoàn cảnh cụ thể bởi sinh kế của con người rất đa dạng và phức tạp. Việc sử dụng Khung sinh kế để phân tích các loại hình sinh kế cho ta thấy đâu là loại hoạt động phát triển có hiệu quả nhất trong giảm nghèo ở cộng đồng đó.

Tiểu kết chương 1

Sinh kế là một thành tố quan trọng trong văn hóa tộc người. Trong Dân tộc học/Nhân học, dù là nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu ứng dụng thì hoạt động sinh kế của tộc người có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo quan điểm Macxit, con người trước tiên phải lo đến chuyện ăn, mặc, ở rồi mới nói đến

các hoạt động khoa học, tôn giáo, chính trị, nghệ thuật...Đời sống kinh tế chính là nền tảng, là động lực cho mọi hoạt động khác. Ngày nay, khi mà xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ với các mối quan hệ xuyên biên giới thì việc nghiên cứu về sinh kế cũng như những biến đổi của nó ở vùng biên càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa thiết thực. Người Tày ở thôn Bản Thẩu, xã Tân Thanh là một trong những ví dụ đó.

Khi tiến hành nghiên cứu về sự thay đổi trong phương thức mưu sinh của người Tày ở Tân Thanh từ Đổi mới đến nay, tôi đã dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng để phân tích, đánh giá vấn đề một cách khoa học và khách quan. Phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn chủ yếu là quan sát tham gia, phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Ngoài ra, tôi còn đề cập đến những khái niệm cơ bản có liên quan đến sinh kế và sinh kế bền vững. Hướng tiếp cận nghiên cứu sinh kế trong luận văn dựa trên lý thuyết về Khung sinh kế bền vững DFID với nội dung cơ bản là con người đã dựa vào 5 nguồn vốn: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn xã hội, vốn vật chất, vốn tài chính để kiếm sống và đảm bảo được an ninh sinh kế của mình.

Chương 2‌‌

SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI TÀY Ở XÃ TÂN THANH

2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu - xã Tân Thanh

2.1.1. Địa lý tự nhiên Vị trí địa lý

Tân Thanh là một xã biên giới nằm ở phía Đông Nam của thị trấn Na Sầm thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Xã có diện tích tự nhiên là 2.725,21 sha và dân số là 4.813 người (số liệu thống kê năm 2010). Tân Thanh hiện có 6 thôn/ bản và 2 khu đó là: Bản Đuốc, Bản Thẩu, Nà Tồng, Nà Ngườm, Nà Han, Nà Lầu, Khu I và Khu II. Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

Phía Đông giáp Trung Quốc

Phía Tây giáp xã Hoàng Việt, huyện Văn Lãng Phía Nam giáp xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng Phía Bắc giáp xã Thanh Long, huyện Văn Lãng Địa hình

Địa hình của xã Tân Thanh tương đối phức tạp, có độ cao trung bình từ 350 - 450 m, thường bị chia cắt mạnh bởi nhiều dãy núi cao như núi Khau Khú, Khau Phước, Khàu Ngầu, Đình Phù, Lũng Cầu Tiệp, núi Phia... Đặc biệt là các dãy núi đá bao quanh cánh đồng tạo thành các khe và suối nhỏ uốn khúc.

Khí hậu và thủy văn

Khí hậu ở Tân Thanh mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa hè mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh và hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

Trên địa bàn xã có hệ thống sông, suối tương đối nhiều, bao gồm các suối lớn, nhỏ rất phong phú và đa dạng như suối Đăng Puông, Khuổi Sân, Nà Cuối, Bản Đuốc, Khuổi Lầy, Nà Ngòa...Các con suối này đã cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong vùng. Bên cạnh đó là các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022