Công Tác Phổ Biến Tuyên Truyền Về Chính Sách Giảm Nghèo


HĐND tỉnh, về việc bổ sung một số chính sách thuộc Chương trình GNBV tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 – 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 56/2016/NQ- HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Nông. Nghị quyết số 22/2019/NQ- HĐND ngày 23/7/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị quyết về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của HĐND tỉnh, về việc quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cao hơn mức hỗ trợ tối thiểu cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1339/QĐ-UBND, ngày 15/8/2019 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 12/2019/NQ-HĐND ngày 19/7/2019 của HĐND tỉnh và bổ sung nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh. Theo đó, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động cụ thể, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh.

Tại Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh Đắk Nông khóa III về ban hành Chương trình GNBV tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2016 – 2020 đã xác định “GNBV là một trong những trọng tâm chủ yếu trong chiến lược phát triển của Đắk Nông trong giai đoạn 2016-2020” [20, tr. 5].

Các văn bản, Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch hướng dẫn thực hiện chính sách giảm nghèo đã được các cấp chính quyền ở cả TW đến cơ sở quan tâm xây dựng, đưa chính sách vào đời sống thực tiễn. Mặt khác, vẫn còn hiện tượng chính quyền các cấp vì chạy theo thành tích nên đã ban hành những văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện chưa phù hợp với nguồn lực địa phương. Đồng thời, việc buông lỏng quản lý đã gây thất thoát và lãng phí một số nguồn lực của nhà nước, hạn chế việc thu hút nguồn lực tại chỗ để GNBV.

Qua kết quả khảo sát 100 hộ nghèo ở Đắk Nông về sự tham gia vào quá trình xây dựng biện pháp thực hiện chính sách, với việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách chỉ được thực hiện từ trên xuống mà không có sự tham gia đóng


góp ý kiến của đối tượng của chính sách chiếm 27%. Trong khi kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách có sự tham gia của chính các đối tượng chính sách 73%, sẽ phù hợp hơn với điều kiện hoàn cảnh KTXH của địa phương cũng như những điều kiện hiện có của chính người nghèo.


Biểu đồ 2 1 Mức độ tham gia vào quá trình thực hiện chính sách của người 1

Biểu đồ 2.1. Mức độ tham gia vào quá trình thực hiện chính sách của người dân [Nguồn: Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra 2021]

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Qua (Biểu đồ 2.1.) khảo sát kết quả có sự quan liêu không nhỏ trong thực hiện chính sách vì phương án đánh giá không phù hợp của người dân (đối tượng của chính sách) ở mức rất cao 79%. Do yếu trong việc khảo sát tình hình thực tế, kế hoạch thực hiện chính sách còn mang tính áp đặt không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh KTXH của địa phương cũng như những nhu cầu của chính người nghèo, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách không phù hợp, nên ít có sự tham gia đóng góp ý kiến về sự không phù hợp của người dân về chính sách.

Bởi vậy xây dựng kế hoạch hành động cần phải có sự tham gia đóng góp ý kiến của cơ quan tổ chức có liên quan. Trong thực tế hầu hết các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo của các địa phương là do UBND các cấp thực hiện nhưng hầu hết không có sự tham gia bàn bạc của các cơ quan, tổ chức CTXH. Tương tự đối với các cơ quan ở TW, theo ông K’So Phước: “Hiến pháp điều 94 quy định rất rõ là Hội Đồng Dân Tộc của Quốc Hội được tham gia góp ý kiến trong quá trình xây dựng các chính sách có liên quan đến dân tộc thiểu số của


Chính Phủ, của các Bộ”, trong đó “Hiến Pháp còn quy định là kể cả các thông tư, thông tư liên bộ có liên quan đến dân tộc thiểu số thì Hội Đồng Dân Tộc được quyền tham gia”, nhưng thực tế “nhiều nhiệm kì nhưng chả thấy gì các bộ ngành xin ý kiến của Hội Đồng Dân Tộc về các thông tư quyết định về vấn đề dân tộc thiểu số” [55]. Do đó, không ít đối tượng chính sách được hỏi trả lời về cách thức thực hiện chính sách GNBV hiện nay ở Đắk Nông là chưa phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, điều kiện của gia hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Như vậy, việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo chủ yếu được thực hiện theo hình thức từ trên xuống, cụ thể là việc các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện của các địa phương cũng được ban hành theo hình thức từ trên xuống, trong khi đó có tới 79% người nghèo cho rằng: Khi có chính sách của nhà nước, nên để người dân trong buôn, trong xã họp bàn rồi quyết định cách thức thực hiện sẽ phù hợp hơn. Tỷ lệ trả lời này cũng tương tự đối với phiếu điều tra dành cho công chức cấp xã với cùng một câu hỏi (83%). Trong khi đó chỉ có 21% người dân cho rằng: Khi có chính sách, nhà nước, xây dựng kế hoạch người dân cứ thế thực hiện theo.

Tóm lại, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo được quan tâm, nhưng công tác này vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn, nhất là cách thức xây dựng kế hoạch thực hiện. Cho nên để thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Đăk Nông, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn, cần tạo điều kiện cho người nghèo đồng bào DTTS tiếp cận thuận lợi các dịch vụ sản xuất, giáo dục,... nhà nước và chính quyền tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức và hướng dẫn thực hiện chính sách về GNBV nhằm tác động đến mọi mặt đời sống của người nghèo.

2.2.2.2. Công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo

Tuyên truyền thực hiện chính sách giảm nghèo ở Đắk Nông có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách giảm nghèo của nhà nước để họ yên tâm lao động, chủ động tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hướng tới đạt được mục tiêu của chính sách giảm nghèo.


Công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo ở Đăk Nông được thực hiện cụ thể như sau:

+ Hoạt động truyền thông về giảm nghèo: Nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và đặc biệt là người dân có ý thức tự vươn lên thoát nghèo là chính sự hỗ trợ về chính sách, dự án của Nhà nước. Từ nguồn kinh phí của Chương trình MTQG giảm nghèo, các đơn vị chức năng của tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Báo LĐTB&XH,…xuất bản 02 ấn phẩm giảm nghèo in phát hành 1900 cuốn, tổ chức, lắp đặt panô tuyên truyền phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” và “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, người nghèo tự vươn lên thoát nghèo”. Tổ chức Hội thi Đội tuyên truyền viên giỏi về công tác giảm nghèo bền vững cấp tỉnh với kinh phí 340 triệu đồng. Hoạt động giảm nghèo về thông tin đã thực hiện sản xuất chương trình phát thanh và chương trình tuyền hình với 111,5 triệu đồng (phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Nguyên sản xuất 04 chương trình phát thanh, phát sóng trên kênh VOV Tây Nguyên và VOV1, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất và phát sóng 05 chương trình truyền hình, phát sóng trên kênh PTD Truyền hình Đắk Nông). Mua sắm phục vụ thông tin cổ động 200 triệu đồng (huyện Đắk Glong), kinh phí thực hiện hoạt động giảm nghèo 331,5 triệu đồng.

Nhờ vậy, người nghèo nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chính sách, tự giác vươn lên cùng với nhà nước giảm nghèo cho chính bản thân mình, xóa bỏ tư tưởng ỉ lại,... Đồng thời, các địa phương còn huy động sự tham gia của già làng trong làm tốt công tác vận động tuyên truyền ở nơi đông đồng bào DTTS sinh sống.

Khảo sát đánh giá về công tác vận động tuyên truyền, tác giả đã nhận được câu trả lời khác nhau mặc dù đây là những chính sách đang được triển khai thực hiện trên địa bàn. Như vậy, mặc dù chính sách đã và đang được triển khai thực hiện nhưng do cùng lúc phải triển khai thực hiện nhiều lĩnh vực của chính sách nên


người nghèo dường như không nhận biết hiện mình đang thực hiện và hưởng lợi từ bao nhiêu chính sách khác nhau.

Về các kênh phổ biến chính sách, qua khảo sát bằng phiếu tuy đã có thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, nhưng cách thức và chủ thể tiến hành lại không được nhất quán, có 48% người nghèo biết đến chính sách qua các phương tiện thông tin đại chúng và 9% những người trong thôn kể. Mặc dù biết về chính sách nhưng qua phát thanh, truyền hình, 41% qua trưởng buôn và những người khác nói lại, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc người nghèo sẽ nắm bắt được đúng nội dung của chính sách, hiểu biết được mục tiêu và những biện pháp thực hiện chính sách. Hiệu quả chính sách có được phải kể đến vai trò của các cán bộ xã, bằng chứng đã có 66% người dân biết được chính sách do cán bộ xã đến phổ biến.

Qua phiếu khảo sát, đa số người dân cho rằng công tác tổ chức thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở địa phương diễn ra chỉ 47% đạt yêu cầu, còn lại chưa được như mong muốn của người dân chiếm 29% và yếu kém là 8%, đánh giá tốt chỉ có 16 %. Đồng thời, với việc khảo sát mức độ hài lòng của người nghèo khi thực hiện chính sách, luận văn cũng tiến hành khảo sát để lấy ý kiến của đội ngũ cán bộ, công chức và tham vấn một số công chức lãnh đạo quản lý từ cấp huyện đến tỉnh bằng bảng hỏi phỏng vấn, từ đó nhận được câu trả lời sau:

Biểu đồ 2 2 Nhận xét về công tác tuyên truyền chính sách của cán bộ công 2

Biểu đồ 2.2. Nhận xét về công tác tuyên truyền chính sách của cán bộ công chức lãnh đạo quản lý từ cấp huyện trở lên


[Nguồn: Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra 2021]

Quan sát (Biểu đồ 2.2.), đối tượng phỏng vấn là công chức, lãnh đạo quản lý từ cấp huyện trở lên thu được bảng hỏi với kết quả chênh lệch khá cao: giữa một bên 67% số người được hỏi cho rằng công tác tuyên truyền chưa hiệu quả và một bên có 33% số người được hỏi là công chức lãnh đạo quản lý từ cấp huyện trở lên cho rằng công tác tuyên truyền có hiệu quả. Đồng thời, các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh Đăk Nông quan tâm công tác tuyên truyền vận động để thực hiện chính sách giảm nghèo, giúp cho người nghèo hiểu và tích cực tham gia vào quá trình thực hiện chính sách của nhà nước và thu được kết quả nhất định nhưng hình thức tuyên truyền còn giản đơn, một số cán bộ xã thôn và người dân chưa biết được đầy đủ chính sách, dự án về giảm nghèo.

Đối với cán bộ, công chức cấp xã: bằng bảng hỏi phỏng vấn, được kết quả: có tới 50% số người được hỏi là cán bộ, công chức cấp xã cho rằng công tác vận động, tuyên truyền về chính sách đã được thực hiện không thường xuyên, 45% người được hỏi cho rằng việc tuyên truyền chính sách cũng đã được thực hiện, nhưng trong số 45% đó, có tới 52% cho rằng việc tuyên truyền là hình thức và không hiệu quả.

Như vậy, công tác vận động tuyên truyền đã được quan tâm thực hiện nhưng chưa được thường xuyên phần lớn mới chỉ tâp trung ở những khu tập trung đông dân cư ở thành phố, thị xã, thị trấn. Ở những vùng điều kiện đi lại khó khăn, công tác tuyên truyền hầu như được giao cho cấp xã, cấp xã lại giao cho thôn. Chính vì thế, làm cho công tác tuyên truyền chưa đồng bộ và khó kiểm soát. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc người dân không những thiếu thông tin về chính sách mà còn là hiểu sai về chính sách.

2.2.2.3. Tổ chức bộ máy phân công phối hợp

Để tổ chức triển khai thực hiện cần có sự tham gia vào cuộc của rất nhiều cơ quan nhà nước khác nhau từ các cơ quan nhà nước cần phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý cũng như các điều kiện vật chất khác của các cấp, các ngành vào quá trình thực hiện chính sách. Ở địa phương, việc phân công, phối hợp để tổ chức


thực hiện chính sách GNBV cũng được giao cho các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh và cấp huyện. Như vậy, việc thực hiện chính sách GNBV ở nước ta thực hiện và quản lý theo ngành dọc và theo địa giới hành chính, tỉnh Đăk Nông sớm ban hành nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND về lãnh đạo, chỉ đạo điều hành việc thực hiện chính sách GNBV trên địa bàn, ưu tiên nguồn lực cho các xã khó khăn có tỷ lệ đói nghèo cao và thiếu CSHT thiết yếu. Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh gồm có 36 thành viên, trong đó: đồng chí chủ tịch UBND làm trưởng ban và hai đồng chí phó chủ tịch UBND làm phó ban, 04 ủy viên thường trực gồm: giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giám đốc Sở LĐTB&XH và trưởng ban Dân tộc, mời 29 sở ban ngành có liên quan làm thành viên. Trong đó các sở, ban, ngành của tỉnh được phân công đã trực tiếp phối hợp cùng với các huyện để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và hướng dẫn các huyện còn nghèo, tiếp tục triển khai nhiệm vụ giúp các xã ĐBKK về phát triển KTXH giảm nghèo. Đồng thời tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở, nhất là ở xã và thôn, buôn trong việc triển thực hiện chính sách theo kế hoạch đã được thông qua. Đồng thời, các đoàn thể CTXH của tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về mục tiêu quản lý và tổ chức chỉ đạo thực hiện, huy động và lồng nghép sử dụng các nguồn vốn liên quan trên địa bàn, hỗ trợ về tổ chức, kỹ thuật. Chính quyền tỉnh có nhiệm vụ cung cấp các nguồn lực theo sự phân bổ của TW nhất là nguồn ngân sách.

Xã hoặc huyện giữ vai trò xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể và tổ chức thực hiện mục tiêu chính sách giảm nghèo của địa phương, dự án GNBV được xây dựng từ cấp xã đã thu hút nhân dân tham gia trong việc huy động nguồn lực tại chỗ đóng góp, cũng như tích cực tham gia thực hiện và giám sát hoạt động GNBV.

Nhận xét về phối hợp thực hiện chính sách của cán bộ công chức xã, quan tâm công tác đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ cơ sở làm công tác GNBV được quan tâm thực hiện bước đầu có kết quả. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức xã về sự phối hợp với các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách thì đa số cho rằng đã có sự phối hợp. Mặt khác, khi được hỏi, mối quan hệ phối hợp đó mang lại hiệu quả


như thế nào trong thực hiện chính sách thì có tới 91% cho rằng có và 9% trả lời không nhưng xét về tính hiệu quả thì 73% hiệu quả không cao, còn lại là 14% hiệu quả và 13% hiệu quả chưa cao.

- Đối với công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp huyện trở lên.


Biểu đồ 2 3 Nhận xét về hiệu quả phối hợp thực hiện chính sách của công 3

Biểu đồ 2.3. Nhận xét về hiệu quả phối hợp thực hiện chính sách của công chức lãnh đạo từ cấp huyện trở lên

[Nguồn: Kết quả khảo sát bằng phiếu điều tra 2021]

Quan sát (Biểu đồ 2.3.) với cùng câu hỏi về hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện chính sách GNBV, cũng có tới 56,7% phối hợp có hiệu quả còn 43,3% công chức lãnh đạo quản lý từ cấp huyện trở lên cho rằng công tác phối hợp không có hiệu quả. Như vậy, có thể thấy việc phân công phối hợp thực hiện chính sách GNBV ở các địa phương mặc dù đã có sự phân công, phối hợp với nhau trong quá trình thực hiện nhưng vẫn thiếu sự đồng bộ dẫn đến chưa chặt chẽ giữa tỉnh, huyện, xã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chính sách, khó phát huy hết thế mạnh cũng như khả năng phối hợp vào quá trình thực hiện. Việc chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước về GNBV ở Đắk Nông về cơ bản vẫn do bộ máy hành chính của tỉnh thực hiện, vừa theo phân cấp về quản lý hành chính vừa theo phân cấp cũng mang tính hành chính về quản lý KTXH.

Tuy đã có mối quan hệ hợp tác đa chiều nhưng chưa thực sự thiết lập mối quan hệ hợp tác trong thực hiện chính sách GNBV giữa cấp trên với cấp dưới, giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể ở địa phương. Do vậy, chưa tạo ra cơ chế lồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023