Giải Pháp Về Đầu Tư, Phát Triển Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật


+ Cụm du lịch Hương Sơn – Quan Sơn với các sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội; du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và sinh thái; du lịch thể thao cao cấp với các sản phẩm sân golf, thể thao nước.

+ Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận với sản phẩm du lịch chủ yếu: Du lịch làng nghề; du lịch cuối tuần; du lịch văn hóa; du lịch vui chơi giải trí.

+ Quy hoạch phát triển vành đai du lịch sông Hồng với sản phẩm du lịch chính: Du lịch tâm linh, du lịch sinh thái ven sông.

Các căn cứ trên cho thấy du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp quan trọng trong tổng GRDP của cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Vì thế, phát triển du lịch phải có chính sách, giải pháp, định hướng và quy hoạch phát triển cụ thể cho từng vùng du lịch trong cả nước.

3.2 Giải pháp


3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý

- Áp dụng kinh nghiệm thứ năm ở cuối chương 1: lập quy hoạch tổng thể, bảo tồn và phát triển hệ thống các địa điểm du lịch tâm linh và phân loại chúng theo các thứ bậc: di sản thế giới, di sản quốc gia và di tích địa phương để có hướng đầu tư phát triển và quảng bá hình ảnh chuyên môn hơn. Hiện tại khu vực phía Tây Hà Nội chưa có điểm du lịch tâm linh nào được công nhận là di sản thế giới. Tuy vậy về di sản cấp quốc gia thì hiện tại có rất nhiều như : chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương, Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh, đình Chu Quyến, đình Tây Đằng…Các di tích này cần được đặc biệt chú trọng bảo tồn lưu trữ. Ngoài ra còn rất nhiều các di tích tâm linh cấp địa phương cũng cần được chú ý tu bổ giữ gìn.

- Áp dụng kinh nghiệm thứ hai ở cuối chương 1: Hoàn thiện công tác quản lý kinh doanh dịch vụ, hàng hóa gắn với các giá trị văn hóa truyền thống tại các điểm du lịch tâm linh. Đề ra những cơ chế, chính sách sát thực để khuyến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.


khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển, trong đó ưu tiên xã hội hóa du lịch cộng đồng.

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội - 13

Để thực hiện được giải pháp này cần lưu ý đến các vấn đề sau:

+ Ban quản lý các di tích tín ngưỡng tôn giáo cần nắm vững các Thông tư, quy định, văn bản chính sách, pháp lệnh…của Nhà nước và của địa phương về việc tổ chức quản lý di tích văn hóa tâm linh. Học hỏi và áp dụng những phương pháp quản lý lành mạnh hiệu quả. Bố trí quy định rõ ràng không gian phù hợp cho các quầy kinh doanh hàng hóa, dịch vụ mua sắm phụ trợ cho việc tham quan, hành lễ (hoa quả, lễ vật…) đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra rà soát các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại điểm di tích nhằm giảm thiểu tối đa các hoạt động kinh doanh hàng hóa phi pháp và hoạt động giải trí thiếu lành mạnh. Quy định rõ ràng và phối hợp chặt chẽ với các cá nhân, đơn vị tham gia kinh doanh dịch vụ tại khu vực di tích phải đảm bảo các quy định vệ sinh an ninh, an toàn. Đặc biệt cần đầu tư thêm công cụ hỗ trợ quản lý bằng hệ thống bảng, biển nội quy, quy định, chỉ dẫn thực hiện tổ chức kinh doanh, niêm yết giá cả cả các dịch vụ tại chỗ.

+ Các cơ quan chủ quản của Thành phố, ban ngành đoàn thể chuyên trách cần họp tác và quan tâm động viên các đơn vị quản lý đầu tư, đa dạng hóa dịch vụ cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu.Sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền giúp xác địng hướng phát triển tốt hơn, phân bố không gian đồng đều hơn ,kết hợp được các lợi ích kinh tế với nhiệm vụ bảo tồn. Sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước tạo nên vòng đai pháp lý, định hướng để phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội còn sự phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh liên quan với nhau và các cơ quan giúp thực hiện hóa các đường lối, chính sách để đưa hoạt động du lịch tâm linh của khu vực lên xứng đáng với tiềm năng vốn có.

+ Xây dựng hệ thống các quy đinh, nội quy tại các điểm du lịch tâm linh. Lập ra các mức phạt dành cho hành vi trộm cắp, phân vùng khu vực cấm các


đối tượng bán rong, ăn xin, giải trí không lành mạnh (cờ bạc), buôn thần bán thánh…Nghiêm cấm việc xây dựng di tích giả, tự tiện để hòm công đức và xây dựng những công trình dân dụng xâm phạm đến khu vực di tích.

- Chuẩn hóa cách ứng xử văn hóa trong hoạt động du lịch tâm linh tại các điểm tín ngưỡng – tôn giáo.

Khi tham gia các hoạt động du lịch này du khách, nhà cung ứng , người dân địa phương và đặc biệt là hướng dẫn viên cần có cách ứng xử phù hợp với văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo.

Đối với khách du lịch: cần có những hiểu biết nhất định khi quyết định tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa. Ví dụ như những điểm đến có đặc điểm về tâm linh như thế nào, cần ăn mặc, đi đứng, nói năng như thế nào là phù hợp. Trình tự vào lễ như thế nào là hợp lý, khi vào sẽ xưng hô ra sao? Lễ vật thì gồm những đồ gi?chú ý không nên dâng những lễ vật gì? Trình từ lễ như thế nào là đúng? Những yêu cầu này để đảm bảo khách du lịch sẽ không gây ra những tình huống không phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa bản địa cũng như vì thế mà hạn chế những phản ứng không mong đợi của người dân bản địa.

Đối với nhà cung ứng: nhà cung ứng du lịch bao gồm những công ty lữ hành, những cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên…Cùng với du khách, nhà cung ứng trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch. Những hiểu biết đầy đủ về giá trị các tài nguyên cũng như có kĩ năng nhận diện và khai thác hợp lí các tài nguyên này là yêu cầu đặc biệt quan trọng. Khi hiểu biết đầy đủ mới có thể khai thác hiệu quả hướng tới sự hài lòng tối đa những nhu cầu chính đáng của khách mà vẫn trân trọng và bảo vệ tài nguyên, đảm bảo phát triển du lịch bền vững, vì các nguồn tài nguyên vật thể nếu đã mất đi thì không có khả năng tái tạo lại.

Đối với hướng dẫn viên hoạt động trong ngành: Khi đến các nơi như vậy cần nhanh chóng xác định những yếu tố về không gian, địa điểm, địa thế, lịch


sử…của điểm đến để có thể giới thiệu chính xác tới du khách. Đồng thời xác định các giá trị vật chất và giá trị tinh thần của điểm đến đó tới du khách cũng như hướng dẫn du khách làm theo đúng trình tự khi vào lễ, tham quan hay giải thích cho du khách ý nghĩa về các hình tượng, kiến trúc, về cách cầu cúng như thế nào cho đúng…

Đối với dân địa phương: đây là đối tượng chủ thể của văn hóa, của những giá trị vật thể và phi vật thể - tài nguyên của du lịch văn hóa tâm linh. Thông thường dân bản địa có cái nhìn không tích cực đối với hoạt động du lịch, nhất là trong thời kì mà kinh tế phát triển, tất cả đều được cân, đong, đo, đếm bằng lượng vật chất người ta dễ dàng đánh mất những giá trị tinh thần. Đồng thời, hoạt động du lịch ở các địa phương ngày nay thường xảy ra hiện trạng khai thác đến cạn kiệt tài nguyên nhưng lợi ích lại chỉ thường về một vài người hoặc một tổ chức nào đó, còn người dân vẫn lâm vào trạng thái cùng quẫn, khổ sở vì tính thương mại của du lịch mang lại. Yêu cầu đối với người dân là có hiểu biết và có thể trực tiếp tham gia hoạt động du lịch ở địa phương mình. Nhiều địa phương đã và đang triển khai hoạt động du lịch cộng đồng, người dân, chính quyền và nhà cung ứng cùng có được lợi ích. Thiết nghĩ, hoạt động này đặc biệt ý nghĩa với du lịch tâm linh bởi vì những người tham gia vào sáng tạo văn hóa có lẽ sẽ biết cách làm thế nào để bảo vệ tài nguyên của mình, đem lại lợi ích cho mình.

Tóm lại, cách ứng xử văn hóa nói chung và ứng xử văn hóa trong du lịch nói riêng là yêu cầu tối thiểu với mỗi chủ thể khi tham gia vào hoạt động này. Con người khác với những loài khác là có tư duy, suy nghĩ và vì thế có khả năng điều chỉnh hành vi của mình trong từng môi trường cho phù hợp.

3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Áp dụng kinh nghiệm số 1 và kinh nghiệm số 4 từ 7 kinh nghiệm mà tác giả đúc rút được ở phần cuối chương 1 sẽ có 1 số hướng giải pháp sau:


- Hệ thống cơ sở hạ tầng:

+ Cần tiến hành lập quy hoạch tổng thể các khu – điểm du lịch tâm linh, khảo sát và nghiên cứu văn hóa lịch sử để thi công hoàn thiện và trùng tu các công trình lịch sử trong khu di tích. Tránh hiện tượng phá bỏ toàn bộ các công trình kiến trúc nghệ thuật cũ và xây mới. Đây là vấn đề vô cùng quan trọng và cần có sự phối hợp giữa các bộ ban ngành, ban quản lý, nhà đầu tư trong đó các bộ ban ngành sẽ là người thẩm định, kiểm tra và phê duyệt bản quy hoạch. Ban quản lý sẽ xây dựng quy hoạch (có sự tham gia tư vấn của các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa) và nhà đầu tư sẽ là người kết hợp với ban quản lý để thực hiện bản quy hoạch…Việc xây dựng hệ thống cấp thoát nước , xử lý rác thải cần thực hiện triệt để nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường tại khu du lịch và nâng cao chất lượng sống của người dân bản địa. Khuyến khích các doanh nghiệp, nhân dân trong vùng có di tích góp vốn xây dựng hệ thống nhà hàng, quán ăn, dịch vụ nghỉ ngơi, dịch vụ tín ngưỡng…để đa dạng hóa các dịch vụ cho du khách lựa chọn.

+ Khuyến khích và xây dựng mô hình homestay tại khu vực chùa Hương, Mỹ Đức với đối tượng nhắm tới là du khách quốc tế muốn có thêm thời gian để tham quan hết 3 tuyến du lịch tâm linh của chùa Hương: Hương Tích, Long Vân và Tuyết Sơn. Đồng thời có nhu cầu khám phá thưởng ngoạn cảnh vật được ví như Hạ Long trên cạn của Hà Nội.

- Giao thông vận tải: Hiện tại về cơ bản hệ thống giao thông tới các điểm di tích tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội đã được xây dựng và hoàn thành xong. Tuy vậy khi những điểm này tập trung một số lượng lớn du khách thì việc tắc nghẽn cục bộ vẫn còn tái diễn. Vì vậy, ngoài đầu tư làm mới các hệ thống trục đường quốc lộ chính cần phát triển thêm các hệ thống đường nội bộ, đường liên xã để có thể giải quyết một phần hiện tượng dồn ứ tắc nghẽn giao thông ra những trục đường chính.


+ Phát triển tuyến giao thông theo trục Mỹ Đình – Chùa Hương – Bái Đính tạo ra sự liên kế các điểm du lịch tâm linh giữa Hà Nội với Ninh Bình.

+ Cải tạo tuyến giao thông ĐT 419 từ hồ Quan Sơn – chùa Hương vì hiện tại tuyến đường này đang bị xuống cấp do tải trọng của các xe tải lưu thông qua đây quá lớn. Việc cải tạo tốt tuyến đường này sẽ giúp du khách có thêm lựa chọn để kết hợp khi đến chùa Hương.

3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường khách du lịch tâm linh

Với những tiềm năng sẵn có là nơi tập trung nhiều di tích văn hóa lịch sử lớn nhất cả nước và ưu thế là 1 bộ phận của thủ đô Hà Nội thì khu vực phía Tây Hà Nội hoàn toàn có thể phát triển trở thành một điểm đến tâm linh lớn nhất miền Bắc và cả nước. Tuy nhiên trên con đường phát triển bên cạnh các yếu tố về chính sách đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật…thì sản phẩm du lịch và dịch vụ phụ phục vụ hoạt động du lịch tâm linh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng và níu chân du khách quay lại những lần sau.

Mỗi năm, các khu- điểm du lịch tâm linh khu vực này tiêu thụ một lượng khá lớn các sản phẩm công nghiệp chế biến như: Bia, nước giải khát, bánh kẹo ...trong đó có nhiều sản phẩm có thể tự sản xuất, chế biến tại địa bàn huyện như chế biến chè lam,củ mài, bánh gai, khánh, đồ lưu niệm…. Tác giả áp dụng kinh nghiệm thứ 3 ở cuối chương 1 để góp phần phát triển công nghiệp nông thôn với định hướng sau:

+ Sản xuất chè lam tại khu vực chùa Tây Phương, bánh gai tại khu vực chùa Mía – làng cổ Đường Lâm, bánh củ mài, rượu mơ tại khu vực chùa Hương : đây là sản phẩm phục vụ cho việc làm đồ lễ, quà tặng và tiêu dùng trực tiếp. Nếu sản xuất trực tiếp tại địa phương với số lượng lớn có thể thu hút các nhân công lao động nhàn rỗi. Tuy nhiên để tránh việc hàng giả, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của các nhà sản xuất thì cần có sự đăng ký nhãn hiệu độc quyền.


+ Sản xuất hàng tế lễ: Nhu cầu mua sắm đồ lễ của một điểm du lịch tâm linh và là khá cao. Để đáp ứng những nhu cầu tại chỗ của du khách thì cần đào tạo, xây dựng một đội ngũ lao động biết chữ Nho, hiểu biết về lễ nghi Phật giáo và sắm sửa các đồ tế lễ cho mọi người có nhu cầu nhằm quản lý được những người hành nghề tiêu cực, mê tín dị đoan nhưng vẫn thỏa mãn được lòng tín ngưỡng.

+ Sản xuất hàng lưu niệm: Hiện tại phần lớn các đồ hàng lưu niệm được bày bán tại đây đều là các hàng gia công, sản xuất ở nơi khác hoặc nhập từ Trung Quốc sang vì vậy không mang được nét đặc trưng của vùng. Việc sản xuất hàng lưu niệm mang đậm phong cách của điểm đến tạo ra ấn tượng sâu đậm cho du khách. Trong số các mặt hàng đó, nhiều sản phẩm có thể sản xuất được tại địa bàn như khánh, tượng Phật, tranh sơn mài, tràng hạt và tạo thành các cơ sở liên doanh kinh doanh đồ lưu niệm phục vụ du khách tham quan. Để phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng, chính quyền địa phương và ban quản lý có thể phát động các cuộc thi sáng tạo để tìm ra sản phẩm phù hợp khuyến khích chế tác các mô hình bằng mây tre, lá, giấy mô phỏng theo kiến trúc các điểm di tích tâm linh…để mỗi khi du khách nhìn vào đó nhận ra được đó là sản phẩm của vùng hay của điểm đến nào. Như vậy với giải pháp này ta đã phần nào giải quyết được bài toán đảm bảo lợi ích cho người dân bản địa giúp họ có thu nhập tốt hơn. Khi đó họ sẽ tích cực tham gia việc bảo tồn các di tích tâm linh tại nơi mình sinh sống vì khi phát triển bền vững những di tích này thì cuộc sống của họ mới được đảm bảo.

Bàn về giải pháp khắc phục tính mùa vụ, thu hút du khách đến với các điểm du lịch tâm linh quanh năm, thì bên cạnh việc đưa ra các gói dịch vụ ưu đãi cho du khách vào mùa thấp điểm, các địa phương cần phát triển thêm các sản phẩm phụ trợ, kết hợp nhiều hình thức du lịch:


-Tới thăm chùa Hương, du khách có thể kết hợp đi đò tham quan khu du lịch sinh thái dọc theo suối Yến, hoặc tới thăm đền du khách có thể kết hợp tìm hiểu, thưởng thức nghệ thuật hát bóng, hầu đồng.

- Thay vì cung cấp những tour du lịch tâm linh thông thường, chỉ dẫn khách tới tham quan chùa chiền, các hãng lữ hành có thể thiết kế các tour để du khách được nghỉ lại trong chùa, quan sát cuộc sống các thiền sư, tham gia tập dưỡng sinh, nghe giảng về Phật pháp tại chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương…Đây là hướng khai thác du lịch đã được một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… áp dụng khá thành công.

- Kết hợp du lịch tâm linh với các loại hình du lịch khác:

+ du lịch tâm linh + du lịch sinh thái : tuyến Chùa Hương – cảnh quan sinh thái Hương Sơn – hồ Quan Sơn; chùa Thầy – chùa Tây Phương – đền Và – Vườn quốc gia Ba Vì…

+ du lịch tâm linh + du lịch nghỉ dưỡng: chùa Thầy – chùa Tây Phương – làng cổ Đường Lâm – chùa Mía…

+ du lịch tâm linh + du lịch mua sắm: sau khi đi hành hương, tham quan, chiêm bái tại các điểm du lịch tâm linh khu vực Hà Tây cũ, du khách di chuyển về các trung tâm thương mại lớn tại trung tâm Hà Nội để mua sắm hoặc đến các làng nghề truyền thống nổi tiếng: lụa Vạn Phúc, cốm Mễ Trì, mây tre đan Phú Vinh – Chương Mỹ…

Một hướng đi mới có khả năng thu hút khách vào mùa thấp điểm đó là có chính sách thu hút khách du lịch như miễn vé cáp treo tại chùa Hương, vé tham quan cho học sinh sinh viên, người già vào mùa hè (mùa thấp điểm) tại các điểm du lịch tâm linh trong khu vực. Nếu thực hiện ý tưởng này thì cần thực hiện triệt để và trên quy mô rộng khắp mới đem lại hiệu quả, tránh việc làm manh mún, nhỏ lẻ.

Về thị trường khách du lịch tâm linh thì như đã phân tích ở phần trên, du khách đến đa phần là khách nội địa với những lứa tuổi, thành phần xã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2024