Tăng Cường Kỹ Năng Phát Hiện Sớm Khuyết Tật Ở Trẻ Em


2.8.1.2. Yếu tố động lực

Là yếu tố thúc đẩy bà mẹ theo dõi sự phát triển của trẻ và đưa trẻ đi khám ngay khi thấy trẻ có DHBT. Kết quả đánh giá trước can thiệp cho thấy vẫn còn hiện tượng các bà mẹ giấu giếm khi con có DHBT. Không tin tưởng vào khả năng cải thiện tình trạng KT cũng như không tin tưởng vào khả năng sống độc lập và học tập của TKT. Có những trường hợp họ biết con họ có DHBT nhưng không biết khám ở đâu. Đặc biệt có nhiều trường hợp đã được chẩn đoán xác định KT nhưng họ không biết các biện pháp phục hồi chức năng tại nhà phù hợp hoặc nơi can thiệp phù hợp. Từ những lý do trên, cần phải có những hoạt động nhằm thay đổi động lực PHSKT của các bà mẹ để bà mẹ thường xuyên theo dõi phát triển của con mình và đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện trẻ có DHBT.

2.8.1.3. Yếu tố kỹ năng phát hiện sớm khuyết tật

Kết quả điều tra trước can thiệp cho thấy các bà mẹ không thường xuyên theo dõi phát triển của trẻ và không có kỹ năng phát hiện các dấu hiệu khuyết tật. Chính vì vậy cần có hoạt động nhằm tăng cường kỹ năng thực hành PHSKT cho các bà mẹ.

2.8.2. Chương trình can thiệp đã xây dựng

Dựa vào những phân tích trên chương trình can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành về PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi đã xây dựng.

2.8.2.1. Tăng cường yếu tố thông tin

Nâng cao kiến thức về khái niệm, nguyên nhân về khuyết tật, định nghĩa về phát hiện sớm khuyết tật, các dạng khuyết tật, thông tin về các dấu hiệu nhận biết TKT, đặc biệt là cách xử trí khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ khuyết tật.

2.8.2.2. Tăng cường yếu tố động lực

Chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương, NCS và CBYT của TTYT, TYT tăng cường tư vấn cho các bà mẹ TKT về các dịch vụ can thiệp sớm phù hợp.

Tăng cường nguồn thông tin về PHSKT ở trẻ em: Cung cấp các kênh thông tin và tài liệu về PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi.

2.8.2.3. Tăng cường kỹ năng phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em

Hướng dẫn, hỗ trợ thực hành về cách phát hiện DHBT ở trẻ em khi bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng hoặc khi đưa trẻ đến khám bệnh tại TYT. Nếu các bà mẹ có nhu cầu hướng dẫn thực hành trực tiếp trong trường hợp CBYT của TYT giải quyết được thì thực hiện


ngay tại TYT, nếu vượt quá khả năng thì hẹn vào ngày mồng 10 hàng tháng (buổi sáng tại TTYT Hoài Đức, buổi chiều tại TYT xã An Thượng) để các chuyên gia của khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi Trung ương hướng dẫn thực hành trực tiếp.

THÔNG TIN


- Kiến thức về khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa khuyết tật

- Kiến thức về PHSKT

- Kiến thức về các dấu hiệu nhận biết TKT.

- Kiến thức về cách xử trí khi nghi ngờ trẻ có khuyết tật

ĐỘNG LỰC

- Quan điểm/thái độ tích cực đối với TKT

- Quan niệm/niềm tin tích cực về vai trò của bà mẹ trong PHSKT tại cộng đồng

- Thái độ tích cực đối với PHSKT tại cộng đồng

- Thái độ tích cực trong tham gia các hoạt động PHSKT


Kỹ năng

- Theo dõi phát triển và phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ khuyết tât

- Đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện trẻ có DHBT

Trẻ được phát hiện khuyết tật sớm hơn

Hình 2.2. Khung lý thuyết áp dụng mô hình IMB trong tăng cường phát hiện sớm khuyết tật


2.8.3. Các hoạt động can thiệp đã được thực hiện

Các hoạt động can thiệp can thiệp diễn ra trên toàn bộ 20 xã và thị trấn của huyện Hoài Đức, chủ yếu là hoạt động can thiệp truyền thông thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT của các bà mẹ có con dưới 6 tuổi (chi tiết phụ lục 20).

2.9. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được NCS rà soát, làm sạch và nhập trên chương trình Epidata phiên bản 3.1. Sau khi nhập liệu, được chuyển qua phần mềm SPSS phiên bản 18

- Mục tiêu 1 sử dụng các test thống kê: Independent – sample T Test và hồi qui tuyến tính đa biến với phương pháp Stepwise, mô hình trình bày trong kết quả nghiên cứu là mô hình được NCS lựa chọn. (lựa chọn mô hình dựa trên tiêu chí R2 lớn nhất - phụ lục 7 mục 2 và phụ lục 8 mục 2).

- Mục tiêu 2 sử dụng các test thống kê: Independent – sample T Test, hồi qui logistic với phương pháp Enter (phụ lục 14, 16) và tính toán Wald chi-square để đánh giá sự khác biệt hệ số hồi qui của các biến trong mô hình hồi qui logistic trước can thiệp và sau can thiệp theo công thức của Allison (đã trình bày trong phần khái niệm trong nghiên cứu)

- Mục tiêu 3 sử dụng test thống kê Independent – sample T Test

2.10. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ các qui định trong nghiên cứu y sinh học của hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng Hà nội (quyết định chấp thuận của hội đồng đạo đức số 274/2014/YTCC/HD3). Nghiên cứu được tiến hành với sự đồng ý của chính quyền, ngành Y tế địa phương và sự tham gia tự nguyện của các đối tượng. Các thông tin thu được chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu chứ không có mục đích gì khác. Các kết quả can thiệp có giá trị tại địa bàn can thiệp sẽ được áp dụng rộng rãi trong cộng đồng. Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia nghiên cứu ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình nghiên cứu.

2.11. Sai số và cách hạn chế sai số trong nghiên cứu

2.11.1. Sai số

- Sai số nhớ lại: Do đối tượng phỏng vấn nhầm lẫn thông tin khi trả lời những câu hỏi về những sự việc trong quá khứ, nhất là trong các câu hỏi về thời điểm phát hiện các DHBT đầu tiên và thời điểm được chẩn đoán, phân loại khuyết tật.


- Sai số do nội dung trả lời của đối tượng: Không hiểu nội dung câu hỏi hoặc do tâm lý mặc cảm, miệt thị về khuyết tật mà cố tình che dấu, không trả lời trung thực.

- Sai số do điều tra viên: Do điều tra viên tiến hành thu thập thông tin chưa hiểu rõ vấn đề nghiên cứu; hoặc không thực hiện nghiêm túc việc thu thập thông tin.

- Tác động khác: Do các chương trình khác tiến hành trên cùng địa bàn nghiên cứu.

- Sai số khi nhập liệu.

2.11.2. Biện pháp khắc phục sai số

- Sử dụng sổ Y bạ hoặc giấy tờ liên quan đến việc trẻ đã được khám và chẩn đoán xác định khuyết tật trước đó.

- Bảng câu hỏi phỏng vấn được sắp xếp hợp lý về trình tự logic, cách diễn đạt và từ ngữ dễ hiểu.

- Thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi đưa vào vào thu thập thông tin chính thức.

- Tiến hành tập huấn kỹ lưỡng cho điều tra viên về kỹ năng tiếp cận, giao tiếp với gia đình trẻ khuyết tật.

- Giám sát nghiêm túc việc thu thập số liệu.

- Tăng cường việc giám sát các hoạt động can thiệp tại địa bàn nghiên cứu tuy nhiên trong thời gian thực hiện nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Đức không có chương trình can thiệp phát hiện sớm khuyết tật khác.

- Nghiên cứu viên kiểm tra và làm sạch phiếu sau mỗi ngày điều tra và trước khi nhập số liệu vào máy. Xây dựng bộ nhập liệu với các lệnh kiểm tra dữ liệu, thiết lập ràng buộc bằng phần mềm Epidata để tránh sai sót trong quá trình nhập liệu. Trong quá trình phân tích, đối chiếu kết quả với thực tế.

2.12. Đóng góp của đề tài

Đề tài mô tả được thực trạng PHSKT ở trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn huyện Hoài Đức - TP Hà Nội. Đánh giá hiệu quả của can thiệp tăng cường PHSKT ở trẻ em đối với sự thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành PHSKT ở trẻ em cho các bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi và sự cải thiện tuổi được chẩn đoán xác định khuyết tật của TKT.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Thông tin chung về bà mẹ TKT dưới 6 tuổi NCS trình bày chi tiếp tại phụ lục 3

3.1.1. Thông tin chung ca TKT


45.1 ± 1.24

25.83 ± 1.89

50

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

Trước can thiệp Sau can thiệp


Trung bình khác biệt = 19.28

p<0.001


Biểu đồ 3.1.Tuổi trung bình của trẻ khuyết tật theo tháng tuổi

Tuổi trung bình TKT ở nhóm sau can thiệp thấp hơn nhóm trước can thiệp 19,28 tháng (p<0,001).

66.7

56

43.6

47.3

48.5

42.4

38.2

33.3

14.5

9.1

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Nam Nữ Thứ nhất Thứ hai Thứ ba trở lên

Trước can thiệp

Sau can thiệp


Biểu đồ 3.2. Phân bố giới và thứ tự sinh của trẻ khuyết tật trước và sau can thiệp

Tỷ lệ trẻ nam ở nhóm trước can thiệp (56,4%) thấp hơn ở nhóm sau can thiệp (66,7%) không có ý nghĩa thống kê (χ2 =2,224;p>0,05). Tỷ lệ trẻ là con thứ nhất ở nhóm trước can thiệp (47,3%) cao hơn ở nhóm sau can thiệp (42,4%) không có ý nghĩa thống kê ((χ2 =2,724;p>0,05).


Bảng 3.1. Phân bố dạng khuyết tật của trẻ khuyết tật trước và sau san thiệp


Dạng khuyết tật

Trước can thiệp

Sau can thiệp

χ2

p

n (220)

%

n (66)

%

Khuyết tật vận động

52

23,6

29

43,9

10,309

0,001

Khuyết tật nhìn

56

25,5

7

10,6

6,517

0,011

Khuyết tật nói

113

51,4

36

54,5

0,206

0,650

Khuyết tật nghe

19

8,6

4

6,1

0,455

0,500

Khuyết tật trí tuệ

75

34,1

19

28,8

0,647

0,421

Động kinh

10

4,5

6

9,1

1,986

0,159

Rối loạn hành vi

12

5,5

0

0

-

-

Khuyết tật khác

16

7,3

8

12,1

1,553

0,213

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Tỷ lệ TKT vận động, TKT nhìn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm trước và nhóm sau can thiệp (p<0,05). Tỷ lệ TKT nói, TKT nghe, TKT trí tuệ, trẻ động kinh và TKT khuyết tật khác không có sự khác biệt giữa nhóm trước và nhóm sau can thiệp (p>0,05).



72.7

71.7

55.5

50

50

44.5

27.3 28.8

80

70

60

50

40 Trước can thiệp

30 Sau can thiệp


20


10


0

Một khuyết tật Từ 2 khuyết

tật trở lên


Bẩm sinh Mắc phải


Biểu đồ 3.3. Phân bố số khuyết tật trên trẻ và nguyên nhân gây khuyết tật ở nhóm trước và nhóm sau can thiêp

Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số khuyết tật trên trẻ (χ2=0,608; p>0,05) và nguyên nhân gây khuyết tât (χ2= 0,058; p>0,05).


3.1.2. Thông tin chung về bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng

Bảng 3.2. Thông tin chung về bà mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi


Yếu tố

Phân loại

Trước can

thiệp

Sau can

thiệp

χ2

p

n=710

%

n=710

%


Nhóm tuổi

Dưới 25 tuổi

230

32,4

191

26,9


5,423


0,066

Từ 25 đến 30

331

46,6

366

51,5

Từ 31 đến 35

114

16,1

123

17,3

Trên 35

35

4,9

30

4,2


TĐHV

Trên THPT

377

53,1

343

48,3

3,257

0,071

THPT trở xuống

333

46,9

367

51,7

Nghề nghiệp

Viên chức, công nhân

306

43,1

324

45,6

1,298

0,522

Nông dân

137

19,3

123

17,3

Nghề khác

267

37,6

263

37

Bà mẹ trong nhóm tuổi 25 - 30 chiếm đa số (46,6% và 51,5%). Nhóm bà mẹ trước can thiệp có TĐHV trên THPT chiếm đa số (53,1%), nhóm bà mẹ sau can thiệp có TĐHV bằng hoặc dưới THPT chiếm đa số (48,3%). Bà mẹ là viên chức, công nhân chiếm đa số (43,1% và 43%). Đặc điểm chung của các bà mẹ trước và sau can thiệp khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

3.2. Thực trạng PHSKT và một số yếu tố liên quan đến các thời điểm PHSKT

3.2.1. Thực trạng PHSKT


46 20 9 174 78 1 Có Không Biểu đồ 3 4 Phân bố bà mẹ TKT nhận được thông tin 1

46 (20,9%)


174 (78,1%)


Có Không

Biểu đồ 3.4. Phân bố bà mẹ TKT nhận được thông tin PHSKT (n=220)

Chỉ có 20,9% bà mẹ nhận được thông tin phát hiện sớm khuyết tật trước can thiệp


16,8%

83,2%

Đã đi khám và được chẩn đoán

Chưa đi khám và chưa được chẩn đoán



Biểu đồ 3.5. Phân bố TKT được đi khám và chẩn đoán trước khi sàng lọc (n=220)

Trong tổng số 220 TKT tại huyện Hoài Đức thì số trẻ được gia đình đưa đi khám và được chẩn đoán trước khi có chương trình sàng lọc là 183 trẻ chiếm 83,2%.

Bảng 3.3. Tuổi trung bình của trẻ qua các giai đoạn phát hiện sớm khuyết tật theo tháng

Thời điểm (tháng tuổi)

Số lượng

(n)

Trung bình ± Sai số chuẩn

(TB ± SSC)

Phát hiện có DHBT

220

12,03 ± 0,89

Hỏi ý kiến người khác

220

12,16 ± 0,88

Khẳng định trẻ không bình thường

220

13,85 ± 0,98

Đi khám lần đầu tiên

220

19,15 ± 1,32

Được chẩn đoán

220

20,59 ± 1,35

Thời gian từ khi phát hiện DHBT

đầu tiên đến khi được chẩn đoán

220

8,72 ± 0,98

Trung bình thời điểm phát hiện DHBT đầu tiên là 12,03 tháng. Thời điểm hỏi ý kiến người khác là 12,16 tháng. Thời điểm khẳng định trẻ không bình thường là 13,85 tháng. Thời điểm trẻ được đi khám lần đầu tiên là 19,15 tháng. Thời điểm được chẩn đoán là

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 03/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí