Kinh Nghiệm Thực Tiễn Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số


vật nuôi, phân bón,… đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập tính trên đơn vị giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin về pháp luật, chính sách và thị trường, đã khiến cho người nghèo càng khó khăn hơn khi tìm kiếm cơ hội thoát nghèo.

Hai là, trình độ học vấn và khả năng tham gia vào thị trường lao động. Thực tế, người nghèo thường có học vấn thấp, khó có cơ hội kiếm việc làm tốt, ổn định, rất khó khăn trong giải quyết vướng mắc liên quan đến pháp luật.


1.4.3. Những yếu tố khác

Một là, yếu tố nhân khẩu học: Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của hộ nghèo, do vậy đông người ăn theo (trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người ốm đau bệnh nặng) vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của đói nghèo. Việc thiếu kiến thức trong tiếp cận các biện pháp chăm sóc sức khỏe sinh sản làm cho tỷ lệ sinh cao, nhưng chất lượng dân số thấp (tỷ lệ trẻ em tử vong, tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao).

Hai là, yếu tố điều kiện tự nhiên, thiên nhiên: Thực tế cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo thấp ở các nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn tỷ lệ nghèo cao ở các nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, không thuận lợi cho hoạt động KTXH.

Ba là, cơ sở hạ tầng cho sự phát triển: Đây là điều kiện ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo, đang là thách thức đối với miền núi, vùng đặc biệt khó khăn là dễ bị cô lập, không thể hoặc khó tiếp cận thị trường và các vùng kinh tế phát triển, bởi vẫn còn tình trạng chất lượng đường giao thông kém, xa chợ,… làm người nghèo khó tìm kiếm được cơ hội thoát nghèo.

Bốn là, thiên tai và rủi ro: Các gia đình hộ nghèo thường dễ bị tổn thương với khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với gia đình, cộng đồng. Do thu nhập bình quân đầu người thấp chỉ tạm đủ để trang trải cuộc sống, phần tích lũy kém, cũng như khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống các biến cố đột ngột thường gây ra bất ổn lớn trong cuộc sống của họ. Đồng thời, do không có tay nghề sản xuất và kinh nghiệm làm ăn, cũng như khả năng đối phó và khắc phục với những rủi ro của người nghèo kém, làm cho thu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

nhập thêm hạn hẹp và mất khả năng khắc phục rủi ro, thậm chí còn đối mặt với nhiều rủi ro hơn nữa.

Năm là, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của người dân: Đến nay, phong tục tập quán lạc hậu không còn phù hợp đang dần bị thay thế, những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông được bảo tồn và phát huy, tạo động lực mạnh mẽ cho đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông yên tâm sản xuất và sinh hoạt. Mặt khác, một số đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông còn tồn tại hủ tục lạc hậu như: nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, hoạt động văn hóa tâm linh (ma chay hiếu hỷ, lễ cúng) kéo dài gây tốn kém và lãng phí thời gian còn phổ biến, cũng như thói quen phát nương làm rẫy nơi có địa hình cao và dốc làm gia tăng tình trạng xói mòn sạt lở, sản xuất manh mún và kém ổn định.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 6


1.5. Kinh nghiệm thực tiễn thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số



Lắk

1.5.1. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số ở Đắk


Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có

đường biên giới dài khoảng 73 km, giáp với tỉnh Mondulkiri thuộc vương quốc Campuchia. Tỉnh có 13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 184 xã, phường, thị trấn và 2481 thôn, buôn, tổ dân phố. Trong đó, có 608 buôn đồng bào DTTS tại chỗ; có 50 xã đặc biệt khó khăn và 1 xã biên giới. Toàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 1,9 triệu dân, có 49 dân tộc anh em đang sinh sống, trong đó DTTS chiếm 32,5%, phân bố thưa thớt ở 184/184 xã, phường, thị trấn của tỉnh, chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Đến năm 2020 toàn tỉnh có 46.033 hộ nghèo chiếm 9,33%, trong đó hộ nghèo đồng bào DTTS 30.589 hộ, chiếm 18,39%, so với hộ đồng bào dân tộc thiểu số hộ cận nghèo là 43.911 hộ, chiếm tỷ lệ 8,9%, có 51.253 đối tượng hưởng chính sách trợ giúp xã hội hàng tháng.

Trong 5 năm (2016-2020), tổng nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV của tỉnh là hơn 855 tỷ đồng, trong đó đầu tư hơn 320 tỷ đồng cho


xây dựng cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS, huyện nghèo, xã nghèo và thôn, buôn ĐBKK.

Tính đến cuối năm 2020, tỉnh chú trọng đẩy mạnh thực hiện Chương trình chống đói nghèo phải huy động được tất cả các cấp các ngành và toàn xã hội tham gia, không ai là người ngoài cuộc, trong đó ý chí và quyết tâm của chính các hộ nghèo đồng bào DTTS là nhân tố quyết định. Đồng bào DTTS dễ mặc cảm, tự ti, không nắm được thông tin, ít được tham gia vào quá trình phát triển, nhất là cơ hội tiếp cận với các dịch vụ công. Vì vậy, phải làm cho các hộ nghèo nâng cao nhận thức, đảm bảo cho họ được tham gia vào mọi hoạt động của chương trình giảm nghèo, chủ động tạo việc làm, vươn lên thoát nghèo: đã xây mới 141 công trình, duy tu bảo dưỡng 14 công trình CSHT. Thực hiện 86 dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho 1.654 hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo. Đối với Chương trình 135, giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã đầu tư xây mới và nâng cấp 1.096 công trình, duy tu bảo dưỡng 113 công trình CSHT. Thực hiện 553 dự án phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình cho 11.000 hộ ở 50 xã ĐBKK và 01 xã biên giới.

Trong 5 năm (2016-2020) tỉnh giải quyết cho 251.769 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay số tiền hơn 6.985 tỷ đồng, giúp đối tượng có vốn đầu tư sản xuất. Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp, giai đoạn 2016-2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 2,51%/ năm, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 4,97%. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn tỉnh đạt 87,65, 100% số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, 100% số xã đạt phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.

Đến nay, UBMTTQ các cấp trong tỉnh đã vận động Quỹ “vì người nghèo” được 72 tỷ đồng 758 triệu đồng, đã xây dựng được 1.146 nhà đại đoàn kết với tổng số tiền 34 tỷ 9996 triệu đồng, hỗ trợ dựng nhà theo Chương trình 167 được 6.912 căn với tổng kinh phí 12 tỷ 139 triệu đồng,.... Ngoài ra, UBMTTQ tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận hơn 9 tỷ đồng chi cho công tác phòng, chống covid -19, tiếp nhận trên 9 tỷ đồng và 14 tấn gạo ủng hộ đồng bào DTTS nghèo.


Đặc biệt, nhằm đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ trong công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, tỉnh Đắk Lắk không ban hành chuẩn nghèo của địa phương mà chỉ tổ chức thực hiện rà soát, phê duyệt kết quả để có chính sách hỗ trợ hiệu quả cho từng đối tượng. Đây được coi là “mắt xích” quan trọng, then chốt trong công tác giảm nghèo, là cơ sở để các cấp thôn, xã, huyện nắm được danh sách hộ nghèo, nguyên nhân nghèo, nhu cầu hỗ trợ để triển khai chính sách phù hợp. Nhờ huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và chính người nghèo để thực hiện giảm nghèo, do đó, CSHT xã hội thôn, buôn ĐBKK khởi sắc diện mạo nông thôn. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nước sạch,… của người dân ngày càng tốt hơn. Đời sống của người nghèo, người đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện và nâng cao.



Tum

1.5.2. Kinh nghiệm giảm nghèo bền vững đối với dân tộc thiểu số ở Kon


Tỉnh Kon Tum đã thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai

đoạn 2016 - 2020 và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS của tỉnh giảm sâu 12,49%, cụ thể từ 26,11% vào cuối năm 2015 giảm xuống còn 13,62% cuối năm 2019. Thành quả trên có được nhờ sự đóng góp không nhỏ của những lá đơn xin thoát nghèo của nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh[55]. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 và phong trào thi đua, chính quyền địa phương đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể từ TW đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân nhận thức đúng về công tác giảm nghèo. Nhận thức rõ về việc còn nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ là gánh nặng cho xã hội, nhiều gia đình trên địa bàn mặc dù còn có khó khăn nhưng đã chủ động học tập cách làm ăn xây dựng kinh tế khá, tự giác xin ra khỏi diện hộ nghèo. Chính quyền địa phương ghi nhận và biểu dương các hộ nghèo đồng bào DTTS tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo, xem đây là điểm sáng trong công tác giảm nghèo ở Kon Tum và là tấm gương tốt cho các hộ nghèo khác học tập và nhân rộng. Đồng thời, UBND tỉnh tiếp tục tuyên truyền vận động làm


chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân, đồng thời huy động nguồn lực bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, trong sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, bảo lãnh tín chấp để người nghèo được vay vốn làm ăn, thực hiện các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là tạo điều kiện cho các hộ tự nguyện viết đơn xin thoát nghèo vay vốn từ NHCSXH để phát triển sản xuất, tham gia các chương trình, hợp phần hỗ trợ sản xuất để hướng dẫn cho các hộ nghèo khác vươn lên thoát nghèo. Người đồng bào DTTS đã nâng cao ý thức tự lực, tự cường, vươn lên thoát nghèo, không ỉ lại vào hỗ trợ từ chính sách.


1.5.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Sau hơn 20 năm đổi mới, kinh tế tỉnh Ninh Bình có bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngồn lực huy động đầu tư cho phát triển tăng nhanh, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân cải thiện, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới, an ninh chính trị giữ vững, quốc phòng được tăng cường. Các mục tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra cơ bản hoàn thành, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt mức, trong đó đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững, đảm bảo công bằng xã hội. Do kịp thời phát huy sức mạnh và sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân vào phong trào “Ngày vì người nghèo”. Đồng thời, thực hiện tốt chủ trương “đem cái chữ đến cho người nghèo”, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nhằm huy động nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hàng năm có khoảng 15.60 người đồng bào DTTS nghèo được theo học lớp bổ túc văn hóa, góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh.

1.5.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm, mô hình giải quyết vấn đề GNBV ở một số địa phương, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như sau:


Trước hết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thực hiện kịp thời để công tác GNBV thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi cấp ủy Đảng phải điều hành trực tiếp cùng chính quyền từ huyện đến xã, sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành, các tổ chức CTXH, tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác GNBV.

Thứ hai, phải tiến hành điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo đúng quy trình chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn từng thôn, buôn, xã, từng vùng nghèo khác nhau. Trên cơ sở đó, xác định được quy mô, tính chất mức độ nghèo là cơ sở để có chính sách, biện pháp giải quyết cụ thể, vừa là cơ sở để “đo đếm”, đánh giá kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo, trong đó vai trò cấp xã, thị trấn là gần dân nhất, cấp trực tiếp triển khai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tại địa phương.

Thứ ba, GNBV phải luôn được coi là mục tiêu quan trọng nhất, xuyên suốt trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh, tỉnh phải có chính sách, giải pháp giảm nghèo cụ thể, phù hợp và tính khả thi đối với từng vùng, từng địa bàn, phù hợp với nhóm đối tượng theo nguyên tắc “trao cần câu không trao xâu cá”, đồng thời đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, trước hết, chủ động nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực của cộng đồng kết hợp với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, mở rộng hợp tác đầu tư về kỹ thuật, tài chính cho giảm nghèo, đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Thứ tư, phải tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo.

Thứ năm là, tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm thông qua các hội nghị sơ kết, tổng kết để nêu lên những nội dung đã được thực hiện tốt, nhằm nêu gương học hỏi, nhìn nhận những hạn chế, nhằm bàn bạc đưa ra hướng khắc phục cho giai đoạn tiếp theo, đồng thời đánh giá mô hình giảm nghèo hiệu quả để kịp thời tuyên dương và nhân rộng, mới mong mục đạt đến mục tiêu GNBV.

Như vậy, theo tác giả luận văn, muốn đẩy lùi đói nghèo một cách hiệu quả và bền vững đòi hỏi phải có sự vào cuộc của các tầng lớp, mọi lực lượng, chứ không


chỉ của riêng một cá nhân hoặc địa phương hay quốc gia. Sự quan tâm đó là, vừa tận dụng vươn lên từ nội lực, vừa huy động ngoại lực từ trách nhiệm hỗ trợ từ cộng đồng, toàn xã hội cho đến hệ thống lý luận, cũng như hàng loạt những công trình nghiên cứu và bài học thực tiễn. Đây là cơ sở, hành trang cần thiết để có thể giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề đói nghèo đã và đang diễn ra vô cùng phức tạp như hiện nay.


Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 tác giả đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, đó là: chính sách giảm nghèo và GNBV đối với đồng bào DTTS, các tiêu chí về đánh giá giảm nghèo, các chính sách Nhà nước đã ban hành về giảm nghèo và đã hệ thống các cơ sở để lý luận về chính sách, chính sách công làm cơ sở để đưa ra chính sách giảm nghèo, vai trò của chính sách giảm nghèo.

GNBV chính là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên chuẩn nghèo đó ngay cả khi gặp các cú sốc hay rủi ro, là đảm bảo duy trì thành quả giảm nghèo bền vững, tránh phải tình trạng tuần hoàn “nghèo – thoát nghèo – tái nghèo”.

Phân tích và làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về giảm nghèo và GNBV cùng việc đi tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương về giảm nghèo để rút ra bài học kinh nghiệm cho thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ đó làm cơ sở để hiểu thực trạng và đánh giá chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ở Chương 2 và rút ra những nguyên nhân của các mặt tồn tại cũng như hạn chế là nền tảng định hướng quan trọng cho việc nghiên cứu một số giải pháp, kiến nghị đối với việc thực hiện chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ở Chương 3.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí