Một Số Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Trên Địa Bàn Huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng

gặp nhiều khó khăn, khi gặp thiên tai, mất mùa, bệnh tật, rủi ro trong cuộc sống hoặc khi thay đổi tiêu chuẩn đánh giá dẫn đến tái nghèo.

Tỷ lệ đi xuất khẩu lao động hàng năm đạt thấp, giai đoạn 2016 - 2020 chỉ có 58 lao động tại các thị trường ngoài nước, do thị trường ở một số nước Châu Á, Trung đông không ổn định rủi ro cao; thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản hấp dẫn, thu nhập cao nhưng điều kiện rất khắt khe phải học tiếng, học nghề nên ít lao động có cơ hội.

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Nghị quyết 30a, Chương trình 135 đã giao cho cấp xã làm chủ đầu tư, song năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở một số xã còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ.

Thứ ba, kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt động giảm nghèo bền vững:

Việc theo dòi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được tổ chức một cách có hệ thống đồng bộ và thường xuyên nên tiến độ triển khai thực hiện các chương trình đôi lúc chưa kịp thời theo kế hoạch. Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá chương trình chủ yếu dựa trên báo cáo của các ngành có liên quan và các địa phương. Báo cáo thường mang tính liệt kê số liệu, chưa có sự phân tích đánh giá đầy đủ, khách quan do đó việc đánh giá chương trình chỉ mang tính chất tổng thể. Mặt khác, vẫn có tình trạng báo cáo thiếu thông tin hoặc không gửi, gửi chậm báo cáo.

Thứ tư, bộ máy làm công tác giảm nghèo:

Ban chỉ đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo ở một số xã còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chủ yếu là kiêm nhiệm nên chưa có nhiều thời gian dành cho công tác giảm nghèo bền vững. Một số tiêu chí chấm điểm chưa phù hợp; tình trạng xác định sai đối tượng hoặc bỏ sót đối tượng vẫn còn xảy ra do quy trình rà soát, bình xét hộ nghèo còn hành chính về mặt hồ sơ, biểu mẫu.

* Nguyên nhân của hạn chế Nguyên nhân khách quan:

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan dẫn đến việc thực hiện Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện đạt kết quả chưa cao, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Hà Quảng là huyện vùng cao, miền núi, xuất phát điểm thấp, địa hình chia cắt, điều kiện thời tiết không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân, không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội do vậy giảm nghèo chưa bền vững. Hơn nữa, nguồn lực dành cho công tác giảm nghèo còn ít chủ yếu là kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, ngân sách huyện dành cho công tác giảm nghèo còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cầu hỗ trợ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nguồn lực cho công tác giảm nghèo còn thấp, dàn trải chưa đáp ứng nhu cầu. Việc xác định các đối tượng hưởng thụ thiếu chính xác dẫn đến một bộ phận người nghèo không được tiếp cận với các chính sách, dự án của chương trình. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội còn thiếu và yếu nhất là giao thông đi lại còn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu giao lưu hàng hóa của người dân.

Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương; sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - 9

Nguyên nhân chủ quan:

Một số cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa thật sự tâm huyết, chưa làm việc hết trách nhiệm và chưa hiểu về đời sống của người nghèo; đạo đức công vụ chưa được thi hành triệt để. Mặt khác, kinh nghiệm, điều hành của một số xã còn lúng túng trong việc thực hiện các dự án của chương trình, chưa đi sâu đi sát để nắm tình hình đời sống của người dân đề ra các biện pháp cụ thể thiết thực giúp người dân thoát nghèo.

Công tác kiểm tra, đôn đốc các chương trình, dự án chưa được thường xuyên, thiếu sâu sát, nặng hình thức nên chất lượng thấp, tiến độ triển khai thực hiện các chương trình đôi lúc chưa kịp thời theo kế hoạch. Công tác báo cáo đánh giá còn mang tính hình thức, chất lượng báo cáo chưa cao, nội dung còn sơ sài, chưa đầy đủ và kịp thời ảnh hưởng đến hiệu quả và hiệu lực thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.

Một bộ phận hộ nghèo chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo, không muốn ra khỏi danh sách hộ nghèo, còn trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước của chính quyền địa phương và xã hội. Một bộ phận khác mặc dù có tiền nhưng không chịu mua sắm vật chất để đủ các tiêu chí là hộ nghèo, không muốn ra khỏi danh sách thoát nghèo gây ảnh hưởng đến việc phân tán nguồn lực đối với các hộ nghèo thật sự.

2.3. Một số vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế. Hà Quảng là một huyện nghèo, xuất phát điểm thấp, địa bàn rộng, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo so với mặt bằng chung của cả nuớc, của tỉnh còn cao (32,87%) do đó vấn đề giảm nghèo nhanh và bền vững là yêu cầu cấp thiết, quan trọng trong giai đọan 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Việc thực hiện chính sách giảm nghèo ở huyện Hà Quảng cần phải có nhiều nguồn lực nhưng các nguồn lực hiện tại của huyện lại rất khó khăn; lực lượng thực hiện chính sách đòi hỏi phải có năng lực chuyên môn, trình độ nhưng thực tế lại hạn chế về năng lực; tư tưởng không muốn thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại vào chính sách Nhà nước của một số hộ dân khá phổ biến; trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; nguy cơ tái nghèo cao khi không còn sự hỗ trợ của xã hội và nhà nước; việc nắm bắt tình hình các hộ nghèo, hộ cận nghèo của cán bộ chưa thật sự chặt chẽ, còn mang tính hình thức; chưa quan tâm và hỗ trợ kịp thời cho các hộ khó khăn đột xuất. Mặt khác các tiêu chí đánh giá hộ nghèo chưa phù hợp như nhà ở, bảo hiểm xã hội; thay đổi chuẩn nghèo cũng có nguy cơ tái nghèo...

Mặt khác theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2020- 2025 thì mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện cần đạt đựơc như sau:

- Thu nhập bình quân đầu người trung bình giai đoạn 2016 - 2020 là: 17,3 triệu đồng.

- Tỷ trọng lao động trong các ngành:

+ Lao động lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 83,78%

+ Lao động lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 2,78%

+ Lao động lĩnh vực thương mại và dịch vụ chiếm 13,40%

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 80%

Với các vấn đề đặt ra ở trên để giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập bình quân hộ nghèo thì huyện cần có những chính sách hợp lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Ban chỉ đạo giảm nghèo bền vững của huyện phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, mang tính đột phá nhằm thực hiện có hiệu về công tác giảm nghèo bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Tiểu kết chương 2

Nhìn chung, trong giai đoạn 2016 - 2020 chính sách giảm nghèo bền vững được triển khai thực hiện tại địa phương đã từng bước nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện. Huyện Hà Quảng tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững thông qua việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách theo từng năm, cả giai đoạn; duy trì chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dòi, kiểm tra đôn đốc, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện chính sách, do đó công tác giảm nghèo bền vững của huyện trong giai đoạn 2016 - 2020 đã đạt được những kết quả tích cực, thực hiện hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020.

Tuy nhiên, Chương trình giảm nghèo vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế: số hộ vừa thoát nghèo nhưng thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo cao, tỷ lệ hộ nghèo còn cao…. Bước sang giai đoạn 2020 - 2025, đòi hỏi huyện Hà Quảng phải tiếp tục duy trì và đề ra nhiều phương pháp tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện một cách hiệu quả hơn, phấn đấu hết năm 2025 huyện Hà Quảng cơ bản thoát khỏi huyện nghèo theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XX, nhiệm kỳ 2020 -2025.

Trong chương 2, luận văn đã khái quát thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, trong đó đánh giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động thực thi chính sách giảm nghèo bền vững làm cơ sở để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong chương tiếp theo.

Chương 3

MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI


3.1. Mục tiêu, phương hướng tăng cường thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong những năm tới

3.1.1. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát:

(1) Triển khai thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách giảm nghèo bền

vững trên địa bàn huyện; hạn chế tái nghèo góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp

cận các dịch vụ xã hội cơ bản như chính sách phát triển sản xuất; chính sách tín

dụng ưu đãi; chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế; giáo dục đào tạo; nhà ở; nước

sạch; tiếp cận thông tin; giảm nghèo gắn với an ninh quốc phòng.

(2) Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo góp phần thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cao và vùng đồng và các nhóm dân cư.

Mục tiêu cụ thể:

(1) Giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện bình quân 5%/ năm trở lên.

(2) Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đến năm 2025 đạt trên 29 triệu đồng.

(3) Tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện Chương trình ở cơ sở ít nhất 01 lần/năm; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” và làm tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, công tác thi đua khen thưởng kịp thời.

(4) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%, trong đó đào tạo nghề30%; phấn đấu đến hết năm 2025, lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội trên 30%, tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 10%.

(5) Nước sinh hoạt vùng cao phấn đấu cả giai đoạn đạt 50 lít/người/ngày. 100% hộ dân trên địa bàn có điện sinh hoạt.

(6) Phấn đấu đến hết năm 2025 huyện Hà Quảng cơ bản thoát khỏi huyện nghèo.

3.1.2. Phương hướng

Từ thực trạng thực hiện Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện

Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và một số hạn chế, nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện

chính sách chưa đạt hiệu quả mong muốn. Luận văn đưa ra một số một số phương

hướng để thực hiện có hiệu quả Chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyệnHà Quảng trong giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo như sau:

Thứ nhất, công tác giảm nghèo phải đặt trong Chương trình tổng thể phát

triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Triển khai thực hiện đầy đủ và kịp

thời các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện; kết hợp một cách chặt chẽ,

đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển

trên từng địa bàn dân cư của từng xã, thị trấn trong toàn huyện.

Thứ hai, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp,

cộng đồng xã hội và của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo; tạo điều kiện cho người dân có ý thức vươn lên thoát nghèo tránh trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước bằng cách xác định giảm nghèo là việc của bản thân người nghèo, hộ nghèo, làm cho người nghèo, hộ nghèo tự giác, chủ động thực hiện và có trách nhiệm tự mình vươn lên thoát nghèo, thoát nghèo bền vững.

Thứ ba, đảm bảo tính bền vững của chương trình, tập trung hỗ trợ, chăm lo để từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống, chất lượng sống của hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, chú trọng tăng cường các giải pháp chống tái nghèo; tập trung nâng cao dân trí, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân, tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất lao động góp phần tăng thu nhập góp phần giảm nghèo và thoát nghèo bền vững.

Thứ tư, đầu tư nguồn lực phải có trọng tâm, trọng điểm không dàn trải; huy động lồng ghép các nguồn lực tập trung cho công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung đầu tư vào những vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia giúp đỡ của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng hộ nghèo cao nhất.

Thứ năm, xây dựng cơ chế chính sách cụ thể, phân cấp, phân công trách nhiệm rò ràng cho các phòng, ban, ngành, địa phương. Phân loại các nhóm đối tượng để có chính sách cụ thể, phù hợp. Coi trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về công tác giảm nghèo; nâng cao vai trò giám sát của các hội đoàn thể mỗi một đơn vị gắn với một địa phương nhằm giám sát, đánh giá và hỗ trợ địa phương khó khăn và có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.

Thứ sáu, vận động nguồn xã hội hóa để xây dựng quỹ vì người nghèo. Ngoài các nguồn lực từ nhà nuớc thì tăng cường sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các tổng công ty, các nhà hảo tâm... để tăng thêm nguồn lực thực hiên

Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình. Tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện Chương trình ở cơ sở; thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở với phương châm “ dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” và làm tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, công tác thi đua khen thưởng kịp thời.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong những năm tới

3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách giảm nghèo bền vững

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, lực lượng đến việc triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là giải pháp có ý nghĩa quan trọng. Muốn vậy, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong việc tổ chức triển khai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022