Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Giảm Nghèo Bền Vững


Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.

Thứ tư, hỗ trợ về nhà ở

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật. Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Thứ năm, hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý

Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Thứ sáu, hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin

Tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

b) Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ nhất, hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu tiên sau

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên giới và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong thời gian chưa tực túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;

Giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 4

Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ nghèo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;


Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;

Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học;

Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp lý miễn phí đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;

Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai).

Thứ hai, tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo, xã nghèo

Huyện nghèo

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm: Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện.

Xã nghèo

Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi;

Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã an toàn khu;

Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên địa bàn biên giới; tăng cường bộ đội biên phòng về đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ chốt ở các xã biên giới.

Thứ ba, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo ở các địa bàn này (Nghị quyết 80/2011/NQ-CP).


1.1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững

Tái nghèo, thoát nghèo hay giảm nghèo bền vững được xem là những kết quả sinh kế. Do vậy các yếu tố tác động đến kết quả sinh kế đều có thể tác động đến giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Theo lý thuyết sinh kế, các yếu tố tác động có thể phân thành các nhóm cơ bản như sau:

a) Các yếu tố bên trong

Tài sản sinh kế bao gồm vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên, vốn xã hội đây là những yếu tố được xem là “nội lực“ của người nghèo, hộ nghèo. Một mặt, các tài sản sinh kế phản ảnh tình trạng hay mức độ nghèo của hộ thông qua các chỉ báo về đất đai, thu nhập, vốn tín dụng, tiết kiệm, nhà ở, trình độ giáo dục,...

Chiến lược và hoạt động sinh kế: Thực chất một phần nhóm yếu tố này thuộc về vốn con người vì vốn con người là yếu tố quan trọng quyết định chiến lược sinh kế. Chiến lược sinh kế phù hợp, hoạt động sinh kế càng hiệu quả thì các tài sản sinh kế càng có cơ hội được cải thiện, tăng trưởng và giảm nghèo.

b) Các yếu tố tác động từ bên ngoài

- Thị trường, thể chế, chính sách liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chi phí sản xuất, tiêu thụ, giá cả; cơ chế hỗ trợ hay hạn chế hoạt động sinh kế của hộ; các điều kiện hành chính thuận lợi hay cản trở các giao dịch của hộ gia đình. Ví dụ, giá gạo trên thị trường bị các tư thương lũng loạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất lúa, thua lỗ, thu nhập giảm.

- Hỗ trợ giảm nghèo: là những trợ giúp trực tiếp hay gián tiếp, bằng tiền mặt hay vật chất đối với hộ gia đình nghèo nhằm hỗ trợ hộ nghèo cải thiện các tài sản sinh kế, điều chỉnh chiến lược sinh kế, tăng cường năng lực thực hiện các hoạt động sinh kế. Ví dụ, hỗ trợ hộ nghèo tiền điện, hỗ trợ khám chữa bệnh (cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí), hỗ trợ giống, hỗ trợ lãi suất tín dụng, hỗ trợ cách thức sản xuất,...

- Cơ sở hạ tầng như đường giao thông, chợ, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, thông tin liên lạc đặc biệt có ý nghĩa đảm bảo các điều kiện để phát triển các hoạt động sinh kế, tiếp cận các dịch vụ xã hội, hỗ trợ giảm nghèo.


- Môi trường tự nhiên là các yếu tố tự nhiên có thể tác động thuận lợi hay bất lợi đến các chiến lược sinh kế và hoạt động sinh kế cả hộ gia đình. Ví dụ, thiên tai gây mất mùa, mất nguồn thu nhập dẫn đến nghèo đói... Khi bàn về các yếu tố tác động từ bên ngoài thì sốc hay rủi ro (bao gồm rủi ro tự nhiện như thiên tai; rủi ro môi trường do sản xuất và giao thông như tai nạn; rủi ro kinh tế như khủng hoảng; rủi ro xã hội như tệ nạn xã hội; rủi ro chính trị như các xung đột,...) được đặc biệt quan tâm vì nó tác động tiêu cực đến các tài sản sinh kế và là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo hay tái nghèo (Hà Quang Trung, 2014).

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo trên thế giới

1.2.1.1. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số nước trên Thế giới

Một thực tế cho thấy rằng hầu hết những người nghèo đều tập trung ở khu vực nông thôn, bởi vì đây là khu vực hết sức khó khăn về mọi mặt như: điện, nước sinh hoạt, đường, trạm y tế... ở các nước đang phát triển với nền kinh tế sản xuất là chủ yếu thì sự thành công của chương trình xoá đói giảm nghèo phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước đối với chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của các quốc gia. Thực tế cho thấy rằng các con rồng Châu Á như: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan; các nước ASEAN và Trung quốc đều rất chú ý đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. Xem nó không những là nhiệm vụ xây dựng nền móng cho quá trình CNH-HĐH, mà còn là sự đảm bảo cho phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.

a) Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp giảm nghèo đồng thời cùng với các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Trên cơ sở đất đai được chia nhỏ cho nông dân sau hai cuộc cải cách ruộng đất, sự tăng trưởng của Hàn Quốc bắt đầu diễn ra từ năm 1960 gắn liền với quá trình hiện đại hoá các công ty vừa và nhỏ, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng theo hướng xuất khẩu và thu hút ngày càng nhiều lao động. Hệ thống giáo dục đảm bảo trình độ phổ cập ngày càng cao cho tất cả các trẻ em có và lựa chọn những người có khả năng để tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn. Tất cả các yếu tố trên đã góp phần giảm bớt sự nghèo khó một cách nhanh chóng (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010).


b) Kinh nghiệm của Trung Quốc

Sau khi cách mạng thành công (1949), có thể chia quá trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc làm hai giai đoạn: từ năm 1949 - 1977 là thời kỳ xây dựng CNXH theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và từ năm 1977 đến nay thực thiện cải cách kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy ở Trung Quốc sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm giàu nghèo không lớn nhưng số dân đói nghèo rất cao. Từ năm 1985 - 1988, chênh lệch thu nhập giữa nhóm dân cư giàu nhất với nhóm dân cư nghèo nhất chỉ 6,5 lần và hệ số Gini chỉ là 0,3.

Nếu theo mức chuẩn nghèo của Cục Thống kê Trung ương Trung Quốc là người có thu nhập 100 nhân dân tệ/người/ năm, thì số người nghèo ở nông thôn năm 1978 là 250 triệu người (chiếm 30% dân số), đến năm 1985 chỉ còn 125 triệu người và năm 1998 chỉ còn 43 triệu người. Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế phân hoá giàu nghèo và thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo. Có thể phân loại các biện pháp được thực hiện xoá đói giảm nghèo ở Trung Quốc thành 2 nhóm: nhóm các biện pháp chung và nhóm các biện pháp trực tiếp XĐGN.

+ Nhóm các biện pháp chung ở Trung Quốc đã được thực hiện rất phong phú và thay đổi từng thời kỳ, cụ thể như: duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho mọi người; điều tiết hợp lý giữa thu nhập và phân phối; tạo việc làm thông qua thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế nông thôn, chú ý thích đáng đến phát triển đều ở các vùng.

+ Nhóm các biện pháp trực tiếp như là: xây dựng các mô hình, chỉ đạo làm điểm cho từng vùng, từng địa phương để làm hình mẫu, làm đầu tàu “lan toả”, huy động mọi nguồn lực cho XĐGN; chuyển nền kinh tế nông nghiệp từ sản xuất tập trung sang sản xuất tư nhân với mô hình kinh tế hộ gia đình và giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân; hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các vùng nông thôn; hỗ trợ tích cực về truyền thông, giáo dục, y tế, nhà ở cho các hộ nghèo và vùng khó khăn (Đại học Kinh tế quốc dân, 2010).

1.2.1.2. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo từ các nước trên thế giới

Thứ nhất, đói nghèo và mức độ phân hoá theo thu nhập giữa các nhóm thu nhập, giữa người giàu người nghèo đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Giải quyết


vấn đề đói nghèo không chỉ là nhiệm vụ của mỗi quốc gia mà phải là mối quan tâm chung, trách nhiệm chung của các quốc gia và quốc tế, trong đó những nước phát triển có trách nhiệm lớn nhất.

Thứ hai, đói nghèo là vấn đề có mối quan hệ liên quan tổng hợp đến nhiều nhân tố như chính trị, xã hội, dân số, vị trí địa lý, tài nguyên môi trường, bộ máy quản lý, chính sách phát triển của mỗi quốc gia, v.v.. Do đó, thực hiện giảm nghèo và giảm nghèo bền vững phải là một chương trình tổng hợp, có tính chiến lược cao, có phương pháp tiếp cận phù hợp, vừa có tính cấp thiết nhưng lại vừa có tính lâu dài.

Thứ ba, toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu mà tất cả các nước đều phải tham gia, đặc biệt là các nước nghèo. Tuy nhiên, những mặt trái, những hậu quả của quá trình toàn cầu hoá là rất lớn và chưa kiểm soát được. Do đó, việc tìm ra cách thức để chủ động hội nhập vươn lên thoát nghèo là thách thức khó khăn rất lớn đối với các nước nghèo.

1.2.2. Kinh nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương của Việt Nam

1.2.2.1. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương ở Việt Nam

a) Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Tỉnh Lào Cai được tái lập từ tháng 10/1991, trong điều kiện kinh tế xã hội vô cùng khó khăn, 138/180 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 54,8% hộ thuộc diện đói nghèo. Sau nhiều năm phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đến năm 2004 tỉnh Lào Cai đã đạt được thành tựu: thu nhập bình quân đầu người tăng gần gấp 4 lần so với năm 1991. Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã bố trí 1.156 tỷ đồng thực hiện đề án giảm nghèo bền vững, bằng 167% kế hoạch ban đầu. Kết quả theo tiêu chí cũ đến hết năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 16%, trung bình mỗi năm giảm hơn 5 điểm % tỉ lệ hộ nghèo.

Một số kinh nghiệm của Lào Cai đó là:

- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, đặc biệt là các hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.


- Đổi mới nội dung, phương pháp tiếp cận để tuyên truyền, giáo dục phù hợp với trình độ dân trí và năng lực nhận thức, hiểu biết của Nhân Dân địa phương (Giàng Thị Dung, 2006).

b) Kinh nghiệm của tỉnh Tuyên Quang

Tái lập tỉnh từ năm 1991, Tuyên Quang là một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo khá cao, số hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, có những xã tỉ lệ hộ nghèo còn trên 80%. Năm 2005, số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh là 55.447 hộ, chiếm 35,6% trên tổng dân số, năm 2010 Tuyên Quang đã giảm số hộ nghèo xuống còn 16,65%, bình quân giảm 7,1 điểm %/năm.

Tuyên Quang đã thực hiện tốt các giải pháp:

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, lựa chọn các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh trên thị trường.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, kiên cố hoá kênh mương, tăng cường trang thiết bị, công cụ, dụng cụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và làm tốt công tác kế hoạch hoá gia đình.

1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo bền vững cho huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Thực tế đã cho thấy, thông qua nhiều hoạt động, phong trào, hình thức tuyên truyền, vận động của MTTQ và các tổ chức thành viên trong huyện đã góp phần giúp nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo, từng bước làm giàu chính đáng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình kết hợp với các chương trình hỗ trợ người nghèo của Nhà nước, kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn Lào Cai đã có những cải thiện đáng kể. Tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các phương thức sản xuất mới, các loại hình doanh nghiệp mới ra đời và phát triển khá mạnh trên thực tế đã mang lại những hiệu quả tích cực cho tiến trình “tấn công đói nghèo”.

Bài học kinh nghiệm

Thứ nhất, cần xã hội hoá công tác giảm nghèo, nhằm huy động tối đa các nguồn vốn tăng cường đầu tư cho địa phương, các vùng có điều kiện khó khăn, kinh tế chưa phát triển, hỗ trợ cho người nghèo, nhằm tạo điều kiện các địa phương, các vùng khắc phục khó khăn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho các hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên tự thoát nghèo.


Thứ hai, cần có những cơ chế chính sách đặc thù nhằm sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, cho khoa học - công nghệ, cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Thứ ba, quan tâm đầu tư cho giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động. Điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động.

Thứ tư, trong công tác giảm nghèo Nhà nước đóng vai trò quan trọng, nhưng phải coi đây là nhiệm vụ của xã hội, mà trước hết là của chính những người dân nghèo phải tự giác vươn lên.

Thứ năm, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu rò vấn đề, hiểu rò trách nhiệm của mình tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ cộng đồng, của Nhà nước.

* Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác giảm nghèo nói chung và đặc biệt là với đồng bào DTTS nói riêng, đồng thời được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân.

- Nhận thức của đồng bào DTTS về vấn đề nghèo, đói, ý thức tự phấn đấu vươn lên thoát nghèo ngày càng cao. Đồng bào DTTS đã biết học hỏi cách thức làm ăn, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm, tận dung các cơ hội và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng.

- Hệ thống cán bộ làm công tác dân tộc, giảm nghèo ở các cấp cũng được cũng cố và phát triển.

* Khó khăn:

- Đồng bào DTTS thường tập trung ở địa bàn ĐBKK với cơ sở hạ tầng và các điều kiện KT- XH còn nghèo nàn và lạc hậu.

- Cuộc sống của ĐBDTTS phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, chủ yếu sống bằng nghề nông, quỹ đất sản xuất quy hoạch để thực hiện hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu gây nên tình trạng mất mùa, dịch bệnh, nghèo đói.

- Hiện nay toàn huyện có một bộ phận hộ nghèo DTTS thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội như người cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân nuôi

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí