tiền hoặc không thể mua được bằng tiền. Có những trường hợp hộ gia đình có tiền nhưng không chi tiêu vào việc đáp ứng những nhu cầu tối thiểu. Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa… Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chi tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, từ đó các chính sách hỗ trợ mang tính cào bằng và chưa phù hợp với nhu cầu.
Chuẩn nghèo đa chiều bắt đầu từ năm 2007, Alkire và Foster đã nghiên cứu về cách thức đo lường mới về nghèo đói để đáp ứng tính đa chiều, đây cũng là cách đo lường mà UNDP sử dụng để tính toán chỉ số nghèo đa chiều MPI và đã được đề xuất áp dụng trên thế giới sau năm 2015 để theo dõi, đánh giá đói nghèo. Chỉ số đo lường đa chiều được tính toán dựa trên 3 chiều nghèo Y tế, Giáo dục và Điều kiện sống với 10 chỉ số về phúc lợi, chuẩn nghèo được xác định bằng 1/3 tổng số thiếu hụt. Đã có 32 nước trên thế giới (Mexico, Braxin, Trung Quốc,…) đã chuyển đổi và áp dụng phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đo lường nghèo đa chiều để xác định, phân loại đối tượng nghèo, đánh giá và xây dựng chính sách giảm nghèo và phát triển xã hội.
Cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam là sử dụng đồng thời đo lường ngưỡng thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản và mức sống tối thiểu (chuẩn thu nhập), cách tiếp cận này dựa theo quyền con người, quyền được bảo đảm ASXH nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, các nhu cầu này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để đảm bảo cuộc sống bình thường. Việc lựa chọn các chiều nghèo tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia và đối với Việt Nam, các chiều được lựa chọn vào các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống được quy định trong Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 76/2014/QH13, bao gồm 5 chiều: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh và tiếp cận thông tin. Các chiều thể hiện quyền được đáp ứng các nhóm nhu cầu cơ bản, sẽ được cho điểm bằng nhau, ví dụ: có tất cả 5 chiều (mỗi chiều là một tiêu chí thành phần), mỗi chiều được 20 điểm,
như vậy tổng số điểm sẽ là 100 điểm; với phương pháp đo lường nghèo đa chiều đã và sẽ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, góp phần thực hiện quyền con người một cách cụ thể và thiết thực nhất.
Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều đã tạo điều kiện để nhận dạng đối tượng nghèo chính xác hơn, cụ thể hơn, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ phù hợp hơn nhu cầu và đặc tính của hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp cho các nhà quản lý nhà nước nhìn nhận rõ hơn các vùng miền, khu vực có mức độ thiếu hụt cao, làm cơ sở xây dựng các chính sách giảm nghèo để giảm dần sự chênh lệch, khoảng cách giữa các vùng, nhóm dân cư.
1.1.3. Đồng bào dân tộc thiểu số
Dân tộc là một quá trình phát triển lâu dài của xã hội loài người. Trước khi dân tộc xuất hiện, loài người đã trải qua những hình thức cộng đồng từ thấp đến cao: thị tộc, bộ lạc, bộ tộc. Ngày nay, khái niệm dân tộc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Ở nước ta, thuật ngữ dân tộc trong tiếng việt có thể đề cập đến các nghĩa sau: Dân tộc – theo nghĩa rộng – để chỉ một cộng đồng CTXH (hay cộng đồng dân tộc - chính trị) như Việt Nam là một quốc gia đa tộc người nên dân tộc Việt Nam là một cộng đồng CTXH, trong đó bao gồm 54 tộc người cùng cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và được quản lý bởi Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Dân tộc – theo nghĩa hẹp – để chỉ một cộng đồng mang tính tộc người, tương ứng với thuật ngữ tộc người (ethnic), từng dân tộc trong 54 dân tộc ở Việt Nam (Kinh, Tày, Thái, Ê đê, M’Nông,…).
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 1
- Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 2
- Tổng Quan Về Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
- Quy Trình Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
- Kinh Nghiệm Thực Tiễn Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
- Khái Quát Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Của Vùng Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số Tỉnh Đắk Nông
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, tác giả hiểu dân tộc theo nghĩa thứ hai: dân tộc, tộc người, từng dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam. Bởi thế, Dân tộc là tên gọi chung những cộng đồng người có cùng một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hóa, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc.
Cũng như khái niệm dân tộc, khái niệm DTTS được hiểu và sử dụng không giống nhau giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Ở Việt Nam từ sau 1945, dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1975) và Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (1976 đến nay), các dân tộc có dân số ít hơn dân tộc kinh được thống nhất gọi là DTTS.
Như vậy, phải hiểu dân tộc thiểu số là dân tộc có dân số ít, cư trú trong một quốc gia đa dân tộc, trong đó có một dân tộc chiếm số đông. “Các dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ nhau, thường ở những vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn khó khăn” [10, tr.24].
1.1.4. Chính sách giảm nghèo bền vững
Dựa vào mục đích nghiên cứu đề tài, cần hiểu chính sách ở đây là chính sách công. Mà chính sách công là tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó.
Có nhiều khái niệm về chính sách, trong giáo trình “Tổng quan về chính sách công” của tác giả Đỗ Phú Hải có đề cập về khái niệm “Chính sách là những hành động ứng xử về phương diện nào đó của chủ thể, với các hiện tượng tồn tại trong quá trình vận động phát triển nhằm đạt mục tiêu nhất định” [17, tr.14]. Đồng thời “Chính sách công không phải là một quyết định đơn lẻ nào đó, mà là một tập hợp các quyết định khác nhau có liên quan với nhau trong một khoảng thời gian dài”[17, tr.14].
Các nhóm cụ thể: chính sách làm tăng thu nhập cho người nghèo, chính sách làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, chính sách giảm thiểu nguy cơ rủi ro và dễ bị tổn thương và nhóm chính sách tăng cường tiếng nói cho người nghèo. Tuy các nhóm đều có những mục tiêu khác nhau, nhưng điểm chung các chính sách giảm nghèo đều hướng tới mục tiêu là nâng cao phúc lợi và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo.
Như vậy, chính sách giảm nghèo là những quy định, quyết định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chính sách đó nhằm tác động vào các đối tượng nghèo như người nghèo, hộ nghèo theo tiêu chí Nhà nước đã xác định phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Thực hiện chính sách để tạo điều kiện cho đối tượng thụ
hưởng phát triển KTXH bền vững, là cơ hội cho các đối tượng thoát nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của hộ gia đình nghèo.
Cho nên, chính sách giảm nghèo là chính sách công do nhà nước ban hành, do vậy có thể hiểu thực hiện chính sách giảm nghèo là toàn bộ quá trình xây dựng kế hoạch, triển khai các phương án để huy động, phân công, phối hợp và bố trí các nguồn lực để đưa chính sách vào đời sống thực tế theo một trình tự thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm đạt được mục tiêu của chính sách.
Vậy, khái niệm cơ bản về thực hiện chính sách giảm nghèo bễn vững như sau: Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo là toàn bộ quá trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một quy trình,thủ tục chặt chẽ và thống nhất nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo đang diễn ra đối với những đối tượng cụ thể trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định.
1.1.5. Chủ thể tham gia việc thực hiện chính sách giảm nghèo
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nước ta hiện nay: “Có ba chủ thể chính sách giảm nghèo bền vững: một là cơ quan nhà nước, hai là người nghèo, ba là tổ chức kinh tế xã hội chính trị” [25].
Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV là một chương trình nên có sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp với tư cách tổ chức điều hành. Hình thức được tổ chức UBND các cấp quyết định thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp. Trong đó, các thành viên kiêm nhiệm lấy từ các cơ quan chức năng nhà nước gồm LĐTB&XH, Tài chính Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Kinh tế hạ tầng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, mời tổ chức CTXH cùng cấp tham gia giám sát, tuyên truyền vận động để thực hiện các chính sách giảm nghèo.
Người nghèo có thể tham gia chính sách ở tư thế cung cấp thông tin xác định mức đói nghèo, đối tượng đói nghèo, thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính sách…“Thông tin do người nghèo cung cấp có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thực thi và đánh giá chính sách xóa đói, giảm nghèo, bởi đây là các thông tin gốc phản ánh trung thực tình hình thực tế”[25].
Đa số các doanh nghiệp thích hình thức tài trợ hơn vì họ không có thời gian và không có khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động chính sách. “Các tổ chức kinh tế, CTXH có thể tham gia chính sách giảm nghèo với tư cách nhà tài trợ hoặc tư cách phối hợp hành động” [25]. Các tổ chức Mặt trận và hội đoàn thể do bản chất CTXH, tham gia tích cực vào hoạt động giảm nghèo. Các hội đoàn thể có lợi thế ở tổ chức bộ máy hoàn chỉnh, lãnh đạo thống nhất, đồng bộ từ TW đến tận cơ sở, nên dễ dàng tiếp cận và hỗ trợ người nghèo. Tuy nhiên họ gặp khó khăn về tài chính, thường phải xin tài trợ của các tổ chức khác hoặc phối hợp thụ động theo chương trình của cơ quan khác.
1.2. Sự cần thiết phải thực hiện chính sách giảm nghèo
1.2.1.Vai trò của chính sách giảm nghèo
Chính sách giảm nghèo là bộ phận quan trọng trong phát triển KTXH, góp phần khắc phục hậu quả của việc phân hóa giàu nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Chính sách giảm nghèo có bốn vai trò sau:
Trước hết, chính sách giảm nghèo góp phần tạo ra nhiều việc làm cho người nghèo tăng thu nhập. Để GNBV phải khuyến khích làm giàu, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng đều tích cực đầu tư, sản xuất, kinh doanh, làm giàu chân chính thì cần phải có những chính sách thiết thực phù hợp. Có như vậy, hộ nghèo mới tự giác chủ động làm ăn từ việc được hỗ trợ công cụ sản xuất định hướng đi theo mục tiêu đã đề ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nghèo. Chuyển từ lao động nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, các ngành nghề dịch vụ đem lại thu nhập khá ổn định để hạn chế tình trạng thất nghiệp, hoặc tình trạng năng suất lao động thấp ảnh kéo theo thu nhập bình quân của người nghèo thấp.
Hai là, thực hiện chính sách giảm nghèo giúp tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực phát triển đối với người nghèo, vì bản thân họ là người chịu thua thiệt trong cạnh tranh về sản xuất, kinh doanh, do thiếu cơ sở hạ tầng và nguồn vốn mồi, xa trung tâm kinh tế nên giá thành cao. Đồng thời, người nghèo còn ít kinh nghiệm làm ăn, thiếu hiểu biết, tay nghề thấp, thường xuyên đau ốm, chây lười lao động,
sản phẩm thô sụt giảm tính cạnh tranh trên thị trường.Vì vậy, nguy cơ bị bỏ lại phía sau của họ so với xã hội ngày càng trầm trọng hơn. Để giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo cần áp dụng chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, hạ tầng cho vùng nghèo là việc làm cần thiết.
Ba là, chính sách giảm nghèo có vai trò tạo điều kiện cũng như cơ hội cần thiết để cho người nghèo, hộ nghèo có điều kiện phát triển KTXH, hạn chế những nguy cơ tệ nạn nảy sinh do đói nghèo gây ra, từng bước cải thiện (đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản), tiến tới nâng cao điều kiện sống cho hộ nghèo, góp phần giảm thiểu sự phân hóa giàu nghèo, cũng như thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền, các dân tộc, nhóm dân cư.
Bốn là, chính sách giảm nghèo có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội. Vì nghèo đói là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tệ nạn xã hội, và ngược lại, hệ lụy của tệ nạn xã hội là nghèo đói, nên muốn thực hiện tốt công tác giảm nghèo trước hết phải giảm bớt tệ nạn xã hội. Chính sách giảm nghèo có hiệu quả là điều kiện tiên quyết góp phần giảm nghèo, an toàn xã hội được giữ vững. Không một biện pháp hữu hiệu nào để đảm bảo ổn định chính trị, và trật tự an toàn xã hội bằng việc thực hiện chính sách giảm nghèo.
1.2.2. Ý nghĩa của thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Chương trình giảm nghèo luôn được coi là chương trình trọng tâm trong chiến lược phát triển KTXH của tỉnh, nhũng năm qua tuy điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo, với các văn bản chỉ đạo và các chính sách ban hành hướng tới người nghèo, người cận nghèo, người có mứ sống trung bình, các đối tượng bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tiến tới giảm nghèo và giảm nghèo bền vững đối với đồng bào DTTS. Từ thực tiễn, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau. Đó là, tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề cơ sở và điều kiện vật
chất để giảm nghèo. Đồng thời, giảm nghèo cũng là nhân tố tiên quyết đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế ổn định bền vững.
Từ xưa đến nay, tăng trưởng kinh tế đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế, đó là: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng suất lao động. Ngoài ra, giảm nghèo cũng chịu tác động của quy luật phân hóa giàu – nghèo, vấn đề phân phối và thu nhập, vấn đề lao động và việc làm, các chính sách xã hội. Trong quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động theo nhiều hướng lên tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Giảm nghèo còn là yêu cầu cần thiết để đảm bảo ổn định CTXH. Hiện nay, Việt Nam có trên 5% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn, trong đó hộ nghèo DTTS và những hộ thuộc diện chính sách phải ưu tiên chiếm tỷ lệ tương đối lớn, một số vấn đề CTXH ở khu vực Tây Nguyên, vùng ĐBKK còn diễn biến phức tạp. Tình trạng truyền đạo bất hợp pháp và nạn mê tín gia tăng, nếu gắn với nghèo đói thường xuyên sẽ có nguy cơ tạo nên sự mất ổn định về chính trị. Chính vì lẽ đó, giảm nghèo ở nước ta không đơn thuần là một chương trình kinh tế mà còn là chương trình mang ý nghĩa ổn định CTXH, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ.
Ở khía cạnh khác, nghèo đói về kinh tế gây ảnh hưởng đến các mặt xã hội, đó là: tệ nạn xã hội phát sinh, tuổi thọ giảm, tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ mù chữ tăng, tỷ lệ bạo lực gia đình tăng,…. đòi hỏi Nhà nước phải có chính sách phù hợp để khắc phục mới đảm bảo tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị.
1.2.3. Đối tượng của chính sách giảm nghèo
Chính sách giảm nghèo là một trong những chính sách hướng vào phát triển con người, nhất là nhóm người nghèo, tạo tiền đề cho họ tham gia vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội. Chính sách giảm nghèo ở nước ta dành cho 5 đối tượng: người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng nghèo, xã nghèo, nông dân và đồng bào các DTTS thuộc diện nghèo và cận nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK, các đối tượng chính sách và yếu thế trong xã hội.
1.2.4. Nội dung của chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
Hầu như chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS được thực hiện đồng thời với chính sách giảm nghèo chung. Nội dung chính sách tác động đến mọi mặt đời sống xã hội của đối tượng nghèo như điều kiện lao động, sinh hoạt, các dịch vụ xã hội cơ bản, văn hóa, đạo đức, chính trị, KTXH của đối tượng nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo, xã nghèo. Đồng thời, giai đoạn trước với chính sách đối với đồng bào DTTS cũng đã triển khai như: Chương trình 134, 135…Chính phủ ban hành Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững với 61 huyện nghèo, ngày 15/09/2015 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt đề án tổng thể “chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020”. Trên cơ sở định hướng của Đảng về giảm nghèo, Chính phủ kịp thời ban hành các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo để thực hiện cho phạm vi cả nước. Chính sách GNBV đối với đồng bào DTTS đang thực thi triển khai, đó là:
Một là, chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo: Trong giai đoạn 2016 đến 2020 chính sách tín dụng hộ nghèo được chú trọng, được sử dụng để thực hiện chủ trương GNBV của Đảng và Nhà nước. Tạo điều kiện cho người nghèo và đồng bào DTTS tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước nhằm vay vốn sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp, để phát triển sản xuất kinh doanh mà không phải thế chấp ngân hàng. Chính sách tín dụng ưu đãi được thể hiện qua văn bản: Quyết định 1250/2018/QĐ-TTg ngày 19/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh mức vay tín dụng tối đa thực hiện chiến lược về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; Thể hiện sự quan tâm đặc biệt, Quyết định số 12/2019/QĐ-HĐQT ngày 22/02/2019 của hội đồng quản trị NHCSXH về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh.
Hai là, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Thực hiện chính sách này, tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo. Hỗ trợ từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh 25 triệu