thu nhập, nhưng lại nghèo về các điều kiện khác. Đây là phương pháp khắc phục những bất cập và hạn chế của chính sách hiện tại. Phương pháp này giúp đảm bảo mức sống tối thiểu, đồnng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước giảm nghèo bền vững.
Trên cơ sở đó, tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 không những chỉ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo mà cả hộ có mức sống trung bình để làm cơ sở để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, lĩnh vực, CSGN và an sinh xã hội. Cụ thể:
* Hộ nghèo:
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các DV xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 900.000 đồng đến
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách Công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 2
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Chính Sách Công Tác Xã Hội Trong Giảm Nghèo Bền Vững.
- Các Lý Thuyết Ứng Dụng Trong Nghiên Cứu Đề Tài
- Là Một Trong Những Điều Kiện Cần Và Đủ Để Thực Hiện Có Hiệu Quả Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững
- Chính Sách Đảm Bảo Sự Chuyên Nghiệp Trong Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Đối Với Giảm Nghèo:
- Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Thực Trạng Và Đặc Điểm Nghèo Tại Tỉnh Bình Dương
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các DV xã hội cơ bản trở lên.
* Hộ cận nghèo :
- Khu vực nông thôn : Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cận các DV xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị : Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cận các DV xã hội cơ bản.
* Hộ có mức sống trung bình:
- Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
- Khu vực đô thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
Tại Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 về việc quy định chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 và chính sách bảo lưu đối với hộ thoát nghèo.
* Hộ nghèo:
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.200.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.200.000 đồng đến
1.600.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (thiếu hụt 30/100 tổng số điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên).
- Khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.400.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.400.000 đồng đến
1.800.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. (thiếu hụt 30/100 tổng số điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên).
* Hộ cận nghèo :
- Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.200.000 đồng đến 1.600.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cận các dịch vụ xã hội cơ bản. (thiếu hụt 30/100 tổng số điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên).
- Khu vực thành thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.400.000 đồng đến 1.800.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt cận các dịch vụ xã hội cơ bản. (thiếu hụt 30/100 tổng số điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên).
* Hộ có mức sống trung bình:
- Khu vực nông thôn: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.600.000 đồng đến 2.400.000 đồng.
- Khu vực đô thị: Là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.800.000 đồng đến 2.700.000 đồng.
- Có thể nói, với việc tiếp cận nghèo đa chiều để ban hành chuẩn hộ nghèo nêu trên, Việt Nam đã dần dần tiếp cận với thế giới trong việc xác định hộ nghèo, làm cơ sở tiền đề để ban hành và thực hiện chính sách GNBV. Việc tìm hiểu kỉ khái niệm nghèo là cơ sở và bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ tương quan với khái niệm giảm nghèo.
- Giảm nghèo, xét theo nghĩa đơn giản thuần; giảm có nghĩa là bớt đi, làm ít lại một hoặc một số đối tượng thực thể nào đó. Theo nghĩa này, giảm nghèo là giảm bớt số người nghèo, hộ nghèo trên địa bàn; giảm số xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, giảm số huyện nghèo trong địa bàn tỉnh, một vùng hay quốc gia, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm dân cư, thu hẹp khoảng cách và chênh lệch mức sống giữa các vùng miền trên địa phương, khu vực hay quốc gia.
- Giảm nghèo, hiểu theo nghĩa hẹp là các giải pháp, chính sách, hoạt động của nhà nước, xã hội hoặc của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các hộ nghèo tăng thu nhập, giúp họ thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu dựa trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định của từng địa phương, khu vực hoặc quốc gia.
- Hiểu theo nghĩa rộng, xét trên phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều, giảm nghèo và tập hợp các giải pháp, chính sách, hoạt động của Nhà Nước, xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho hộ nghèo vượt lên khỏi tình trạng nghèo khổ, đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, hạn chế các nguy cơ dễ tổn thương, rủi ro và tăng cường vị trí, tiếng nói của người nghèo đối với các quyết định của cộng đồng xã hội.
1.2.4. Giảm nghèo bền vững
- Lâu nay, nói đến giảm nghèo không bền vững là muốn nói đến tình trạng tái nghèo. Tuy nhiên, nếu chỉ xét đơn thuần ở khía cạnh tái nghèo thì chưa phản ánh đầy đủ sự không bền vững của quá trình giảm nghèo. Xét theo góc độ kinh tế, theo từ điển bách khoa, phát triển bền vững là sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.
- Sự không bền vững của giảm nghèo có thể được biểu hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau gồm: Tình trạng tái nghèo (đối với hộ thoát chuẩn nghèo) hoặc rơi xuống nghèo (đối với hộ cận nghèo); Tình trạng vẫn còn dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro; Tình trạng chưa có sự chuyển biến rõ nét về năng lực và nhận thức; Tình trạng chưa hoàn toàn hội nhập và tiếp cận với thị trường, nhất là thị trường lao động và thị trường hàng hóa.
- Trên cơ sở khoa học đã phân tích, tác giả cho rằng GNBV là khái niệm chỉ tập hợp các giải pháp, chính sách, hoạt động của Nhà Nước, xã hội và chính bản thân người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo thoát ra khỏi nghèo khổ trong hiện tại và đảm bảo cho họ vẫn tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Đồng thời, GNBV còn là các giải pháp, chính sách, hoạt động, hay nói cách khác là tạo điều kiện cho các cộng đồng nghèo phát triển bền vững.
Từ khái niệm trên, ta thấy GNBV có một số đặc điểm như sau đây:
Các giải pháp, chính sách, hoat động của nhà nước, xã hội và chính bản thân của người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo để GNBV phải đặt trong chương trình, định hướng và trong sự tương quan với phát triển KT - XH của một địa phương, vùng và quốc gia, được chính quyền nhà nước các cấp xác định đó là một nhiệm vụ trọng tâm của phát triển KT – XH.
Các giải pháp, chính sách, hoạtt động của Nhà Nước, xã hội và chính bản thân của người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo giúp cho người nghèo có sinh kế mang lại thu nhập ổn định không những vượt mức chuẩn nghèo mà còn ở mức sống trung bình trở lên từ thực lực của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo.
Các giải pháp, chính sách, hoạt động của Nhà nước, xã hội định hướng và tạo điều kiện cho người nghèo, cộng đồng nghèo nâng cao năng lực, nhận thức, tự lực vươn lên không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.
Các giải pháp, chính sách, các hoạt động của Nhà nước, xã hội và chính bản thân người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo để GNBV còn đặc biệt chú trọng tình trạng phát sinh nghèo mới trong cộng đồng, hay nói cách khác là tạo điều kiện cho các cộng đồng nghèo phát triển bền vững.
1.2.5. Chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững
Trước hết, chính sách CTXH cũng là CSXH. Bởi lẽ, như phân tích trên, CTXH là một nghề và nghề CTXH cũng là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó nhờ được đào tạo, nhân viên CTXH có được những tri thức, những kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp để cung cấp các DV CTXH, đáp ứng được những nhu cầu nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã hội của cá nhân, gia đình và cộng đồng cần sự trợ giúp. Chính sách CTXH định hướng, điều chỉnh cho sự vận động, phát triển của CTXH và suy cho cùng, chính sách CTXH là để phát triển con người và thúc đẩy sự phát triển.
Vậy, chính sách CTXH là sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển CTXH với mục đích phát huy vai trò, chức năng của nghề CTXH trong việc trợ giúp đối tượng theo quan điểm, đường lối của Đảng, nhằm hướng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người.
Từ những khái niệm GNBV, chính sách xã hội và công tác xã hội ở trên chúng ta có thể rút ra khái niệm về chính sách CTXH trong GNBV, đó là: Sự thể chế hóa, cụ thể hóa các giải pháp của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp, đảm bảo cho nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp của nghề CTXH và chuyên nghiệp hóa DV CTXH đối với người nghèo theo quan điểm đường lối của Đảng trong thực hiện chính sách GNBV, nhằm góp phần hưởng ứng tới công bằng, tiến bộ xã hội và phát triển con người toàn diện.
1.2.6. Mối quan hệ giữa CSGN bền vững và chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững
Cũng là một CSXH, chính sách giảm nghèo là những quyết định hay quy định của Nhà nước được cụ thể hóa trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, các thể thức hay quy trình, cơ chế thực hiện nhằm tác động vào đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo với mục đích là GNBV.
Để GNBV, thực tế cho thấy cần có nhiều nhóm chính sách khác nhau như nhóm chính sách tác động trực tiếp, nhóm chính sách tác động gián tiếp và các nhóm tác động vào bản chất đa chiều của đói nghèo. Nhóm chính sách tác động gián tiếp đến giảm nghèo là các chính sách kinh tế, xã hội được triển khai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề công bằng xã hội. Đây là những chính sách khi triển khai không đạt được mục tiêu chính sách giảm nghèo. Chính sách tác động trực tiếp tới giảm nghèo là các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng nghèo (người nghèo, hộ nghèo và cộng đồng nghèo). Các chính sách này nhằm vào một đối tượng nghèo cụ thể nào đó và mỗi chính sách bao giờ cũng có mục tiêu cụ thể liên quan đến một nguyên nhân nào đó của đói nghèo. Mục tiêu cuối cùng của các chính sách hỗ trợ trực tiếp là vì mục tiêu giảm nghèo.
Các nhóm chính sách tác động vào bản chất đa chiều của đói nghèo gồm: nhóm chính sách tạo điều kiện cho đối tượng nghèo tăng thu nhập; nhóm chính sách tạo điều kiện cho đối tượng nghèo tiếp cận các DV xã hội cơ bản; nhóm chính sách giảm thiểu rủi ro và dễ bi tổn thương vào nhóm chính sách tăng cường tiếng nói và quyền lực cho người nghèo. Mục tiêu của các chính sách trong từng nhóm chính sách này rất cụ thể, tác động đến khía cạnh nào đó của đói nghèo. Tuy nhiên, trong mỗi nhóm chính sách có những chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mối quan hệ giữa chính sách GNBV với chính sách CTXH trong GNBV, thể hiện ở một số điểm sau đây:
- Trong hoạch định và thực thi chính sách CTXH trong GNBV, chính sách GNBV được xem xét là những chủ trương, hành động của Nhà nước được thực hiện qua các chương trình, dịch vụ liên quan đến đối tượng là người nghèo.
- Chính sách GNBV là cơ sở, căn cứ pháp lý, là nguồn lực mà chính sách CTXH trong GNBV phải sử dụng để hoàn thiện chính sách CTXH của mình nhằm mục đích trợ giúp cho đối tượng là người nghèo.
- Ta biết rằng, nhân viên CTXH trong GNBV tham gia vào quá trình nghiên cứu, hoạch định cũng như thực thi chính sách GNBV. Họ có nhiệm vụ triển khai và cung cấp các dịch vụ trợ giúp trên cơ sở các chính sách GNBV hiện có. Như vậy; chính sách CTXH trong GNBV có vai trò chuyển tải, đưa chính sách GNBV vào cuộc sống, góp phần quan trọng vào sự thành công của một CSGN cụ thể, giúp CSGN đến được với các đối tượng người nghèo và phát huy tác dụng cao nhất.
- Nhân viên CTXH trong GNBV còn tham gia vào việc đánh giá quá trình thực hiện, tính phù hợp của chính sách GNBV. Do vậy, chính sách CTXH trong GNBV là điều kiện, cơ sở cần thiết để các cơ quan chức năng hữu quan có thông tin và nguồn dữ liệu trong phục vụ cho quá trình điều chỉnh chính sách GNBV có hiệu quả nhất.
1.3. Vai trò của chính sách công tác xã hội trong giảm nghèo bền
vững
1.3.1. Chính sách công tác xã hội là cơ sở chính trị - pháp lý để
thực hành công tác xã hội đối với người nghèo:
Chúng ta biết rằng, pháp lý là việc hành xử trên cơ sở các quy tắc xự sự định sẵn của pháp luật, có pháp luật thì có cơ sở pháp lý - đó chính là việc vận dụng, áp dụng khoa học các quy định của pháp luật. Thực hành, theo nghĩa khái quát nhất là việc làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế. Thực hành CTXH đối với người nghèo là việc áp dụng lý thuyết khoa học về CTXH nói chung và cách tiếp cận, phương pháp, nội dung CTXH đối với người nghèo nói riêng
vào thực tiễn hỗ trợ cho đối tượng nghèo với mục đích giúp đối tượng nghèo thoát nghèo một cách bền vững.
Chính sách CTXH trong GNBV là những quy định pháp luật trong việc hình thành, phát triển nghề CTXH; đối tượng, phạm vi, phương pháp, nội dung, mối quan hệ và những việc có liên quan trong hoạt động trong ngành nghề của CTXH đối với đối tượng GNBV. Đó chính là cơ sở pháp lý, điều kiện pháp luật để hành nghề CTXH trong lĩnh vực giảm nghèo. Hay nói cách khác, chính sách CTXH trong GNBV là cơ sở pháp lý để thực hành CTXH đối với người nghèo.
1.3.2. Định hướng, điều chỉnh các hoạt động công tác xã hội đối với người nghèo
Chính sách CTXH trong GNBV là một CSKH xuất phát từ thực tiễn CTXH trong GNBV. Đồng thời, chính sách CTXH trong GNBV cũng là một công cụ để Nhà nước quản lý về CTXH trong GNBV theo quan điểm, ý chí của Đảng, Nhà nước về nghề nghiệp CTXH, về GNBV và CTXH trong GNBV. Chính sách CTXH định hướng, điều chỉnh các hoạt động CTXH đối với người nghèo, trước hết là định hướng, điều chỉnh các hoạt động, hành vi của các chủ thể nhằm phát triển CTXH thành một nghề chuyên nghiệp. Đó là những hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải quyết các vấn đề; giúp các đối tượng tự vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Định hướng, điều chỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực CTXH nói chung và nguồn nhân lực CTXH đối với người nghèo nói riêng cả về trình độ đào tạo, kỹ năng nghề, đạo đức nghề nghiệp, việc làm sau khi học nghề và cả đối tượng tiếp xúc. Định hướng, điều chỉnh sự hình thành, củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở DV CTXH, hệ thống
DV CTXH cho các đối tượng cần sự trợ giúp và người nghèo.
Đồng thời, đảm bảo để nhân viên CTXH triển khai các cách tiếp cận, phương pháp CTXH và chuyên nghiệp hóa DV CTXH trong cung cấp, kết nối DV xã hội, thực hiện nhiệm vụ biện hộ, giáo dục, trị liệu, tư vấn, quản lý, điều