Hiệu Quả Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Hiệu Quả Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững

sách giảm nghèo bền vững. Chủ thể thực hiện giảm nghèo bền vững bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, trước hết là Ủy ban nhân dân huyện cùng bộ phận tham mưu, giúp việc là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với cấp xã thuộc huyện thì chủ thể là Ủy ban nhân dân các xã, đặc biệt là cán bộ được phân công phụ trách,…

1.3. Hiệu quả và các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

1.3.1. Hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Chống đói nghèo là cuộc chiến mà cả cộng đồng quốc tế nỗ lực tiến hành từ nhiều thập kỷ qua. Thực tế cho thấy việc xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của mọi quốc gia, mọi dân tộc, cho đến mọi cá nhân trên thế giới.

Hiệu quả của việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững về thực chất là hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, tạo sự chuyển biến tích cực về sự phát triển KT -XH, đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra. Biểu hiện của hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững rất phong phú, đa dạng: an sinh xã hội được đảm bảo, kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững; người nghèo được cải thiện điều kiện sống, có việc làm và tăng thu nhập; nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin…); số người nghèo, hộ nghèo giảm rò rệt, không có tình trạng tái nghèo;…

1.3.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

1.3.2.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững:

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên:

(1) Vị trí địa lý: Có ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn lực của phát triển như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường, lựa chọn địa điểm xây

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

dựng cơ sở hạ tầng cũng như phân bổ các ngành và các hình thức tổ chức các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải, đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng. (2) Đất đai: Theo các kết quả điều tra thì thiếu đất đai canh tác hay đất đai khó làm ăn là nguyên nhân đáng kể dẫn đến cảnh túng thiếu của người dân. Vấn đề thiếu đất sản xuất ngày càng mang tính trầm trọng đồng thời dân số tăng nhanh trong khi đất nông nghiệp thì ngày càng thu hẹp làm cho rất nhiều hộ dân không đủ tiềm lực để phát triển. (3) Khí hậu và thời tiết: Tác hại của thiên nhiên rất lớn, luôn đồng hành với nghèo đói, dịch bệnh... nó có thể cướp đi tài sản, tính mạng của con người và phải mất nhiều năm sau mới có thể khôi phục lại.

Thứ hai, điều kiện kinh tế - xã hội:

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 5

(1) Dân số, mật độ dân số: Việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, quy mô dân số lớn, tăng nhanh sẽ tạo sức ép nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và các chính sách hoạt động XĐGN từ đó các chi phí cho giáo dục, phúc lợi xã hội, y tế tăng lên sẽ cản trở quá trình phát triển. (2) Văn hóa: Trình độ văn hóa thấp là rào cản đối với công cuộc GNBV. Đói nghèo ảnh hưởng đến tư tưởng con người, từ đó nảy sinh các vấn đề xã hội, có thể ảnh hưởng đến nhân cách con người nếu nhân cách xấu sẽ đẩy lùi văn minh, văn hóa của xã hội kìm hãm sự phát triển KT -XH. (3) Tôn giáo, tín ngưỡng: Ảnh hưởng tích cực của các tôn giáo là ngoài việc truyền đạo thì còn hỗ trợ, giúp đỡ các tín đồ làm ăn phát triển kinh tế, thường xuyên có những hoạt động từ thiện hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào trong những lúc hoạn nạn, khó khăn... ít nhiều cũng cùng địa phương giải quyết đựợc những khó khăn về trước mắt cho đồng bào. Tuy nhiên, sự xuất hiện của một số tôn giáo đặc biệt là các tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây vốn có những nét khác biệt với nền văn hóa truyền thống, dẫn đến hệ lụy là phá vỡ trật tự cộng đồng; nghiêm trọng hơn có thể gây chia rẽ sâu sắc giữa bộ phận nhân dân theo đạo và bộ phận nhân dân không theo đạo làm. Nếu tôn giáo bị lợi dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tiềm ẩn các nguy cơ đối với cộng đồng xã hội cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách giảm nghèo của nhà nước ta.

(4) Dân tộc: Với trình độ dân trí thấp, thói quen, tập tục lạc hậu, tập quán sản xuất cũ, tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, không chịu tiếp thu kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất... cũng là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo, đồng bào dân tộc không thể vươn lên thoát nghèo. (5) Quốc tế hóa, toàn cầu hóa: Tạo ra những thời cơ thuận lợi cho sự phát triển đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Một trong những thời cơ thuận lợi đó là các nước đang phát triển nếu chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế so sánh của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế. Chẳng hạn bằng lợi thế vốn có về tài nguyên, lao động, thị trường, các ngành công nghiệp nhẹ, du lịch, dịch vụ…các nước đang phát triển có thể tham gia vào tầng thấp trung bình của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu với cơ cấu kinh tế có sử dụng nhiều lao động, nhiều nguyên liệu, cần ít vốn đầu tư, công nghệ trung bình tạo ra những hàng hóa - dịch vụ không thể thiếu trong cơ cấu hàng hóa - dịch vụ trên thị trường thế giới.

Thứ ba, các yếu tố về nguồn lực:

(1) Nguồn lực lao động: Là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, cũng là nhân tố tạo cầu của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do con người tạo ra. Một quốc gia mà dân số trong độ tuổi lao động cao thì có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế cũng như có điều kiện để thực hiện chính sách XĐGN. (2) Nguồn lực khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ luôn là lực lượng sản xuất số một, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT- XH.

(3) Nguồn lực vốn: Đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào, cân đối, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Nguồn lực này nếu được sử dụng tốt sẽ có vai trò tích cực đối với giảm GNBV. (4) Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: Là nguồn của cải vật chất nguyên khai; một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên sẽ có điều kiện phát triển KT- XH, có điều kiện để cho người dân không còn đói nghèo, có cuộc sống đầy đủ dựa vào nguồn lực từ tài nguyên thiên nhiên.

1.3.2.2. Các yếu tố chủ quan

Thứ nhất, chất lượng văn bản chính sách giảm nghèo:

Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của chính sách công nói chung và chính sách GNBV nói riêng. Người tham gia xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ và sự hiểu biết sâu về chuyên ngành thì mới có được hệ thống văn bản chất lượng.

Thứ hai, nhận thức của xã hội và sự tham gia của người dân:

Chính sách GNBV do Nhà nước khởi xướng, điều hành, tài trợ, khuyến khích, kiểm tra, điều hành, bổ sung…nhưng sự tham gia của người dân lại gần như mang tính chất quyết định hiệu quả của chính sách. Nếu chính sách đó không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và cho người nghèo hoặc nếu người dân chưa hiểu đúng ý nghĩa của chính sách đó đem lại thì họ sẽ không ủng hộ và làm cho chính sách đó không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả.

Người nghèo khi tham gia chính sách GNBV họ có nhiều tư cách và phương thức khác nhau. Họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng chính sách; tham gia với tư cách cung cấp thông tin xác định mức đói nghèo, đối tượng đói nghèo, thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính sách…Những thông tin đó đem lại ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách GNBV bởi đây là thông tin gốc, phản ánh trung thực hình ảnh thực tế.

Thứ ba, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công tác giảm nghèo:

Chính sách phụ thuộc vào cơ chế thực hiện, vào bộ máy, đội ngũ cán bộ công chức. Bộ máy càng gọn nhẹ, đội ngũ cán bộ có đủ năng lực thì việc triển khai chính sách thuận lợi và đạt hiệu quả. Ngược lại nếu bộ máy hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, cán bộ, công chức thiếu năng lực, trách nhiệm sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách, thậm chí đi lại với mục tiêu của chính sách.

Như vậy có rất nhiều yếu tố tác động đến việc thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo vững. Dựa vào các yếu tố đó cần lựa chọn, phát huy các yếu tố có

lợi, hạn chế các yếu tố bất lợi để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững. Ngoài các yếu tố về tự nhiên thì việc ban hành các văn bản, nhận thức và sự tham gia của nhân dân, năng lực của cán bộ làm công tác giảm nghèo góp phần rất lớn vào việc thực hiện có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững.

1.4. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở một số địa phương

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Những năm gần đây, công tác giảm nghèo ở Thái Nguyên có những bước chuyển biến rò nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị để thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Thống kê mới nhất của Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Thái Nguyên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 đã giảm đáng kể từ 13,4% (năm 2016) xuống còn khoảng 3,1% vào cuối năm 2020, bình quân giảm 2,06%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra.

Trong 05 năm, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã cho hơn

51.000 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn ưu đãi với tổng kinh phí cho vay trên 2.200 tỷ đồng, trong đó hơn 26.400 lượt hộ nghèo vay trên 1.000 tỷ đồng, gần 18.000 lượt hộ cận nghèo vay 785 tỷ đồng, hơn

7.000 hộ mới thoát nghèo vay 346 tỷ đồng để xây dựng mô hình phát triển kinh tế mới, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống.

Thái Nguyên còn thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trong đó tỉnh hỗ trợ thêm 30% mức đóng bảo hiểm y tế cho người hộ cận nghèo, nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 đạt 98,5%; miễn giảm học phí cho 185.905 học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số và người nghèo với kinh phí trên 49 tỷ đồng; hỗ trợ nhà ở

cho hơn 3.500 hộ nghèo; tạo việc là mới cho hơn 21.000 lao động nông thôn, vùng sâu vùng xa góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn tỉnh năm 2020 đạt 70%.

Ngoài các cơ chế chính sách từ Chính phủ, Thái Nguyên đã xây dựng Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội ổn định đời sống sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống” tại 04 huyện: Đồng Hỷ, Vò Nhai, Định Hoá, Phú Lương. Nhờ vậy, trong 5 năm (2016-2020) gần 7.000 đồng bào dân tộc Mông đã được hưởng hỗ trợ giống phân bón trồng ngô lai trên diện tích hơn 3.100 ha với kinh phí ngân sách hỗ trợ gần 15 tỷ đồng.

Tỉnh trích ngân sách đầu tư, hỗ trợ xây dựng 15 tuyến đường vào các xóm đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống với tổng chiều dài 42,7 km, kinh phí 64,5 tỷ đồng; triển khai xây dựng 15 công trình lớp học; 03 công trình nhà văn hóa; 11 công trình điện lưới quốc gia; 02 công trình nước sinh hoạt tập trung bằng nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 15,62 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên đã triển khai dự án xóa “trắng điện” tại 34 xóm, bản chưa có điện lưới quốc gia trên địa bàn huyện Vò Nhai và 14 xóm của huyện Đồng Hỷ…

Trong giai đoạn 2021-2025 để nâng cao hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, địa bàn đặc biệt khó khăn, cải thiện từng bước đời sống của người nghèo, trước hết là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới.

1.4.2. Kinh nghiệm thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh Lạng Sơn

Trong giai đoạn (2016-2020), tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong 05 năm, tổ chức đào tạo nghề cho trên 55.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 52,5% năm 2019 (tăng 10,3% so với năm 2015); có

101.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi, với số tiền trên 2.888 tỷ đồng; 5.040 hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng sinh kế, với số tiền hơn 32 tỷ đồng.

Song song với chính sách hỗ trợ, các chương trình an sinh xã hội vì người nghèo ngày càng được lan tỏa, nhận được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh. Từ nguồn vốn “Vì người nghèo” đã hỗ trợ sửa chữa và xây mới 9.300 nhà ở, tổng giá trị trên 71,6 tỷ đồng.

Cùng với đó các tổ chức thành viên của MTTQ đã triển khai các hoạt động hướng về đoàn viên, hội viên như: Hội nông dân với phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững; Hội Liên hiệp phụ nữ với phong trào giúp nhau giảm nghèo có địa chỉ… với nỗ lực của các cấp, các ngành và sự chung tay đóng góp của cộng đồng, đời sống nhân dân nói chung, của người nghèo, cận nghèo nói riêng đã được cải thiện rò rệt, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn hơn 7% (giảm 18,06% so với năm 2015).

Trong thời gian tới, để tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thì các cấp, các ngành tiếp tục rà soát, thẩm định, thống kê số lượng người nghèo, hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, huy động mọi nguồn lực chăm lo, giúp đỡ; tuyên truyền nhân dân không trông chờ, ỷ lại, thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong giai đoạn 2021-2025.

Tiểu kết chương

GNBV là một chủ trương đúng đắn, là mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Chương 1 luận văn đã trình bày các quan niệm GNBV, chính sách GNBV, thực hiện chính sách GNBV; nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững; hiệu quả và các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách GNBV. Những vấn đề mang tính lý luận đó là cơ sở cho việc đánh giá thực trạng nghèo, thực thi chính sách GNBV và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách GNBV trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trong giai đoạn mới.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí