nghèo và giảm nghèo trong phạm vi cả nước và ở mỗi địa phương, như: Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Lâm Nghiệp năm 2005 “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam, Nguyễn Trọng Xuân, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội - 2008 “Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ giúp dân xoá đói giảm nghèo”; Nguyễn Thị Hằng, Nxb. Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh – 1997 “Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay”; Oxfam, Hà Nội - 2013 “Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam”; Viện Khoa học xã hội Việt Nam – VASS; Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội – 2011, “Giảm nghèo tại Việt Nam: Thành tựu và Thách thức”, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Hà Nội - 2012 “Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012”; Luận văn Thạc sĩ của Phạm Ngọc Dũng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, năm 2015. “Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang”.
Vấn đề về giảm nghèo và công tác xã hội là 2 vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của nhiều học giả trong những năm gần đây. Được đăng tải trên các báo, tạp chí, luận văn và các đề tài khoa học và các công trình dưới nhiều dạng tài liệu tham khảo. Các công trình nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về chính sách giảm nghèo, hoặc nghiên cứu về công tác giảm nghèo chưa thấy công trình nào nghiên cứu đầy đủ về chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững.
Đề tài Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương là một đề tài mới trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước xây dựng và tập trung phát triển nghề công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp, tập trung nguồn lực để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Ở trên thế giới cũng có các công trình nghiên cứu như sau:
Mr. Oivin, Mr. Leonell, Mr. Ifcudino (Nhóm tác giả ở Liên Hiệp Quốc) (1995) Phát triển vùng miền núi dân tộc ít người (gồm 8 tỉnh trong đó có tỉnh Hủa Phăn) năm 1995-2000. Các tác giả đã đề cập đến vấn đề đầu tư về cơ sở
hạ tầng, về giáo dục và y tế ở các vùng dân tộc miền núi; nêu lên mối quan hệ phân cấp tài chínhquyền địa phương trong công tác xoá đói giảm nghèo qua hệ thống phân phối ngân sách.
Luận văn thạc sĩ của Sổm Phết Khăm Ma Ni: Thực trạng và giải pháp xoá đói giảm nghèo ở tỉnh BOLIKHAM8XAY nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào,học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 1
- Chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2
- Các Lý Thuyết Ứng Dụng Trong Nghiên Cứu Đề Tài
- Chính Sách Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững
- Là Một Trong Những Điều Kiện Cần Và Đủ Để Thực Hiện Có Hiệu Quả Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
Nghiên cứu thực trạng chính sách công tác xã hội trong trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến nay tìm ra được những bất cập của chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững hiện nay.
Đề xuất các giải quyết góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương hiện nay. Đồng thời góp phần đưa công tác xã hội thành một cái nghề chuyên nghiệp, để thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện những mục đích nghiên cứu đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững.
- Khảo sát thực trạng thực hiện chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới.
- Đề xuất giải pháp góp phần đảm bảo hoạt động CTXH đối với Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương
4. Đối tượng và Khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- Người nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Dĩ An)
- Cán bộ làm công tác giảm nghèo, công tác xã hội tại Bình Dương (Huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Dĩ An)
- Không gian nghiên cứu: Tập trung tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Dĩ An.
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Trong xã hội hiện nay, giảm nghèo là một vấn đề nhà nước đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên ở Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung vẫn còn nhiều hộ nghèo, người nghèo cần được quan tâm, với những nguyên nhân nghèo khác nhau nhà nước cần có những chính sách riêng cho từng nhóm hộ nghèo, người nghèo. Chính vì thế chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững cần phải được trú trọng để giải quyết vấn đề nghèo từ thực tiễn tỉnh Bình Dương, để từng bước nâng cao đời sống của người nghèo, thoát nghèo bền vững.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghĩa là nghiên cứu chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiển tỉnh Bình Dương phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách xã hội đối với các giai cấp, các tầng lớp các nhóm xã hội khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu phải đặt ra được những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Quá trình nghiên cứu phải đảm bảo căn cứ trên cơ sở điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai đoạn.
Nghiên cứu phải giữ vững lập trường quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, được cụ thể hóa bằng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trong các chính sách xã hội nói chung, chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội nói riêng. Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, ổn định, tạo sự công bằng xã hội mà nhất là với những đối tượng người yếu thế trong xã hội. Phải
dựa trên lập trường của giai cấp công nhân, đó là lập trường cách mạng triệt để, là lập trường kiên quyết đấu tranh, lập trường cách mạng thể hiện được yêu cầu, nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân.
Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiển tỉnh Bình Dương cần được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Cho nên khi đi vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các đối tượng này chúng ta phải xác định trước hết đó là vì nhân tố phát triển con người, nhằm đảm bảo các nhu cầu chính đáng của đối tượng từ đó góp phần vào phát triển và ổn định xã hội.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Mục đích: phân tích, sử dụng các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài, là nguồn tài liệu quan trọng để thiết kế bảng hỏi điều tra và đối chiếu với kết quả nghiên cứu có được.
Nội dung: Hệ thống những kinh nghiệm của những luận văn trước đây gần với nội dung đề tài, nghiên cứu chủ trương, chính sách hiện nay của chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo, cùng với hoạt động phát triển lực lượng nhân viên xã hội tại tỉnh Bình Dương nói chung và tại thị xã Dĩ An và huyện Bắc Tân Uyên nói riêng.
Cách thực hiện: Tìm kiếm, thu thập, sử dụng và tổng quan các tài liệu có sẵn, từ các báo cáo, tạp chí, công trình nghiên cứu, giáo trình, luận văn, luận án, tài liệu sưu tầm trên mạng Internet … liên quan đến chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo, những số liệu nghiên cứu về chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở tỉnh Bình Dương. Từ đó nhận ra các khía cạnh chưa được nghiên cứu, làm cơ sở để nghiên cứu trong đề tài chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Mục đích: Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài nhằm khảo sát, thu thập dữ liệu ở dạng định lượng từ những chính sách của nhà nước liên quan
đến chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Dương cụ thể 02 huyện (thị xã Dĩ An và huyện Bắc Tân Uyên) để khảo sát, đánh giá thực trạng của chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương.
Nội dung: Khảo sát điều kiện thực tế việc thực thi chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tế tỉnh Bình Dương; Đánh giá việc tác động của chính sách nhà nước đối với người nghèo và nhu cầu cần hỗ trợ của người nghèo và xác định mức độ cung cấp dịch vụ CTXH của địa phương (thị xã Dĩ An và huyện Bắc Tân Uyên).
Cách thực hiện: Bảng hỏi được xây dựng trên cơ sở lý luận của đề tài, phương pháp luận, và có sự tham khảo từ các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài và có sự góp ý kiến của các công chức chuyên môn làm việc tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội vá cán bộ chuyên trách phụ trách công tác giảm nghèo tại 02 huyện Dĩ An và Huyện Bắc Tân Uyên. Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo quy định. Có 250 bảng hỏi được lấy ý kiến từ 250 người người nghèo và nhân viên công tác xã hội.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích: Phỏng vấn sâu các khách thể bằng hình thức trực tiếp thu thập thông tin.
Nội dung: Trao đổi để tìm hiểu cụ thể, rõ ràng những chính sách của nhà nước đã hỗ trợ cho người nghèo, những nhu cầu họ cần được hỗ trợ. trong thời gian tới. Song song đó phỏng vấn Lãnh đạo địa phương, nhân viên xã hội, để đánh giá được việc thực hiện những chủ trương, chính sách công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Cách thực hiện: Tiến hành những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và khách thể, đối với người nghèo, lãnh đạo địa phương, nhân viên xã hội, kết hợp phỏng vấn, ghi chép lại nội dung và xin được ghi âm khi được sự đồng ý của họ. Rã băng chọn lọc kết quả phù hợp với nội dung đề tài.
6.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Mục đích: xử lý thông tin thu thập được từ phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi nêu trên, kiểm định tính khách quan, chính xác của kết quả nghiên cứu thông qua các bảng hỏi.
Nội dung: Thống kê mô tả được tần số, phần trăm, trình bày kết quả nghiên cứu ở dạng bảng, biểu đồ có tính minh họa trực quan.
Cách thực hiện: nhập số liệu thô trên chương trình excel, sau đó sử dụng phần mềm SPSS for Window 18.0, nhập số liệu và xử lý số liệu đảm bảo tính khách quan.
6.2.5. Chọn mẫu và phương pháp chọn mẫu
6.2.5.1. Chọn mẫu
Để đạt được các mục tiêu đề ra, tác giả dựa vào danh sách người nghèo đang sống tại thị xã Dĩ An và huyện Bắc Tân Uyên. Đối với cán bộ quản lý, trong quá trình khảo sát, tác giả sẽ tiến hành điều tra 30 nhân viên xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
6.2.5.2. Phương pháp chọn mẫu
Đối với hộ nghèo, học viên lựa chọn 02 địa bàn là thị xã Dĩ An và huyện Bắc Tân Uyên để khảo sát. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn hai địa bàn này vì tính đến đặc thù hộ nghèo ở thành thị (Dĩ An) và nông thôn (Bắc Tân Uyên). Tính đến tháng 3/2019, tổng số hộ nghèo ở 2 địa phương này là 653 hộ.
Dung lượng mẫu được tính theo công thức Slovin như sau:
n = (𝑁 ) =653= 248 hộ
1+𝑁.𝑒2 1+653.(0.05)2
Trong quá trình khảo sát, do một số hộ không tiếp xúc được vì chủ hộ đi làm ăn xa hoặc không bố trí được thời gian để trao đổi nên số hộ khảo sát được trên thực tế là 230 hộ.
Đối với mẫu định tính, tác giả đã thực hiện 02 cuộc phỏng vấn sâu. Mục tiêu là khai thác tối đa có chiều sâu những thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn. Cụ thể, tác giả tiến hành cuộc phỏng vấn sâu với 2 chuyên
gia, 2 cán bộ lãnh đạo, quản lý, 4 nhân viên và 6 người nghèo có khả năng giao tiếp được đang sống tại Bình dương. Ngoài ra, các tiêu chí chọn mẫu phỏng vấn sâu còn dựa trên trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp để làm tiêu chí chọn mẫu phỏng vấn sâu.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài này có ý nghĩa bổ sung kiến thức lý thuyết về chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, góp phần hoàn thiện chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững ở nước ta.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức, đề xuất quan điểm, mục tiêu và giải pháp chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững được hoàn thiện hơn, tích cực góp phần sớm phát triển công tác xã hội thành một nghề thật sự chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và cả nước.
8. Kết cấu của luận văn Mở đầu:
- Tính cấp thiết của đề tài
- Tình hình nghiên cứu cảu đề tài
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cúu
- Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững.
Chương 2: Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiển tỉnh Bình Dương.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết luận và Kiến nghị