Thành Tựu Và Hạn Chế Trong Quá Trình Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng

Phòng Tư pháp: Chủ trì triển khai chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo; tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cho các đối tượng, đặc biệt là người nghèo, hộ nghèo.

Phòng Nội vụ: Bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo từ huyện đến các xã, thị trấn. Tham mưu cho UBND huyện điều chỉnh, bổ sung thành viên Ban chỉ đạo. Xét thi đua, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác giảm nghèo của huyện.

Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tham gia vào thực hiện chính sách GNBV với tư cách phối hợp; có trách nhiệm tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Nhà nước về GNBV; tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình giảm nghèo của quốc gia và của địa phương. Phát động các phong trào thi đua như Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững (Hội dân dân); phong trào vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững (Hội Liên hiệp phụ nữ); phong trào thanh niên khởi nghiệp (Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh)...đã góp phần giúp các hội viên, đoàn viên nghèo vươn lên thoát nghèo và giảm nghèo bền vững.

Hằng năm Ban chỉ đạo bám sát vào các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành trung ương, tỉnh chủ động triển khai chương trình đảm bảo minh bạch, dân chủ đúng đối tượng. Các nguồn vốn đầu tư được lựa chọn ưu tiên bố trí xây dựng các công trình cấp thiết phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất được triển khai đảm bảo đúng quy trình có sự tham gia của người dân. Hàng năm sau khi rà soát lấy nhu cầu khẳng định sự tham gia của người dân, trên cơ sở tờ trình của xóm UBND xã lập Dự án/Kế hoạch chuyển đổi cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trình huyện thẩm định trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt của tỉnh tổ chức triển khai thực hiện tại cơ sở.

Ban chỉ đạo cấp huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng năm; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực

hiện chương trình GNBV của địa phương. Huy động các nguồn lực của toàn xã hội để hỗ trợ cho các xã nghèo, các hộ nghèo thông qua các nguồn lực đầu tư của Nhà nước kết hợp với việc khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương thực hiện chương trình.

UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Thực hiện chế độ giao ban định kỳ để nắm chắc tiến độ của chương trình, phát hiện và bổ sung kịp thời những thiếu sót, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

* Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Tập trung chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ công tác tuyên truyền, cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện sát với tình hình thực tiễn của địa phương; tổ chức các hội nghị quán triệt, phổ biến mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng về nội dung của các văn bản chỉ đạo cũng như các chính sách về GNBV đến cộng đồng, doanh nghiệp và các đối tượng hưởng thụ chính sách là các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa huyện.

Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, thu hút được sự chú ý của các tầng lớp nhân dân như: Cổng thông tin điện tử của huyện; các hoạt động truyền thông về giảm nghèo; các lớp tập huấn về công tác giảm nghèo; lồng ghép trong các hội nghị quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; lồng ghép trong các buổi họp xóm, khu dân cư, tổ dân phố...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Chỉ đạo các tổ chức chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền

Công tác tuyên truyền đã ảnh hưởng tích cực đến công tác giảm nghèo tạo được sự chuyển biến về nhận thức, khơi dậy lòng nhân ái của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội trong việc hỗ trợ các nguồn vốn triển khai các mô hình sinh kế, hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người nghèo hoặc đóng góp qũy Vì người nghèo; làm chuyển biến nhận thức cho các hộ nghèo về ý thức tự vươn lên thoát nghèo, khắc phục sự trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của các chương trình, từ đó

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 7

tích cực tìm việc làm, vay vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật để sản xuất kinh doanh tự mình vươn lên thoát nghèo.

Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo 21/21 xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể phù hợp với thực tiễn của từng địa phương để tổ chức triển khai thực hiện đến từng chi bộ, xóm, tổ dân phố. Các phòng, ban, ngành đoàn thể phối hợp chặt chẽ trong việc chăm lo, hỗ trợ cho các hộ nghèo bằng những chương trình, mô hình cụ thể; các tổ chức đoàn thể ngoài trách nhiệm được phân công còn có trách nhiệm trực tiếp chăm lo hỗ trợ hộ nghèo là hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

* Công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo

Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các phòng, ban, ngành chức năng xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát các xã, thị trấn trong việc tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo chung và chính sách xã hội bằng nhiều hình thức: Kiểm tra định kỳ rà soát hộ nghèo, cận nghèo hàng năm (được 16 cuộc); kiểm tra lồng ghép việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm (được 22 cuộc); giám sát thông qua kênh Hội đồng nhân dân tỉnh 03 cuộc; giám sát Ủy ban kiểm tra Trung ương 02 cuộc; thanh tra chuyên ngành Ban Dân tộc tỉnh 01 cuộc; giám sát của Thanh tra huyện 02 cuộc; giám sát thông qua các tổ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã 13 cuộc từ đó đã tháo gỡ vướng mắc cho cơ sở trong quá trình thực hiện chương trình, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, chất lượng. Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan, việc thực hiện các chương trình hỗ trợ tại địa phương một số nội dung, chương trình thực hiện chưa hiệu quả.

*Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, các phòng, ban, ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển KT - XH; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các chương trình, dự án của ngành lồng ghép với chương trình GNBV, tuyên truyền vận động hội viên tham gia các chương trình, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện nhằm phát huy tốt nhất hiệu qủa các nguồn lực

nhà nước hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc miền núi, góp phần tích cực trong công tác XĐGN, GNBV và phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng ở địa phương.

* Nguồn lực để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

Ngân sách Trung ương bố trí thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo chung trên địa bàn huyện:

(1) Vốn đầu tư phát triển: Tổng số vốn thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 là 363.136,627 triệu đồng, trong đó vốn phân bổ theo các năm là 359.815 triệu đồng, vốn chuyển nguồn 2016 sang là 621,627 triệu đồng, vốn bổ sung là 2.700 triệu đồng.

(2) Vốn sự nghiệp: 70.493 triệu đồng.

(3) Vốn duy tu bảo dưỡng các công trình 30a là 18.888 triệu đồng

(4) Ngân sách địa phương bố trí hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững: Không có

(5) Hỗ trợ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước

Tổng công ty Khánh Việt tỉnh Khánh Hòa đã hỗ trợ cho huyện 5.077 triệu đồng (trong đó hỗ trợ làm nhà cho 11 hộ nghèo, 02 gia đình chính sách và 01 sinh viên thuộc hộ nghèo). Cho vay không lãi trả góp xây lò sấy thuốc lá là 845 hộ với số tiền là 3.383,5 triệu đồng.

Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam hỗ trợ kinh phí để thực hiện xóa đói giảm nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP với tổng kinh phí hỗ trợ là: 31.341,925 triệu đồng (hỗ trợ làm 534 nhà tình nghĩa; cấp học bổng cho 34 lượt sinh viên nghèo; hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề cho thanh niên; hỗ trợ xây dựng 70 tuyến đường giao thông nông thôn).

Tập đoàn An viên hỗ trợ xây Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện

1.500 triệu đồng.


Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettell tặng bò giúp người nghèo nơi biên giới cho 03 xã biên giới 124 con bò, trị giá 1.860 triệu đồng.

(6) Hỗ trợ của doanh nghiệp, cộng đồng và các đoàn thể

Công ty đầu tư và phát triển đô thị hỗ trợ làm nhà ở cho 15 hộ nghèo với tổng số tiền 150 triệu đồng.

Công ty Kiên Trung hỗ trợ 52 triệu làm nhà ở cho 04 hộ nghèo; 92 triệu cho hộ nghèo trồng thuốc lá; cho vay phân bón trả chậm trên 1.800 triệu đồng.

Vốn huy động đóng góp của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư 2016 - 2020 là 2.403,45 triệu đồng, đã hỗ trợ 53 nhà ở cho 53 hộ nghèo.

(7) Các nguồn vốn khác

Nguồn viện trợ của Chính phủ Ailen và Liên minh Châu âu hỗ trợ làm đường Giao thông nông thôn thời kỳ 2016 - 2020 là 9.847,612 triệu đồng.

Nguồn vốn Chương trình 135 hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã thuộc Chương trình 135 năm 2016 đến 2020 là 115.490,106 triệu đồng.

2.2.2. Thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

2.2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu

* Thành tựu:

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện. UBND huyện ban hành các kế hoạch về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV hằng năm và giai đoạn 2016 - 2020; thường xuyên kiện toàn BCĐ thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng quy chế, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo. Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm được các xã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện, nhiều cơ sở thực hiện tốt công tác tuyên truyền, do đó kết quả rà soát đạt chất lượng, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm hàng năm đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.

* Kết quả thực hiện các chính sách:

(1) Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: Triển khai hỗ trợ kịp thời giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất đúng đối tượng tạo điều kiện cho người dân vươn lên thoát nghèo, góp phần nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn 2016 - 2020 đã hỗ trợ 142.356,3 triệu đồng cho 18.116

lượt hộ; hỗ trợ thực hiện 03 mô hình về trồng cỏ, chế biến thức ăn gia súc với 299 hộ tham gia với kinh phí hỗ trợ là 627,262 triệu đồng; tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật là 325,548 triệu đồng; kinh phí quản lý các dự án mô hình giảm nghèo là 738,927 triệu đồng. Nhờ đó nhân dân được tiếp cận với các mô hình giảm nghèo, được chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất góp phần giảm nghèo và giảm nghèo bền vững.

(2) Nhân rộng mô hình giảm nghèo: Thực hiện Thông tư số 18/2017/TT- BNN-PTNT, ngày 07/10/2017 của Bộ nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Từ các mô hình giảm nghèo thực hiện có hiệu quả đã nhân rộng các mô hình đến nhiều hộ dân đến các xã khác trong toàn huyện. Trong giai đoạn năm 2016-2020 có 06 dự án được triển khai thực hiện với tổng số vốn là 2.200 triệu đồng, trong đó: 04 dự án tạo việc làm công cho người nghèo thông qua việc hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn tại 04 xã (Cần Yên, Lương Can, Sỹ Hai, Cải Viên); 02 mô hình nông nghiệp dinh dưỡng vốn năm 2020 hiện nay đang khảo sát thực hiện.

(3) Chính sách hỗ trợ giáo dục - đào tạo: Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ 2015-2021; Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Từ năm 2026 - 2020 đã hỗ trợ cho và miễn giảm học phí được

14.477 học sinh với tổng kinh phí thực hiện 30.287,165 triệu đồng. Chi tiền miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên với 23 hồ sơ, với kinh phí chi trả 141.200.000 đồng. Ngoài ra phòng Giáo dục và đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học và các ban, ngành, đoàn thể tổ chức vận động và tiếp nhận sách giáo

khoa, đồ dùng học tập, quần áo…đến học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên 500 triệu đồng.

(4) Chính sách hỗ trợ về y tế: Thực hiện Thông tư số 30/2019/TT/BLĐTBXH, ngày 28/6/2016 về hướng dẫn lập hồ sơ đối tượng tham gia Bảo hiểm Y tế do Bộ LĐTB&XH quản lý; Quyết định 538/2013/QĐ-TTg, ngày 29/3/2013 về phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới Bảo hiểm Y tế toàn dân, giai đoạn 2012 - 2015 và đến năm 2020. Trong 05 năm 2016 - 2020, 100% người nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng khác trên địa bàn được cấp thẻ BHYT, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời tạo điều kiện cho người dân để khám chữa bệnh được tốt hơn.

(5) Chính sách hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội: Hiện nay toàn huyện có 2.259 đối tượng bảo trợ xã hội; trong đó có 923 người cao tuổi; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng 897 đối tượng; chăm sóc nuôi dưỡng 163; đơn thân nuôi con nhỏ thuộc hộ nghèo 232 đối tượng; người nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo 05 đối tượng; trẻ em mồ côi 39 trẻ; 30 cụ cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo mất nguồn nuôi dưỡng đang được chăm sóc tại cộng đồng. Hàng năm huyện đã rà soát và chi trả tiền chúc thọ mừng thọ đủ tuổi mừng thọ ở các tuổi 70,75, 80, 85, 90, 95,100 và trên 100 tuổi cho gần 500 cụ.

(6) Chính sách nhà ở, nước sinh hoạt: Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg, ngày 10/8/2015 về Chính sách nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015. Trong giai đoạn 2016-2020 đã hỗ trợ xây dựng, huy động vốn từ các tổ chức xã hội, cá nhân từ thiện khác thực hiện làm mới và sửa chữa nhà ở cho người nghèo, hộ gia đình có công với cách mạng hỗ trợ được 114 hộ, với tổng kinh phí 3.935,745 triệu đồng; trong đó Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện và các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện thông qua cuộc vận động “Quỹ Vì người nghèo” và sự đóng góp của cộng đồng đã làm mới 78 nhà và sửa chữa 61 nhà cho người nghèo với tổng kinh phí 2.683 triệu đồng.

(7) Hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp lý: Hội đồng tuyên truyền phổ biến pháp luật kết hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh đã

thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động tại các xã, thị trấn được 25 cuộc cho 583 người trong đó có 364 người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, 67 thuộc gia đình chính sách, người có công tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết được quyền và nghĩa vụ của mình chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của nhà nước vươn lên thoát nghèo.

(8) Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo: Thực hiện Thông tư số 190/2014/TT-TTB, ngày 11/12/2014 của Bộ Tài chính về Quy định thực hiện Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội; trong 05 năm 2016-2020 số lượt hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện 21.332 lượt hộ, với kinh phí 11.956,618 triệu đồng; số lượt hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện 260 hộ, kinh phí 135,706 triệu đồng.

(9) Chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 102/QĐ-TTg, ngày 07/8/2009 của thủ tướng Chính phủ: Tổng số kinh phí đã thực hiện hỗ trợ ( 2016 - 2018) là 7.472,792 triệu đồng đã hỗ trợ cho 77.873 lượt người, hỗ trợ giống cây trồng ( Ngô, Lạc, Dong giềng, gừng…) phân bón (đạm, lân, kali).

(10) Chính sách tín dụng, ưu đãi: Các hộ nghèo được tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp để chăn nuôi, sản xuất với mức lãi cho vay là 01 năm, mức vay tối đa 30 triệu đồng/hộ. Trong 05 năm đã cho hộ nghèo vay với tổng số 9.765 hộ với số tiền cho vay 255.875 triệu đồng; cho vay tín dụng học sinh - sinh viên thuộc hộ nghèo có 497 hộ, với số tiền 5.688,5 triệu đồng; cho vay xuất khẩu lao động với số tiền là 629 triệu đồng; vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là 202 hộ, với số tiền là 1.289 triệu đồng; cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn là 509 hộ, với số tiền là 13.924 triệu đồng.

(11) Chính sách hỗ trợ gạo cứu đói cho hộ nghèo: Thực hiện Quyết định số 880/QĐ-TTg, ngày 15/7/2019 về hỗ trợ gạo cứu đói cho tỉnh Cao Bằng năm 2019 đã hỗ trợ gạo cứu đói cho hộ nghèo trong dịp tết Nguyên Đán năm 2019 được 9.739 lượt hộ; 44.861 nhân khẩu với 683.475 kg gạo được cấp phát. Hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt cho người nghèo được 17.042 lượt hộ; 79.002 lượt nhân khẩu với 1.626.281 kg gạo được cấp phát.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022