Lý Luận Về Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn


Tác giả Nguyễn Khắc Bình cho rằng: Chính sách công là hoạt động mà chính phủ chọn thực hiện hoặc không thực hiện để điều hòa các xung đột trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định [2; tr.13].

Trong cuốn “Giáo trình chính sách công” tác giả Lê Chi Mai cũng đưa ra nội hàm của chính sách công gồm 3 nội dung: 1, Nhà nước chính là chủ thể ban hành chính sách công. 2, Chính sách công là những quyết định hành động, thể hiện dự định của nhà hoạch định chính sách về một vấn đề nào đó và những hành vi thực hiện các dự định đó. 3, Mục đích của chính sách công là giải quyết một vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo những mục tiêu xác định [5; tr. 21-22].

Trong bài viết “Về chính sách công hiện nay ở nước ta”, tác giả Đỗ Phú Hải cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có tính gắn kết của Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [4; tr.67-70].

Như vậy có thể thấy mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách công nhưng đều phản ánh những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, chính sách công do nhà nước, đảng chính trị cầm quyền ban hành.

Hai là, chính sách công tập trung giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Ba là, chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau. Bốn là, có các chủ thể, đối tượng, công cụ và mục tiêu chính sách.

Qua việc tìm hiểu và phân tích các khái niệm chính sách công của các nhà khoa học trong và ngoài nước, trong phạm vi nghiên cứu này khái niệm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

chính sách công được hiểu là: các quyết định có liên quan của chính phủ để lựa chọn mục tiêu và giải pháp, công cụ chính sách nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

1.1.2. Vai trò của chính sách công

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 3

Trong tiến trình phát triển của các xã hội, nhất là xã hội hiện đại, sự phát triển của mỗi lĩnh vực trong đời sống xã hội phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính sách của Nhà nước, bên cạnh các nguồn lực và vị thế địa chính trị mà mỗi quốc gia có được. Hệ thống chính sách là sự mở đường, là sự huy động trí tuệ tập thể của mỗi xã hội, các nguồn lực mang tính tiềm năng hay sẵn có của mỗi xã hội, từ đây các xã hội mới phát triển được.

Các lý thuyết hiện đại nhấn mạnh đến ba cột trụ của phát triển là: Kinh tế thị trường, nhà nước và xã hội dân sự. Trong khi kinh tế thị trường có chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, hiệu quả hóa các quá trình phát triển trên cơ sở tính toán các chi phí và giá thành, cũng như xã hội dân sự giải quyết các vấn đề vi mô của các nhóm xã hội thì nhà nước đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô các quan hệ xã hội, xây dựng thể chế phát triển, tổ chức các hoạt động kinh tế vĩ mô, an ninh quốc phòng và phòng chống hiểm họa thiên tai, các quan hệ quốc tế ở tầm Nhà nước. Trong sự phân công này, các chính sách thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc định hướng sự phát triển, xây dựng mô hình, tập trung nguồn lực của mọi lực lượng xã hội để phát triển một lĩnh vực nào đó của xã hội.

Các thay đổi xã hội lớn đều có nguồn gốc từ sự thay đổi chính sách, mở đường cho những thể chế mới đi vào cuộc sống. Công cuộc đổi mới từ năm 1986 là một minh chứng cho sự đi trước của chính sách trong phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam, khắc phục được cuộc khủng hoảng kinh


tế xã hội, huy động được lực lượng sản xuất từ đó nâng cao mức sống, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Vai trò của chính sách công được thể hiện ở những khía cạnh sau:

- Định hướng cho các chủ thể tham gia hoạt động KT-XH: Chính sách thể hiện rò những xu thế tác động của nhà nước lên các chủ thể trong xã hội, giúp họ vận động đạt được những giá trị tương lai mà nhà nước mong muốn. Giá trị đó chính là mục tiêu phát triển phù hợp với những nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội. Nếu các chủ thể kinh tế, xã hội hoạt động theo định hướng tác động của chính sách thì không những dễ dàng đạt được mục tiêu phát triển mà còn nhận được những ưu đãi từ phía nhà nước hay xã hội. Điểu đó có nghĩa là, cùng với mục tiêu định hướng, cách thức tác động của chính sách công cũng có vai trò định hướng cho các chủ thể hành động.

- Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động KT-XH theo định hướng;

- Phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác đã thúc đẩy mỗi chủ thể trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho xã hội. Nhờ đó mà cả xã hội và từng người dân, tổ chức đều được hưởng lợi như: hàng hóa và dịch vụ tăng về số lượng, đa dạng, phong phú về chủng loại, thương hiệu, mẫu mã, chất lượng ngày càng tược nâng cao với giá tiêu dùng ngày càng rẻ. Nhưng, sự vận hành của thị trường cũng gây ra những tác động tiêu cực mà các nhà kinh tế gọi là mặt không thành công hay mặt trái của thị trường như: độc quyền trong sản xuất cung ứng không đầy đủ hàng hóa công cộng, sự bất công bằng, chênh lệch giàu nghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé... gây ảnh


hưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân. Trong tình hình đó, nhà nước phải sử dụng hệ thống chính sách công để giải quyết những vấn đề bất cập về kinh tế, khắc phục những thất bại của thị trường thông qua trợ cấp, cung ứng dịch vụ công cho người dân do các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công hay hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện. [7; T7, 2017].

- Tạo lập các cân đối trong phát triển: Điều này thể hiện ở chỗ các chính sách do Nhà nước xây dựng có vai trò điều tiết, đảm bảo phát triển cân đối, bền vững giữa các vùng miền trong một quốc gia.

- Kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội: Nhà nước luôn luôn quan tâm đến quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực phục vụ cho các mục tiêu phát triển.

- Tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động KT-XH: Thông qua các chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợi cho các chủ thể xã hội hoạt động như: chính sách phát triển thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạ tầng...

- Thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành: Quá trình triển khai thực hiện chính sách cần có sự tham gia của nhiều cơ quan thuộc các cấp, các ngành khác nhau hay của nhiều tổ chức, cá nhân. Vì vậy, thông qua quá trình chính sách sẽ thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân, góp phần tạo nên sự nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động thực thi chính sách công.

Như vậy, để quản lý xã hội, Nhà nước đã sử dụng chính sách là công cụ chủ yếu để giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng, nhằm thúc đẩy KT-XH phát triển theo định hướng.


1.1.3. Các giai đoạn trong quy trình chính sách công

Chu trình chính sách công hay quá trình (quy trình) chính sách hay quy trình hoạch định chính sách là những cách gọi khác nhau để diễn tả về cách thức và các giai đoạn mà chính sách công được làm ra cho đến khi chấm dứt. Cho đến nay chưa có một quy trình chính sách thống nhất, chuẩn mực. Nguyên nhân đến tự sự khác biệt thể chế chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước giữa các quốc gia, dẫn tới sự khác nhau trong quy trình chính sách. Nhiều tác giả đề xuất các giai đoạn trong quy trình chính sách công bao gồm:

- Xác định vấn đề/Định nghĩa vấn đề chính sách;

- Đưa vào chương trình nghị sự, hay lập chương trình nghị sự;

- Tìm kiếm, đề xuất các giải pháp – các lựa chọn chính sách;

- Chính sách được chấp nhận thông qua – Thông qua chính sách;

- Thực thi chính sách;

- Đánh giá và (có thể) kết thúc chính sách.

Có thể nói khái quát hơn thì chính sách công gồm 3 giai đoạn cơ bản như sau:

Một là, hoạch định chính sách

Trong giai đoạn này, các chính sách được nghiên cứu đề xuất để Nhà nước phê chuẩn và ban hành công khai. Quá trình đề xuất chính sách bao gồm việc xác định vấn đề cần ra chính sách, xác định các mục tiêu mà chính sách cần đạt được và xác định các giải pháp cần thiết để đạt tới các mục tiêu đó. Muốn xác định được vấn đề chính sách, cần phải thường xuyên quan sát và phân tích tình hình thực tế để dự báo được những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Hai là, tổ chức thực thi chính sách


Đây là giai đoạn thực hiện các mục tiêu chính sách công trên thực tế. Nói cách khác, đây là giai đoạn vận dụng những giải pháp định trước để đạt được các mục tiêu chính sách. Chính trong giai đoạn này, chính sách được biến thành kết quả thực tế. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động triển khai, phối hợp thực hiện, kiểm tra đôn đốc và hiệu quả chính sách cùng các biện pháp tổ chức thực thi để chính sách phát huy tác dụng trong cuộc sống.

Ba là, đánh giá chính sách:

Đây là một giai đoạn quan trọng trong quy trình chính sách. Trong giai đoạn này, người ta tiến hành so sánh các kết quả của chính sách công với các mục tiêu đề ra, phân tích hiệu quả KT-XH đạt được thông qua việc thực thi chính sách trên thực tế.

1.1.4. Khái niệm về thực thi chính sách công

Chính sách được hoạch định ra xuất phát từ yêu cầu khách quan của thực tế, từ những nhu cầu của xã hội. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ năm 1930 đến 1960, các nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập trung tìm tòi về việc hoạch định chính sách công. Song cho đến tận ngày nay, người ta vẫn khó có thể khẳng định rằng, một chính sách đề ra là tốt hay xấu, điều đó chỉ có thể được đánh giá bằng thực tế là chính sách đó được xã hội chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn mới phán xét chính xác nhất chính sách nào là tích cực và chính sách nào là tiêu cực. Trong thập kỷ 70, các nhà nghiên cứu đã chuyển trọng tâm sang giai đoạn thực thi chính sách.

Theo nguyên lý triết học, chính sách là một dạng thức vật chất đặc biệt nên nó cũng cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Song muốn thực hiện được chức năng, chính sách phải tham gia vào quá trình vận động như các vật chất khác. Nghĩa là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai trong đời sống xã hội. Do vậy, tổ chức thực thi chính sách là tất yếu


khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Với cách tư duy này có thể đi đến khái niệm về tổ chức thực thi chính sách như sau:

“Tổ chức thực thi chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước”.

Trong quá trình thực thi chính sách, các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ và con người được đưa vào các hoạt động có tính định hướng để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nói cách khác, đây là quá trình kết hợp giữa con người với các nguồn lực vật chất, tài chính, khoa học công nghệ nhằm sử dụng các nguồn lực này một cách có hiệu quả theo những mục tiêu đề ra.

Chủ thể thực thi chính sách trước hết là quan trọng nhất là các cơ quan hành chính nhà nước, bởi vì đây chính là các cơ quan có nhiệm vụ quản lý và tổ chức triển khai các công việc hàng ngày của Nhà nước. Tuy nhiên, các cơ quan lập pháp và tư pháp cũng như các tổ chức Đảng, đoàn thể cũng có vai trò quan trọng trong việc huy động và tổ chức lực lượng tham gia triển khai chính sách.

1.2. Lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn

1.2.1. Khái niệm và tiêu chí xác định Xã đặc biệt khó khăn

Căn cứ theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020 thì Xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi được xác định theo ba khu vực: Xã khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xã khu vực II là xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn


định; xã khu vực I là các xã còn lại. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi xác định xã đặc biệt khó khăn thuộc nhóm xã khu vực III.

Xã khu vực III là xã có ít nhất 2 trong 3 tiêu chí sau:

1) Số thôn đặc biệt khó khăn còn từ 35% trở lên (tiêu chí bắt buộc);

2) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020;

3) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có ít nhất 3 trong 6 điều kiện sau (đối với xã có số hộ dân tộc thiểu số từ 60% trở lên, cần có ít nhất 2 trong 6 điều kiện):

- Trục chính đường giao thông đến Ủy ban nhân dân xã hoặc đường liên xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa theo tiêu chí nông thôn mới;

- Trường mầm non, trường tiểu học hoặc trường trung học cơ sở chưa đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chưa đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã theo quy định của Bộ Y tế;

- Chưa có Trung tâm Văn hóa, Thể thao xã theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Còn từ 20% số hộ trở lên chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

- Còn từ 40% số hộ trở lên chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.

1.2.2. Khái niệm học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn

Trường phổ thông trung học hay còn được gọi là trường trung học phổ thông, là một loại hình đào tạo chính quy ở Việt Nam, dành cho lứa tuổi từ 15 tới 18 không kể một số trường hợp đặc biệt. Cấp học này gồm 3 khối học: lớp 10, lớp 11, lớp 12. Như vậy, có thể hiểu học sinh trung học phổ

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí