Quy Trình Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số


đồng/hộ và vốn vay từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh 25 triệu đồng/hộ cho mỗi hộ nghèo và đồng bào DTTS (chưa có nhà hoặc nhà ở tạm bợ dột nát) với lãi xuất 3%/năm, để người nghèo xây nhà tạo chỗ ở, ổn định, an toàn (bảo đảm chất lượng theo quy định 03 cứng: nền cứng, khung cứng, mái cứng và có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên). Khuyến khích huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện, kết hợp giữa nguồn vốn vay ưu đãi, nguồn ngân sách địa phương, nguồn huy động của các tổ chức, cá nhân và nhân dân cùng

làm. Thực hiện hỗ trợ theo nguyên tắc: “Hộ gia đình tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”.

Ba là, chính sách hỗ trợ Y tế cho người nghèo: Y tế là chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Chính sách này thực hiện theo Quyết định 583/2013/QĐ-TTg ngày 29/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm Y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và năm 2020, Quyết định 705/QĐ- TTg ngày 08/5/2013 của Chính phủ về nâng mức hỗ trợ đóng thẻ bảo hiểm Y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ cận nghèo. Điểm ưu việt của chính sách là quy định mức hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước để được hỗ trợ, trong đó hộ nghèo được hỗ trợ 100% tiền mua thẻ BHYT, hộ cận nghèo được hỗ trợ 70% kinh phí. Giúp người nghèo được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe định kỳ và khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước từ TW đến địa phương.

Bốn là, chính sách hỗ trợ giáo dục cho người nghèo: Trong giai đoạn này được thực hiện theo Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Chính sách này, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em nghèo tiếp cận dịch vụ giáo dục, giảm thiểu sự chênh lệch về môi trường học tập và sinh hoạt trong các nhà trường, học sinh nghèo được miễn học phí, cấp học bổng với học sinh giỏi, tặng học phẩm, hỗ trợ cơm trưa cho học sinh học cả ngày,…đầu tư kinh phí xây dựng trường, lớp và nhà bán trú cho học sinh dân tộc,


học sinh nghèo, nhà công vụ cho giáo viên các trường ở vùng khó khăn. Đồng thời, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, đã được các cấp xây dựng kế hoạch thực hiện đào tạo các ngành nghề: Kỹ thuật trồng trọt, Chăn nuôi thú y, Sữa chữa máy nổ, May công nghiệp,…bước đầu phát huy hiệu quả, học viên tìm được việc làm phù hợp.

Năm là, chính sách hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt: Được thực hiện theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách hỗ trợ về đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn ĐBKK. Chính sách này đã giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về đời sống sản xuất từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho những hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS, vùng ĐBKK, đảm bảo cho hộ nghèo đồng bào DTTS có đất để sản xuất nông nghiệp để họ vươn lên sản xuất tạo ra cuả cải vật chất phục vụ cơ bản cho gia đình họ thoát nghèo bền vững. Đồng thời, xây dựng bể chứa nước, đào giếng đã tạo nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho các hộ đồng bào DTTS khó khăn về nguồn nước sinh hoạt.

Sáu là, chính sách hỗ trợ, trợ giúp pháp lý đối với người nghèo: là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm cung cấp các dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng, người đồng bào DTTS, trẻ em, người khuyết tật và đối tượng khác. Tạo điều kiện cho họ nắm được những kiến thức phổ thông về pháp luật để nhận thức được đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong gia đình và xã hội, phát huy vai trò của mình trong đời sống KTXH thông qua việc: tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, hôn nhân và gia đình, đại diện người tố tụng, tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn pháp luật tiền tố tụng. Đây là một trong những chính sách được triển khai trong các Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh, bền vững đối với các huyện nghèo theo tinh thần Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Đồng thời, Quốc hội ban hành luật trợ giúp pháp lý ngày 29/6/2006, cũng như Quyết định số 52/2010/QĐ-CP ngày18/8/2010 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý, nhằm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020, Quyết định 678/QĐ-TTg Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Bảy là, chính sách định canh định cư phát triển ngành nghề: tiếp tục phân bổ dân cư hỗ trợ di dân, thực hiện định canh định cư cho đồng bào DTTS ở nhiều lĩnh vực như: phát triển sản xuất, giao thông, điện, nước sinh hoạt, giáo dục, văn hóa, Y tế, sắp xếp ổn định dân cư theo hướng quy hoạch mới đã góp phần ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập và dân trí cho đồng bào DTTS.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 5

Tám là, chính sách tư vấn dịch vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật: giúp cho người nghèo tiếp cận được với khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, chính sách khuyến nông - lâm - ngư, xây dựng chuyển giao mô hình phát triển nông nghiệp nâng cao hiệu quả canh tác, góp phần tăng thu nhập trên diện tích sản xuất do chú trọng đầu tư năng suất và chất lượng.


1.3. Quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Căn cứ vào chu trình chính sách công hợp thành bởi 3 giai đoạn như: hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách. Nhận thấy, thực thi chính sách là quá trình chính sách từ lý thuyết được hiện thực hóa (đưa chính sách vào thực tế đời sống) cho nên đây là khâu quan trọng của chu trình chính sách. Bởi vì, việc hoạch định chính sách đã tốt và đầy đủ rồi, nhưng ách tắc ở khâu thực thi chính sách thì chính sách công dù hay đến mấy cũng chỉ là tập bản thảo lý thuyết. Thực thi chính sách công là hoạt động vô cùng sinh động, phong phú nhưng cũng rất khó khăn, phức tạp. Mục tiêu của chính sách công đạt được hay không là nhờ cả vào giai đoạn thực thi chính sách công. Thực thi chính sách cũng như thực thi chính sách giảm nghèo bao gồm 7 bước, diễn ra trong một thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện phải tuân theo quy trình khoa học phù hợp với những điều kiện khách quan của quá trình chính sách. Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo cần phải tuân thủ thực hiện đúng theo quy trình tổ chức thực hiện chính sách như sau:


1.3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách

Muốn chính sách giảm nghèo thuận lợi đi vào đời sống xã hội, nó phải được cụ thể bằng những kế hoạch hành động cụ thể để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện một cách chủ động hoàn toàn và có kết quả, hiệu quả:

Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách GNBV được xây dựng trước khi đưa vào đời sống xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan có trách nhiệm triển khai thực hiện chính sách từ TW đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Đặc biệt, chính sách giảm nghèo có các kế hoạch bao gồm những nội dung cơ bản như: kế hoạch về tổ chức điều hành, kế hoạch cung cấp các nguồn lực dự kiến, kế hoạch thời gian triển khai thực hiện, kế hoạch kiểm tra đôn đốc thực hiện chính sách, dự kiến quy chế về tổ chức điều hành,…

Như vậy, kế hoạch chính sách giảm nghèo thực hiện ở cấp nào thì cơ quan cấp đó sẽ phải xây dựng. Sau khi được quyết định thông qua, kế hoạch thực hiện chính sách sẽ mang giá trị pháp lý, buộc các chủ thể triển khai thực hiện chính sách và cả đối tượng của chính sách nghiêm chỉnh thực hiện.


1.3.2. Phổ biến, tuyên truyền về chính sách

Sau khi bản kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được thông qua, các cơ quan Nhà nước tiến hành triển khai thực hiện theo kế hoạch, là tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách giảm nghèo. Đây là hoạt động quan trọng có ý nghĩa lớn với cơ quan Nhà nước và các đối tượng chính sách giảm nghèo. Thực hiện tốt quá trình này, giúp cho đối tượng chính sách và mọi người dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách và tính khả thi của chính sách… trong điều kiện hoàn cảnh nhất định, để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Bên cạnh đó, quá trình này còn giúp cho việc nhận thức được đầy đủ tính chất, quy mô của chính sách cũng như vai trò của chính sách giảm nghèo đối với đời sống xã hội, đối với mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực hiện, buộc họ chủ động tích cực hơn tìm ra giải pháp phù hợp cho việc


thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được giao.

Phổ biến, tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách giảm nghèo được tiến hành thường xuyên, kể cả chính sách đang được thực hiện. Để mọi đối tượng cần tuyên truyền luôn được củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực tham gia vào thực hiện chính sách, qua nhiều hình thức như trực tiếp gặp mặt, trao đổi với các đối tượng là người nghèo, hộ nghèo qua các phương tiện thông tin đại chúng… Tùy theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền, vận động cho phù hợp với điều kiện hiện có của cơ quan, đơn vị mình.


1.3.3. Huy động nguồn lực để thực hiện chính sách

Nguồn lực để thực hiện chính sách giảm nghèo là các điều kiện cần có về con người, nguồn vốn và các phương tiện cần thiết khác để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chính sách đã đề ra, bao gồm:

Trước hết, nguồn lực về con người (nguồn nhân lực), đây là nguồn lực quan trọng nhất trong số các nguồn lực. Bởi vì nguồn nhân lực là nguồn lực sống duy nhất có tư duy để sử dụng và kiểm soát các nguồn lực khác, đồng thời nguồn lực này có thể khai thác tối đa khả năng, năng suất và hiệu quả. Nguồn nhân lực để thực hiện chính sách giảm nghèo là tất cả cán bộ, công chức, các đối tượng chính sách và các cá nhân khác trong xã hội tham gia vào quá trình triển khai thực hiện chính sách, nhằm đưa chính sách vào đời sống xã hội. Cho nên, đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực sẽ góp phần triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo đúng đắn và hiệu quả. Bởi vì, quá trình tổ chức thực hiện chính sách là quá trình phân công, giao nhiệm vụ cho mỗi cơ quan, đơn vị mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, công chức để đưa chính sách vào đời sống và duy trì nó để chính sách phát huy hiệu quả đối với xã hội.

Thứ hai, nguồn tài chính của chính sách giảm nghèo tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên những đối tượng đặc biệt là người nghèo, cận nghèo và hướng tới giải quyết vấn đề nghèo đói trong một phạm vi không gian rộng lớn và thời gian dài. Do


vậy, nguồn lực tài chính dành cho vấn đề này rất lớn. Nguồn tài chính để phục vụ cho quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo được huy động bao gồm: NSNN, nguồn vốn viện trợ (ODA), nguồn vốn doanh nghiệp, nguồn vốn huy động trong nhân dân.

Thứ ba, nguồn lực khoa học công nghệ là một trong bốn nguồn lực quyết định sự phát triển KTXH của mỗi quốc gia. Ngày nay, khi mà nhân loại bước vào kỷ nguyên tri thức thì khoa học công nghệ càng khẳng định hơn vai trò quyết định đến quá trình tăng trưởng kinh tế và GNBV, đặc biệt đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Việt Nam.

Thứ tư, nguồn tài nguyên thiên nhiên, bởi các tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản,… là nguồn lực quan trọng trong phát triển KTXH và GNBV. Việc quản lý, phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ tạo động lực cho quá trình phát triển. Vì những loại tài nguyên quan trọng nhất, ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH, hầu hết thuộc nhóm tài nguyên hữu hạn. Do đó, để thực hiện tốt chính sách giảm nghèo bền vững, phải quản lý, khai thác tiết kiệm nguồn tài nguyên, để nguồn tài nguyên thực sự là một nguồn lực giúp cho nước ta có thể GNBV, đảm bảo sự phát triển ổn định lâu dài ở tương lai.


1.3.4. Phân công, phối hợp thực hiện

Chính sách GNBV khi được tổ chức thực hiện có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở các lĩnh vực khác. Do đó, các chủ thể tham gia vào quá trình này rất phong phú, gồm có: đối tượng của chính sách (người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, vùng nghèo), các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức CTXH và các đối tượng khác trong xã hội,… Vì vậy, muốn tổ chức thực hiện các chính sách GNBV có hiệu quả thì cần thiết phải có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực hiện chính sách. Trong đó, hoạt động phân công, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách một cách chủ động sáng tạo để luôn duy trì chính sách được ổn định, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính sách.


1.3.5. Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách

Do chính sách giảm nghèo diễn ra trên địa bàn rộng và cần nhiều tổ chức, cá nhân tham gia. Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường ở các vùng địa phương khác nhau, trình độ, năng lực tổ chức điều hành của cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước không đồng đều, vì vậy nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách. Kiểm tra, theo dõi sát sao tình hình tổ chức thực hiện chính sách, vừa kịp thời bổ sung hoàn thiện cũng như điều chỉnh công tác tổ chức, góp phần nâng cao kết quả thực hiện chính sách ở các cơ quan nhà nước từ TW đến địa phương. Chủ thể kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo là các cơ quan nhà nước từ TW đến cơ sở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan và chính xác về kết quả kiểm tra đánh giá, quá trình này cần có sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể nhân dân và chính đối tượng chính sách, đảm bảo được tính dân chủ trong quá trình thực hiện chính sách. Từ quy trình thực hiện chính sách giảm nghèo đã trình bày, các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chính quyền các cấp ở cơ sở tổ chức thực hiện chính sách theo trình tự, đều sử dụng quy trình 7 bước làm chuẩn để tiến hành hoạt động đánh giá chính sách GNBV.


1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình này, bao gồm: yếu tố thuộc về nhà nước (các chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS), yếu tố thuộc về chính các đối tượng của chính sách (người nghèo) và những yếu tố khác.


1.4.1. Những yếu tố thuộc về chủ thể chính sách

Một là, năng lực tổ chức, quản lý của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức ở các cấp trong công tác giảm nghèo. Các cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền khi được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành tốt kỷ luật công vụ trong lĩnh vực này mới đạt hiệu quả thực hiện. Đây là yêu cầu quan trọng đối với mỗi cán bộ công chức để thực hiện


chuyển tải ý nghĩa chính sách của Nhà nước vào cuộc sống. Một khi thiếu năng lực thực tế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện chính sách sẽ đưa ra những kế hoạch không bám sát với thực tế, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách,… Năng lực thực tế và đạo đức công vụ của cán bộ công chức còn được thể hiện ở thủ tục giải quyết những vấn đề giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Hai là, công tác tuyên truyền vận động về chính sách. Công tác này nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức và các đối tượng để họ chủ động, tự giác tham gia vào quá trình chính sách của nhà nước, khắc phục được tư tưởng trông chờ sự giúp đỡ của nhà nước ở một bộ phận người nghèo và cán bộ, công chức cơ sở. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vận động về chính sách hiện nay vẫn bị coi nhẹ, được thực hiện còn mang tính hình thức.

Ba là, điều kiện kinh tế và nguồn lực để thực hiện chính sách nhà nước: việc đầu tư trang bị kỹ thuật và phương tiện hiện đại để hỗ trợ và thực hiện quá trình thực hiện chính sách Nhà nước đã trở thành một nguyên lý phát triển. Cho nên, khi các điều kiện vật chất kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu sẽ giúp cho tính khả thi của công tác tổ chức thực hiện chính sách luôn được tăng cường. Hiện nay, nước ta cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp nông thôn còn thấp, chủ yếu chỉ đầu tư cho thủy lợi, chưa chú trọng khuyến khích kịp thời phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vốn Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, huy động đóng góp trong dân hạn chế nên hạ tầng giao thông còn yếu kém.


1.4.2. Những yếu tố thuộc về đối tượng chính sách

Một là, nguồn lực của đối tượng chính sách. Người nghèo luôn được đánh giá là thiếu về nguồn lực nhất là nguồn lực vật chất, tài chính. Phần lớn hộ nghèo có rất ít đất đai, thậm chí tình trạng không có đất đang tăng lên. Đa số người nghèo chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp với tập tục lạc hậu, sản phẩm làm ra khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường, họ càng luẩn quẩn trong sự nghèo khó. Do đó, họ không tiếp cận được dịch vụ sản xuất như khuyến nông – lâm – ngư, bảo vệ động thực vật, cũng như yếu tố đầu vào sản xuất như: điện, nước, giống, cây trồng,

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí