CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
1.1. Tổng quan về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số
1.1.1. Khái niệm về nghèo, giảm nghèo bền vững
Nghèo đói là vấn đề kinh tế xã hội mang tính toàn cầu. Đói nghèo là nỗi bất hạnh và một phi lý lớn, trong khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu về tiến bộ khoa học công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thế mà thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói. Bởi vậy, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động giảm nghèo bền vững cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Trong đó, quan niệm đói nghèo của Việt Nam khá phong phú, được xác định đây là một vấn đề trọng tâm, được thay đổi và ngày càng gần với quan niệm đói nghèo của thế giới, ở tiêu chí để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chi tiêu để thoả mãn những nhu cầu cơ bản, kéo theo quan điểm về đói nghèo mang tính động phụ thuộc vào tính chất không gian, thời gian, của từng giai đoạn phát triển KTXH ở địa phương hay quốc gia. Do đó, nghèo có 2 dạng: nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Nghèo tuyệt đối thường dùng để đấu tranh chống nạn nghèo cùng cực: Đó là sự thiếu hụt so với mức sống tối thiểu. Theo loại nghèo này đề cập đến vị trí của một cá nhân, hộ gia đình trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của họ cố định theo thời gian. Nghèo tuyệt đối được tính dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và một số hàng hóa khác, vì vậy, một đường nghèo tuyệt đối dùng để so sánh các nghèo đói.
“Nghèo tương đối thường dùng để so sánh sự nghèo khổ giữa các quốc gia: Đó là sự thiếu hụt của các cá nhân/hộ gia đình so với mức sống trung bình đạt được” [27, tr.187-188]. Sự thiếu này dựa trên cơ sở một tỷ lệ nào đó so với mức thu
nhập bình quân của dân cư, có nhiều quốc gia xác định dựa trên ½ thu nhập bình quân.
Đói là tình trạng một bộ phận dân cư cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con thường thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà ở không đủ che mưa che nắng.
Nghèo là một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu ăn, nhưng không đứt bữa, mặc không đủ ấm, nhà ở chủ yếu là tranh tre, không có hoặc không đủ điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng nhu cầu về học tập chữa bệnh cũng như các nhu cầu xã hội khác.
Người nghèo là những người có mức sống bấp bênh không tiếp cận với điều kiện vật chất và dịch vụ để có được một cuộc sống ấm no. Họ thiếu các điều kiện đảm bảo nhu cầu tối thiểu của con người về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành và chăm sóc sức khỏe. Khả năng tiếp cận với các kết cấu hạ tầng và các nguồn lực xã hội kém. Họ thường thiếu tự tin và dễ bị tổn thương. Họ ít có điều kiện tham gia vào các quyết định của địa phương và tăng trưởng, phát triển KTXH. Để xác định người nghèo cần căn cứ vào sổ chứng nhận hộ nghèo. Người nghèo là người có tên trong sổ chứng nhận hộ nghèo/ sổ theo dõi quản lý hộ nghèo.
Hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân trên đầu người trên tháng nhỏ hơn hoặc bằng chuẩn nghèo. Để xác định hộ nghèo còn phải căn cứ vào tình trạng nhà ở và giá trị tài sản và phương tiện sản xuất (nhà ở tạm bợ, tài sản không có giá trị, thiếu phương tiện sản xuất).
Hộ cận nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân trên đầu người trên tháng từ trên chuẩn nghèo đến tối đa bằng 130% chuẩn nghèo.
Xã nghèo: là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, vùng ven biển và hải đảo (Quyết định số 587/2002/QĐ-LĐTBXH ngày 22/5/2002).
Huyện nghèo: Theo Quyết định 2115/QĐ-TTg, Ngày 07/11/2006, ban hành tiêu chí huyện nghèo giai đoạn 2017-2020 là huyện thỏa mãn các tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo hộ cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện, tỷ lệ số xã
ĐBKK trong tổng số xã của huyện khu vực miền núi vùng cao hay khu vực khác, số hộ DTTS trong tổng số hộ dân cư của huyện.
Nghèo đa chiều: Nghèo đói không hẳn chỉ là đói ăn, thiếu uống, hoặc thiếu các điều kiện sống, sinh hoạt khác, mà nghèo đói còn được gây ra bởi các rào cản về xã hội và các tác nhân khác ngăn chặn những cá nhân hoặc cộng đồng, tiếp cận với các nguồn lực, thông tin và dịch vụ. Như vậy, nghèo đói không đơn thuần là một cá thể mà nó bao gồm các yếu tố kìm hãm cá thể đó không tiếp cận được đến các nguồn lực hoặc không biết hoặc không thể tìm ra giải pháp cho bản thân để thoát ra khỏi tình trạng đó [54].
Giảm nghèo bền vững là việc tạo điều kiện cho người nghèo có khả năng tiếp cận với 5 nội dung cơ bản: y tế, giáo dục, điều kiện sống, làm việc và tiếp cận thông tin. “Chỉ có thể giảm nghèo bền vững khi chúng ta giải quyết các vấn đề trên, giúp cho người nghèo có nhiều cơ hội tiếp cận với văn hóa, xã hội, thông tin và nâng cao đời sống vật chất”[20, tr.17].
Dựa trên những quan điểm về nghèo đã được trình bày ở trên, theo tác giả, cho đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về GNBV, về cơ bản để giải quyết giảm nghèo cần phải đảm bảo hai mặt: giảm nghèo cả về số lượng và chất lượng. Số lượng giảm nghèo sẽ là số hộ nghèo giảm được trong một thời gian nhất định, còn chất lượng giảm nghèo là khái niệm dùng để chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mà vấn đề cần đạt được là đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo được nâng lên, khi gặp rủi ro, biến cố sẽ không rơi lại vào tình trạng tái nghèo, hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo chính là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo. Như vậy, nên hiểu GNBV chính là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên chuẩn nghèo đó ngay cả khi gặp các cú sốc hay rủi ro, là đảm bảo duy trì thành quả giảm nghèo một cách lâu dài và bền vững, tránh phải tình trạng luẩn quẩn “nghèo – thoát nghèo – tái nghèo”. Đồng thời, chính sách GNBV là tập hợp các quyết định của Chính phủ nhằm đưa ra các giải pháp, công cụ chính sách để giải
quyết các vấn đề cải thiện đời sống, vật chất và tinh thần đối với người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch và mức sống giữa nông thôn với thành thị, giữa các vùng, miền, các nhóm dân tộc và các nhóm dân cư, để thực hiện mục tiêu GNBV của các nước.
chiều
1.1.2. Các tiêu chí xác định chuẩn nghèo đơn chiều và chuẩn nghèo đa
Xác định được mức độ giàu nghèo là một việc khá phức tạp vì nó gắn với
từng thời kỳ, từng quốc gia và được xem xét ở nhiều tiêu chí, chuẩn mực đánh giá khác nhau, đó là: PQLI-là chỉ tiêu chất lượng cuộc sống (tuổi thọ, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tỷ lệ mù chữ), HDI- là chỉ tiêu phát triển con người (tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn, thu nhập bình quân đầu người trong năm), chỉ tiêu nhu cầu dinh dưỡng (mức tiêu dùng quy ra kilocalo cho một người trong một ngày), chỉ tiêu thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người (Ngân hàng thế giới- WB đưa ra chuẩn mực nghèo khổ chung toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới 370 USD/người/năm, với tiêu chí này, Việt Nam xếp thứ 14 trong số 20 nước nghèo nhất với 2600 USD/người/năm).
Chuẩn nghèo là thước đo nhằm xác định ai là người nghèo hoặc không nghèo để thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước, nhằm bảo đảm công bằng trong thực hiện các chính sách giảm nghèo. Ở Việt Nam, căn cứ vào mức sống thực tế của các địa phương, trình độ phát triển KTXH, qua 7 lần nước ta điều chỉnh chuẩn nghèo theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nghèo. Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian cùng với sự thay đổi mặt bằng thu nhập quốc gia:
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo theo thu nhập
[nguồn tác giả tự tổng hợp]
Chuẩn nghèo ( Đơn vị tính: nghìn đồng) | ||
Thành thị | Nông thôn | |
1994 | 102 | 76 |
1999 | 146 | 112 |
2004 | 163 | 124 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 1
- Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Nông - 2
- Chủ Thể Tham Gia Việc Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo
- Quy Trình Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
- Kinh Nghiệm Thực Tiễn Thực Hiện Chính Sách Giảm Nghèo Bền Vững Đối Với Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
370 | 290 | |
Từ 2010 đến 2015 chuẩn nghèo đã có sự thay đổi theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2010-2015 | ||
2010 | 500 | 400 |
2011 | 600 | 480 |
2012-2015 | 660 | 530 |
Từ 2016 đến 2020 chuẩn nghèo đã có sự thay đổi từ đơn chiều sang đa chiều theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2016-2020 | ||
2016-2020 | 900 | 700 |
Từ 2021 đến 2025 chuẩn nghèo đã có sự thay đổi theo chuẩn mới của Chính phủ giai đoạn 2021-2025 | ||
2021-2025 | 1500 | 2000 |
Chuẩn nghèo giai đoạn 1993-1995: Hộ đói có thu nhập bình quân thu nhập đầu người quy theo gạo/tháng dưới 13kg đối với thành thị, dưới 8kg đối với khu vực nông thôn. Hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người quy theo gạo/tháng dưới 20 kg đối với thành thị, dưới 15 kg đối với khu vực nông thôn.
Chuẩn nghèo giai đoạn 1995-1997: Hộ đói có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tính cho mọi vùng. Hộ nghèo là hộ có thu nhập vùng nông thôn, đồng bằng, trung du dưới 20kg/người/tháng. Vùng thành thị với định mức dưới 25kg/người/tháng. Vùng nông thôn miền núi, hải đảo dưới 15kg/người/tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 1997-2000: Hộ đói có mức thu nhập bình quân một người trong hộ một tháng quy ra gạo dưới 13kg, tương đương 45 ngàn đồng (giá năm 1997). Hộ nghèo có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng như vùng nông thôn miền núi, hải đảo với định mức dưới 15 kg/người/tháng (tương đương 55 ngàn đồng). Vùng nông thôn, đồng bằng, trung du với định mức dưới 20kg/người/tháng (khoảng 70 ngàn đồng). Vùng thành thị với định mức dưới 25kg/người/tháng (khoảng 90 ngàn đồng).
Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005: Vùng nông thôn miền núi, hải đảo được xác định ở mức 80.000 đồng/người/tháng. Vùng nông thôn đồng bằng là 100.000 đồng/người/tháng. Vùng thành thị là 150.000 đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 (Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005) quy định những người có mức thu nhập sau được xếp vào nhóm hộ nghèo: mức thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000 đồng/người/tháng, mức thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011) có quy định như sau : Hộ nghèo vùng nông thôn có mức thu nhập được xác định từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ nghèo vùng thành thị có mức thu nhập được xác định từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Hộ cận nghèo vùng nông thôn là hộ có mức thu nhập được xác định từ 401.000 – 520.000 đồng/người/tháng. Hộ nghèo vùng thành thị có mức thu nhập được xác định từ
501.000 – 650.000 đồng/người/tháng.
Chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015) quy định về các tiêu chí tiếp cận đo lường chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng gồm tiêu chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Về tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng và ở khu vực thành thị với định mức
900.000 đồng/người/tháng. Đồng thời, chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là
1.000.000 đồng/người/tháng còn ở khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng. Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, gồm 5 dịch vụ xã hội cơ bản chủ yếu là y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số (tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, trình độ giáo dục của người lớn, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin). Như vậy, chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, đó là: Hộ nghèo khu vực nông thôn đáp ứng một trong hai tiêu chí, có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở
xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến
1.000.000 đồng và thiếu hụt 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ có một trong hai tiêu chí (thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống, thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên). Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ có mức sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Hộ có mức sống trung bình ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng. Mức chuẩn nghèo đó là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và ASXH; hoạch định các chính sách KTXH khác trong giai đoạn 2016 - 2020.
Chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2021-2025: Khu vực nông thôn là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt tử 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2,000,000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Chuẩn hộ cận nghèo: Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản. Chuẩn hộ có mức sống trung bình: Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng. Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Về mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn, 140 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị, 175 điểm tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người
2.000.000 đồng/người/tháng. Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản: 12 điểm tương đương với 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (có thêm 2 chỉ số về người phụ thộc trong gia đình và chỉ số dinh dưỡng). Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hộ nghèo (hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị) và Hộ cận nghèo ( hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị). Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình nêu trên là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 – 2025.
Chuẩn nghèo đơn chiều trong những năm trước đây, nghèo đói thường được đo lường thông qua thu nhập hoặc chi tiêu, người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Chuẩn nghèo đơn chiều được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền (đo bằng chi tiêu cho lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng tối thiểu cần thiết để duy trì sinh hoạt bình thường của con người, khoảng 2.100 Kcal/người/ngày và chi tiêu phi lương thực thực phẩm). Hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập thấp hoặc chi tiêu thấp hơn chuẩn nghèo. Cách đo lường này đã duy trì trong thời gian dài và có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống, thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của nghèo đói, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra