Về Huy Động Và Phân Bổ Nguồn Lực Tài Chính Thực Hiện Giảm Nghèo Bền Vững


Chương trình 135 bao gồm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

+ Vốn đầu tư phát triển đã triển khai và đang triển khai thực hiện đầu tư xây dựng được 91 công trình với tổng mức đầu tư là 34.966 triệu đồng, trong đó nguồn vốn chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là 27.741 triệu đồng, vốn ngân sách địa phương là 1.844 triệu đồng, vốn huy động được là 5.411 triệu đồng.

+ Vốn sự nghiệp: Triển khai các dự án: Nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ cơ sở, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các thôn, buôn, bon đặc biệt khó khăn, duy tu bảo dưỡng với tổng kinh phí là 9.446 triệu đồng.

Trong đó:Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn

Giai đoạn 2016-2020, đã triển khai thực hiện 60 tiểu dự án: 57 tiểu dự án trồng trọt và 03 tiểu dự án chăn nuôi với 5.201 hộ gia đình tham gia.

Tổng kinh phí thực hiện 11.424,49 triệu đồng, gồm: Ngân sách Trung ương: 6.007,32 triệu đồng; kinh phí do người dân góp là 5.417,17 triệu đồng.

Tổng số công trình được đầu tư trong giai đoạn là 91 công trình, tất cả đều là công trình mới, bao gồm:

+ Công trình đường giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh trên địa bàn các xã, thôn/bon/buôn: 39 công trình.

+ Các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn các xã như Trạm chuyển tiếp phát thanh xã, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở xã, thôn/bon/buôn là 42 công trình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

+ Các công trình đảm bảo chuẩn hóa giáo dục là 08 công trình.


Quản lý Nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông - 8

+ Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã, thôn, bon: 01 công trình.


+ Công trình cấp nước sinh hoạt: 01 công trình.


- Chương trình Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cộng đồng cho người dân ở thôn/buôn/bon đặc biệt khó khăn

Năm 2020, UBND huyện Krông Nô giao Phòng Dân tộc chủ trì, phối hợp với các phòng, ban có liên quan thực hiện Kế hoạch Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng tại 28 thôn, buôn, bon vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện. Với tổng kinh phí giao 420 triệu đồng, tổ chức 28 lớp với 1120 người tham gia, trong đó các đối tượng chủ yếu là Trưởng thôn, phó thôn bon/buôn và các tổ chức đoàn thể của thôn/buôn/bon, hộ nông dân sản xuất giỏi, hộ nghèo khó khăn và thanh niên dân tộc thiểu số. Thực hiện các chuyên đề Kỹ thuật trồng trọt và cách phòng trị bệnh ở một số cây trồng trên địa bàn huyện; Các kỹ năng về phát triển cộng đồng, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong khâu lập kế hoạch; xây dựng đường giao thông nông thôn tổ chức thực hiện Chương trình 135; Xây dựng hình thức tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất trong cộng đồng khu dân cư; Các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đang triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Krông Nô; ngoài ra còn phổ biến pháp luật như Luật Hôn nhân gia đình, Luật tảo hôn, …; các chính sách BHYT, BHXH trong vùng đồng bào DTTS.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các xã ngoài chương trình 135.

Từ đầu năm 2020, UBND huyện Krông Nô chỉ đạo Phòng TC-KH, Phòng Dân tộc, UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt các chính sách về tín dụng ưu đãi.

Quan tâm, chỉ đạo các đơn vị triển khai tới toàn thể nhân dân và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được biết đến các chính sách hỗ trợ lãi suất theo Nghị quyết số 43/2014/NQ-HĐND, Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chính sách giảm nghèo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hiện nay, Phòng Dân tộc huyện trực tiếp chi trả Hỗ trợ lãi suất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn huyện theo tinh thần Nghị quyết 43/2014/NQ- HĐND, với hộ, tổng số kinh phí đã hỗ trợ là triệu đồng.


Cấp kinh phí thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh theo Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND đối với các xã, thị trấn, với tổng kinh phí 843,125 triệu đồng.

-Chính sách Hỗ trợ giáo dục


Hỗ trợ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/11/2015 của Chính phủ cho học sinh, sinh viên với tổng kinh phí 2.374,4 triệu đồng.

Triển khai cấp kinh phí thực hiện hỗ trợ học sinh ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP với tổng kinh phí 3.150 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Đăk Nông theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND, Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 24/10/2016 của UBND tỉnh Đăk Nông với tổng kinh phí là 4.215,348 triệu đồng.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS

Trong năm 2020, Trung tâm GDTX huyện đã thực hiện đào tạo và hỗ trợ cho:


- Học viên thuộc hộ nghèo: 09 học viên (trong đó học viên đồng bào DTTS nghèo: 20 học viên). Kinh phí: 39,480 triệu đồng.

- Học viên thuộc hộ cận nghèo: 07 học viên. Kinh phí: 11,130 triệu đồng.


- Học viên đồng bào DTTS: 178 học viên. Kinh phí: 309,720 triệu đồng.


- Chính sách hỗ trợ về tư pháp


Hàng năm, UBND huyện giao Phòng Tư pháp phối hợp với Sở Tư pháp và UBND các xã, thị trấn tổ chức các buổi hội nghị tại UBND các xã, thị trấn, tại nhà văn hóa thôn, bon/buôn tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật đất đai, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống,… kèm theo các tờ gấp, pano áp phích về pháp luật… đến người dân trên địa bàn huyện trong đó có người đồng bào dân tộc thiểu số.


- Chính sách hỗ trợ về y tế


Thực hiện chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí cho đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn. Trong đó, đã cấp 36.886 thẻ BHYT cho người thuộc hộ nghèo; 14.338 thẻ BHYT chongười thuộc hộ cận nghèo; 109.512 thẻ cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác khám chữa bệnh BHYT cho người nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách, người DTTS luôn được thực hiện kịp thời, đảm bảo tính công bằng xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế.

- Chính sách hỗ trợ về an ninh quốc phòng


Hàng năm, đều xây dựng và tổ chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, huấn luyện chiến đấu, diễn tập quân sự; tuyển quân đủ số lượng và đảm bảo chất lượng theo chỉ tiêu được giao; lực lượng dân quân, tự vệ được củng cố, lực lượng dự bị động viên thường xuyên được rà soát, bổ sung; tổ chức diễn tập tại các xã, thị trấn đúng kế hoạch, chất lượng được nâng lên; công tác hậu phương quân đội và chính sách tồn đọng sau chiến tranh được triển khai kịp thời, đạt kết quả tốt.

-Chính sách hỗ trợ nhà ở


Chương trình xóa nhà tạm dột nát đã hỗ trợ xây mới 385 căn nhà từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn vận động khác với tổng giá trị 16.053 triệu đồng. Cụ thể: Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 với 105 căn nhà, tổng số tiền là 7.350 triệu đồng. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 được quy định tại quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ với 110 căn nhà, tổng số tiền 4.195 triệu đồng.Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ cho 101 hộ vay vốn cải thiện nhà ở, với số tiền là 2.450 triệu đồng. Các nguồn vận động khác hỗ trợ 69 căn nhà với tổng số tiền là 2.085 triệu đồng.

- Công tác kết nghĩa


Chỉ đạo các đơn vị chủ trì tổ chức tuyên truyền với các nội dung như vận động đồng bào làm ăn phát triển kinh tế hộ gia đình và tuyên truyền cho đồng bào hiểu rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tuyên truyền pháp luật về quản lýbảo vệ rừng trong Buôn/bon và tham gia quản lý và bảo vệ rừng; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước, đồng thời phát hiện và tố giác tội phạm.

Phân công cụ thể cho cán bộ, công chức xuống bon trực và tuyên truyền vận động bàn con nhân dân chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, yên tâm lao động sản xuất, không nghe và làm theo kẻ xấu xúi dục. Nhất là trong vấn đề tôn giáo và nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trong nhân dân và đặc biệt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hằng năm các đơn vị chủ trì phân công, và phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức các buổi phát động quần chúng nhằm tuyên truyền vận động đồng bào tại chỗ sống tốt đời đẹp đạo, qua đó cũng nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng của bà con nhân dân. Đồng thời quyên góp quỹ từ các đơn vị đồng kết nghĩa để mua quà tổ chức giao lưu với bà con trong các dịp ngày lễ, tết;thi đua lao động sản xuất giỏi, ăn ở hợp vệ sịnh, chủ động và thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh, thiên tai.

Đơn vị kết nghĩa thường xuyên phối hợp Ban Tự quản bon, buôn để nắm tình hình diễn biến tư tưởng của bà con trong bon, buôn, nắm số hộ nghèo và hộ gặp hoàn cảnh khó khăn để thăm hỏi bà con vào dịp lễ, Tết cùng bà con đón tết và các ngày lễ trong năm như 1/6, tổ chức Trung thu cho trẻ em ở các Buôn/bon; ngày 27/7 các đơn vị kết nghĩa có tổ chức tặng quà, hỏi thăm các gia đình có công với cách mạng.

- Chính sách ổn định dân di canh, di cư tự do


Tập trung chỉ đạo rà soát sắp xếp ổn định với hình thức bố trí xen ghép cho 192 hộ dân di cư tự do ở các xã Nâm Nung, Nam Xuân Quảng Phú với tổng kinh phí là 11.520 triệu đồng trong giai đoạn 2016-2020.

-Hỗ trợ kinh phí tiền điện cho hộ nghèo:


Trong giai đoạn 2016-2020, chương trình hỗ trợ kinh phí tiền điện cho hơn 3.536 hộ nghèo với tổng số tiền hơn 2.211,568 triệu đồng

- Chương trình cấp ấn phẩm báo, tạp chí theo Kế hoạch số 80/KH-UBND, ngày 05/3/2019

Công tác nhận và cấp ấn phẩm báo, tạp chí được cấp cho Đảng ủy, UBND xã, thị trấn, các ban ngành đoàn thể, các trường học, y tế, cán bộ thôn, buôn, bon, người uy tín, già làng trưởng bản và một số người dân trên địa bàn các xã, thị trấn (như người dân tộc M’Nông, Ê đê…) được cấp theo hàng tuần, hàng tháng đầy đủ và kịp thời, công tác tuyên truyền luôn được đảm bảo.

2.2.4. Về huy động và phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện giảm nghèo bền vững

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và chính sách giảm nghèo theo quy định; lồng ghép thực hiện nguồn lực với chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới, các chương trình, dự án…vào mục tiêu giảm nghèo bền vững; ưu tiên đầu tư trước cho những công trình cấp bách, thiết yếu đang có nhu cầu cao nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các vùng đặc biệt khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo.

Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư vốn, công nghệ sản xuất phù hợp để đẩy nhanh; phát triển kinh tế -xã hội; ưu tiên những ngành nghề huyện có tiềm năng, lợi thế, có giá trị gia tăng cao và thu hút nhiều lao động trên địa bàn.

Tổ chức thực hiện tốt các phong trào vận động quần chúng giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế gia đình; đào tạo nghề cho các hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu học nghề; khuyến khích và nhân rộng các mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả như kinh tế vườn, kinh tế trang trại…nhằm tăng thu nhập cho người dân.


Các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trong 5

năm (2016-2020) là 29.344,4 triêu đồng. Trong đó, vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển

sản xuất: 4.916,5 triêu đồng; vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các thôn, buôn,

bon đặc biệt khó khăn: 23.628,9 triêu đồng; và nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất,

đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài vốn

Chương trình 135 là 799 triêu đồng.


Chương trình 755 (Quyết định 755/QĐ-TTg, ngày 20/5/2015):Đã cấp nguồn vốn 1.223,2 triệu đồng. Cụ thể:Cấp trực tiếp đất sản xuất cho 17 hộ nghèo với diện tích 1,55ha; kinh phí 255 triệu đồng. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 364 hộ nghèo, với số tiền 473,2 triệu đồng. Sửa chữa công trình cấp nước sinh hoạt tập trung tại xã Buôn Chóah, với số tiền là 495 triệu đồng.

Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn: Triển khai cho người dân đăng ký nhu cầu hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt Quyết định phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình 102, năm 2016 và năm 2017 là 2.104,743 triệu đồng; mua và cấp hỗ trợ 20.811 kg giống lúa, 18.212 kg giống ngô, 10.631 con gà, 3.025 con ngan, 6.880 kg muối Iốt cho 2.112 hộ và 18.891 khẩu góp phần phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc

thiểu số: các đối tương nghèo đều đươc cấp thẻ bảo hiểm y tế. Thực hiện chính sách

cấp thẻ bảo hiểm y tế được nhà nước hỗ trợ 100% cho đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện đúng tiến độ và công bằng xã hội trong tiếp cận các dịch vụ y tế; phối hợp với các đoàn từ thiện y, bác sỹ tình nguyện thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khám, cấp thuốc

miễn phí cho hơn 2.500 người, với số tiền 371 triêu đồng; hướng dẫn làm thủ tục cho

02 em đi bệnh viện thành phố Hồ Chí Minh khám và phẫu thuật tim bẩm sinh miễn phí. Bảo đảm cho những người thuộc đối tượng này giảm được gánh nặng chi trả trong khám, chữa bệnh, có điều kiện phấn đấu thoát nghèo, hạn chế tái nghèo do ốm đau, bệnh tật.


Chương trình xóa nhà dột nát: Đã hỗ trợ 371 căn nhà từ ngân sách Nhà nước và các nguồn khác, với tổng trị giá 16.915 triệu đồng. Cụ thể: Hỗ trợ nhà ở cho người có công cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 đã hộ trợ và sữa 156 căn nhà, với số tiền 7.350 triệu đồng. Thực hịên hỗ trợ nhà cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020 theo quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng chính phủ, đến nay đã hỗ trợ được 135 căn nhà, với tổng số tiền 5.510 triệu đồng. Quỹ vì người nghèo đã hỗ trợ xây dựng 52 căn nhà Đại đoàn kết, với số tiền 1.298 triệu đồng. Xây dựng 11 căn nhà mái ấm tình thương cho phụ nữ nghèo, với số tiền 367 triệu đồng. Quỹ Kế hoạch nhỏ của Đoàn Thanh niên đã làm nhà tình thương cho 6 em học sinh, với số tiền 350 triệu đồng. Hỗ trợ làm nhà từ các nguồn vận động khác 11 căn nhà, với số tiền 550 triệu đồng.

Triển khai thực hiện các dự án: Dự án giảm nghèo Tây nguyên, Dự án ActionAidđã đầu tư 52 công trình cơ sở hạ tầng; tiếp tục thực hiện các dự án phát triển sinh kế bền vững và nâng cao năng lực truyền thông,… góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.

Lũy kế giai đoạn 2015-2020 Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân 56.670,57 triệu đồng cho 1.648 hộ nghèo vay; 56.384,81 triệu cho 1.514 hộ cận nghèo vay; 63.158,71 triệu đồng cho 1.589 hộ mới thoát nghèo vay; 99.818,64 triệu đồng tạo điều cho 3.377 hộ tại vùng khó khăn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giúp hộ nghèo phấn đấu thoát nghèo, hộ cận nghèo vươn lên trung bình và khá giả. Thực hiện tín dụng ưu đãi cho 666 học sinh, sinh viên vay vốn 20.522,11 triệu đồng nhằm bảo đảm tiếp tục học tập. Cho 3.570 hộ vay vốn xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho với số tiền 47.424,70 triệu đồng.

Phát triển quỹ đền ơn đáp nghĩa, vận động các nhà hảo tâm, các danh nghiệp đến nay đạt 159,307 triệu đồng và đã chi 05 sổ tiết kiệm cho 5 đối tượng chính sách với tổng số tiền 2.500.000 đồng/sổ.

Quỹ Vì người nghèo, trong 5 năm qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện đã vận động hỗ trợ thiên tai 579.000.000 đồng.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí