thay thế Quyết định 27/2001/QĐ-BGD&ĐT. Thông tư 47/2012/TT-BGD&ĐT ngày 07/12/2012 về Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn Quốc gia [7].
Hiện nay, xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia đang thực hiện theo quy định “Về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học” Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT- BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [8].
Có thể khái quát nội dung của quy chế như sau: Trường đạt chuẩn Quốc gia là những trường phải đáp ứng được các yêu cầu về những tiêu chuẩn và tiêu chí chất lượng được công bố theo các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành.
1.3. Quản lý chất lượng giáo dục các trường THCS đạt chuẩn quốc gia
1.3.1. Quản lý các yếu tố đầu vào
1.3.1.1. Quản lý chất lượng đầu vào tuyển sinh ngay từ đầu năm học
Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, xây dựng quy chế tuyển sinh công khai, minh bạch và rõ ràng để đảm bảo công bằng, dân chủ trong tuyển sinh. Tuyển đúng yêu cầu, đủ số lượng, đảm bảo quyền được học của HS.
+ Khảo sát đánh giá chất lượng đầu vào của người học nhằm tạo cơ sở để giáo viên xác định nhu cầu, trình độ người học cho hoạt động dạy học sát đối tượng, phù hợp tôn trọng người học, phát huy được năng lực của người học. Đánh giá chất lượng người học nhằm tạo ra sự phù hợp giữa người học với chương trình dạy học, với mục tiêu kiến thức, kỹ năng và trình độ nhận thức đối với cấp THCS.
1.3.1.2. Tổ chức và quản lý nhà trường
Trong tổ chức và quản lý nhà trường đòi hỏi nhà trường phải xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường phù hợp với tình
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 1
- Quản lý chất lượng giáo dục ở các trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Chí Linh, Hải Dương - 2
- Các Mô Hình Chất Lượng Giáo Dục
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Chất Lượng Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Đạt Chuẩn Quốc Gia
- Thực Trạng Quản Lý Chất Lượng Giáo Dục Ở Các Trường Thcs Đạt Chuẩn Quốc Gia Trên Địa Bàn Thị Xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
- Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Học Tập Của Học Sinh
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
hình phát triển của địa phương. Các trường phải quản lý và đảm bảo duy trì đủ khối lớp và đủ số lượng HS theo biên chế lớp học được quy định.
Quản lý kiện toàn bộ máy tổ chức của nhà trường như thành lập Hội đồng trường và các hội đồng khác nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định. Bên cạnh đó, cần định kỳ rà soát, đánh giá các hoạt động của bộ máy tổ chức nhà trường. Có Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu tổ chức theo quy định, hoạt động theo quy định và tích cực tham gia vào các phong trào thi đua. Trường chuẩn quốc gia có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định; có tổ chuyên môn và tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định; Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định [8].
1.3.1.3. Quản lý chất lượng đội ngũ giáo viên
Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định; Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng được bồi dưỡng về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý theo quy định.
Đối với giáo viên về số lượng, đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định và chuẩn nghề nghiệp ở mức đạt trở lên. GV được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.
Đối với nhân viên, phải có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công; Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực; Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
Đối với HS đảm bảo đi học theo độ tuổi quy định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của HS. Hàng năm tiến hành đánh giá, xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS theo quy định [8].
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh: yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đạt chuẩn theo quy định. Xây dựng đội ngũ GV
cần định hướng theo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia: có đủ GV các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó có ít nhất 30% GV đạt chuẩn dạy giỏi cấp cơ sở trở lên, 100% GV đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp của GV THCS [5]. Có chính sách khuyến khích đối với GV tâm huyết với nghề, có năng lực chuyên môn tốt.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Nâng cao tỉ lệ GV dạy giỏi các cấp nhằm khuyến khích GV trau đồi chuyên môn và áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại.
- Tạo điều kiện về vật chất và thời gian, tăng thu nhập và quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho GV.
- Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng hoạt động thực tiễn cho đội ngũ GV.
- Thực hiện chương trình giảng dạy linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng HS.
1.3.1.4. Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ phục vụ dạy và học, đáp ứng việc dạy học nâng cao
Cơ sở vật chất đòi hỏi các trường chuẩn quốc gia phải có khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập; Mở rộng khuôn viên nhà trường, xây dựng sân chơi, bãi tập đảm bảo diện tích trường chuẩn; Có cổng trường, biển tên trường và tường hoặc rào bao quanh; Khu sân chơi, bãi tập có đủ thiết bị tối thiểu, đảm bảo an toàn để luyện tập thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Thực hiện qui định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản.
Sắp xếp bố trí đầy đủ các phòng học, phòng bộ môn, khu phục vụ học tập và văn phòng. Về Phòng học, phòng học bộ môn và khối phục vụ học tập thì phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết, đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát; đảm bảo học nhiều
nhất là hai ca trong một ngày; Có đủ phòng học bộ môn theo quy định; Có phòng hoạt động Đoàn - Đội, thư viện và phòng truyền thống. Có đủ thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu tối thiểu theo quy định [8].
Nâng cao việc sử dụng thư viện: được trang bị đầy đủ về sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa và các xuất bản phẩm tham khảo tối thiểu phục vụ hoạt động nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của nhà trường; Hoạt động của thư viện đáp ứng yêu cầu tối thiểu về nghiên cứu, hoạt động dạy học, các hoạt động khác của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh [8].
Thiết bị dạy học gồm các phương tiện vật chất ở các môn học cấp THCS, mang tính giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục THCS.
- Kiểm tra, đánh giá sử dụng các thiết bị dạy học nhằm kịp thời sửa chưa thiết bị hỏng, xuống cấp hoặc mua mới thay thế phục vụ cho hoạt động dạy và học.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV trong việc sử dụng phương tiện dạy học, để tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
1.3.1.5. Quản lý chất lượng về hoạt động tài chính của nhà trường
- Có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính bảo đảm phục vụ hoạt động dạy học như: dự trù kinh phí hàng năm cho chương trình giáo dục giới tính, trải nghiệm sáng tạo, giáo dục pháp luật…. một cách rõ ràng, chi tiết; có sự tham gia của CBQL các bộ phận thực hiện chương trình trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ tài chính cho các hoạt động của chương trình; bảo đảm kinh phí được phân bổ đúng quy định, kinh phí phù hợp với các chương trình; kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo về tài chính theo quy định;
- Cán bộ, GV tham gia kiểm tra và giám sát tài chính dựa trên cơ chế thực hiện công khai tài chính, vì vậy, các trường cần có quy chế chi tiêu nội bộ có tham khảo ý kiến của các thành viên. Có văn bản và biểu mẫu quản lý tài chính, hàng năm thực hiện công khai tài chính để cán bộ, GV tham gia đóng góp ý kiến. Về tài chính hàng năm phải có báo cáo quyết toàn rõ ràng, minh bạch.
1.3.2. Quản lý chất lượng các yếu tố quá trình giáo dục
Theo Thông tư 32/2018 “Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động” [9]. Do vậy, quản lý chất lượng các yếu tố quá trình giáo dục gồm các nội dung sau:
1.3.2.1. Quản lý chương trình dạy học
- Yêu cầu GV hiểu, nắm vững chương trình và thực hiện đúng phân phối chương trình giáo dục phổ thông mới, có bổ sung, điều chỉnh, phù hợp với tình hình địa phương. Các chương trình thực hiện như: giáo dục lịch sử địa phương, hoạt động tham quan, dã ngoại; hoạt động trải nghiệm sáng tạo…Đảm bảo phát huy năng lực của HS, sự chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động cũng chính là nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tổ chức thực hiện chương trình dạy học sát sao, nghiêm túc nhằm thiết lập môi trường học tập tích cực cho HS, chất lượng của giáo dục ở chỗ đào tạo ra HS có kiến thức và kỹ năng cơ bản để đi vào học nghề, đi vào cuộc sống. Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, kiểm tra đột xuất.
- Phân công GV giảng dạy, bố trí thời khóa biểu hợp lí.
- Chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của GV. Chất lượng giáo dục có được nâng cao hay không chính là ở hoạt động của tổ chuyên môn và hoạt động giảng dạy của giáo viên, vì vậy, tổ chuyên môn cần thực hiện sự chỉ đạo của CBCL cần tổ chức sinh hoạt chuyên môn để đổi mới cách soạn bài, vận dụng các thiết bị dạy học nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của HS.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, GV cần kết hợp các PPDH nhằm tăng hứng thú cho HS, niềm say mê với môn học, GV hiểu đặc điểm tâm lý của HS THCS để vận dụng các PPDH một cách phù hợp nhất.
- Chỉ đạo GV giảng dạy nhằm định hướng người học phương pháp tự học, nhất là đối với HS yếu, kém. HS yếu, kém về học tập cũng phản ánh thực trạng về chất lượng giáo dục, do vậy, GV hướng dẫn HS cách tự học những kiến thức trọng tâm của bài, kết hợp với làm bài tập về nhà, các bài tập trong sách tham khảo để rèn luyện tư duy của mình.
1.3.2.2. Quản lý hoạt động học tập của học sinh
- Nắm được mục đích, yêu cầu của môn học.
- Tổ chức phụ đạo cho HS yếu, kém và bồi dưỡng cho HS giỏi.
- Tổ chức các hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm, giáo dục kỹ năng sống để tạo ra những con người có thái độ và hành vi tích cực, có lối sống lành mạnh và có kỹ năng ứng phó với những căng thẳng.
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên và định kỳ nhằm đánh giá HS đạt các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS theo hướng tiếp cận năng lực.
- Tổ chức dạy học với nội dung phù hợp, linh hoạt nhằm cung cấp kiến thức cho HS.
- Phối hợp với các lực lượng giáo dục để quản lý hoạt động học tập của HS.
- HS biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động [9].
1.3.2.3. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên
- Thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình dạy học.
- Tích cực đổi mới PPDH
- Soạn bài giảng, trong đó trọng tâm cần nhấn mạnh đến hoạt động của trò qua phiếu học tập cá nhân từ đó tăng cường giao tiếp giữa GV và HS, HS và HS.
- Lập kế hoạch dạy học hàng năm, lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức, phương pháp, phương tiện dạy học.
- Thực hiện cải tiến hoạt động dạy học cho từng bài, môn học cho năm học sau, đó là dạy học kiến tạo lấy HS làm trung tâm. Cải tiến đó chính là GV hướng dẫn HS tìm tòi, học qua trải nghiệm để phát triển năng lực.
Như vậy, hoạt động giảng dạy của GV rất quan trọng đối với HS, chỉ đạo đổi mới hoạt động giảng dạy của GV nhằm mục đích đào tạo một thế hệ HS trong học tập phải sáng tạo, độc lập, biết tự tổ chức việc học của mình và hợp tác nhóm để thích nghi với các đòi hỏi của xã hội và cuộc sống sau này.
1.3.2.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Chỉ đạo ra đề kiểm tra phù hợp theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, đảm bảo tính vừa sức. Chỉ đạo cải tiến hình thức kiểm tra, đánh giá HS. Theo quan điểm mà dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, việc kiểm tra, đánh giá HS không cần thiết buộc HS phải tái hiện kiến thức trọng tâm là tiêu chí đánh giá người học, mà cải tiến kiểm tra, đánh giá HS chính là theo năng lực, ở việc người học trong những hoàn cảnh, tình huống trong cuộc sống và học nghề mà vận dụng sáng tạo các tri thức đó.
- Chỉ đạo thực hiện quy chế của Bộ GD & ĐT về đánh giá xếp loại học tập, hạnh kiểm HS theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông.
- Kiểm tra tiến độ việc thực hiện các bài kiểm tra theo chương trình.
1.3.2.5. Quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
- Xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học cho GV và tổ chuyên môn, hỗ trợ cho hoạt động dạy học bộ môn nhằm sử dụng các thiết bị dạy học thiết thực, hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy và hoạt động học tập của HS. Đây là việc làm giúp GV ý thức trách nhiệm của mình trong sử dụng thiết bị dạy học đúng mục đích, giữ gìn thiết bị dạy học.
- Khai thác và sử dụng phòng học tin học và các phòng học bộ môn.
- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng thiết bị dạy học nhằm bổ sung các thiết bị dạy học còn thiếu, thiết bị dạy học xuống cấp cần phải mua mới thay thế.
1.4.2.6. Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, yêu cầu các trường chuẩn quốc gia phải có Ban đại diện cha mẹ học sinh được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và có kế hoạch hoạt động theo năm học; Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.
Công tác tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục; về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường; Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định [8].
1.3.3. Quản lý chất lượng các yếu tố đầu ra
1.3.3.1. Chỉ đạo đánh giá giáo viên
- Đánh giá GV về kiến thức chuyên môn.
- Chỉ đạo GV tự đánh giá.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy học.
- Kiểm tra, thanh tra thường xuyên, đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra toàn diện hồ sơ, sổ sách của GV.
- Đánh giá tiết học trên lớp (theo phiếu đánh giá tiết học - phiếu dự giờ) qua các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng, thái độ sư phạm, hiệu quả tiết học.
1.3.3.2. Đánh giá chất lượng học sinh
- Sự phát triển của học sinh: Phát triển nhân cách HS: về phẩm chất đạo đức, về năng lực của HS.
- Tổng hợp về chất lượng HS nhà trường: Tỷ lệ HS bỏ học, HS lưu ban, HS lên lớp.
- Tổng hợp kết quả học lực, hạnh kiểm của HS theo học kỳ, năm học.