Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 2


nghèo, hộ cận nghèo, học sinh dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn được đến trường và học tập tốt hơn; giảm bớt khó khăn cho gia đình và học sinh, từ đó giúp nhà trường làm tốt công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số, hạn chế tình trạng học bỏ học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã thôn đặc biệt khó khăn ở phạm vi cả nước nói chung và tại tỉnh Cao Bằng nói riêng, vẫn còn tồn tại một số hạn chế bất cập như: Bản thân học sinh được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa hẳn là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn cần được hỗ trợ chi phí học tập. Qua đó chưa phản ánh, đánh giá đúng hoàn cảnh của gia đình và bản thân người học trong việc thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục của Nhà nước ta đó là: “tạo mọi điều kiện để dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp thường sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo là người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng”. Về đối tượng được hưởng chính sách: Nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo không nằm trong nhóm đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP nên thường hay bỏ học, trong khi đó Nghị định 86/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực trong năm học 2020- 2021. Theo các số liệu báo cáo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho thấy số học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo chiếm tỉ lệ cao, cụ thể năm học 2017-2018 là 252/417 học sinh (chiếm 60,4%); năm học 2018- 2019 là là 300/385 học sinh (chiếm 77,9%). Ngoài ra, việc quy định khoảng cách “từ 4,5 km trở lên đối với học sinh trung học phổ thông, tính từ nhà đến trường phổ thông gần nhất” chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương.


Xuất phát từ lý thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” làm đề tài luận văn.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Xuất phát từ vai trò của giáo dục - đào tạo trong việc tǎng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư phát triển. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi, hỗ trợ đối với giáo dục

- đào tạo, đặc biệt là chính sách hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông dân tộc thiểu số và ở các khu vực đặc biệt khó khăn. Có thể kể đến một số chính sách như: Chính sách ưu tiên cử tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, dự bị đại học, các trường chuyên nghiệp đối với học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông ở các trường phổ thông dân tộc nội trú; Chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách khuyến khích nhà giáo dạy học ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và giáo dục hòa nhập theo Nghị định số 35/209/QH12 của Quốc hội khóa XII; Chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người theo Nghị định 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017. Các chính sách đó đã góp phần động viên, tạo điều kiện cho con em các dân tộc thiểu số và ở các xã thôn đặc biệt khó khăn đến trường, nâng cao chất lượng học tập.

Chính sách giáo dục là một vấn đề được nhiều lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Lĩnh vực chính sách công đã một số công trình nghiên cứu như: Tác giả Nguyễn Khắc Bình với nghiên cứu “Chính sách giáo dục suốt đời ở Việt Nam từ 1945 đến nay”. Nghiên cứu này đã khái quát và đánh giá các vấn đề liên quan đến công tác hoạch định, tổ chức thực hiện và đánh


giá chính sách phát triển giáo dục suốt đời ở Việt Nam từ 1945 đến nay [1]. Ngoài ra, một số đề tài luận văn cũng nghiên cứu về vấn đề chính sách phát triển giáo dục như: Luận văn “Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” của tác giả Trần Thị Nhiên; luận văn “Thực hiện chính sách phát triển giáo dục tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” của tác giả Hà Thị Thanh Tâm; luận văn “Thực hiện chính sách phát triển giáo dục từ thực tiễn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” của tác giả Lê Thị Thương... Các luận văn trên chủ yếu đi sâu phân tích các nội dung trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục và chỉ ra những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Tiếp cận theo hướng các chính sách hỗ trợ đối với học sinh, tác giả Đào Thị Tùng có bài viết “Thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên- những kiến nghị hoàn thiện”. Nghiên cứu đã chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị phát triển giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. [19;tr. 46-52]

Riêng đề tài về chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông tại xã đặc biệt khó khăn nói riêng và học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu. Vì vậy, tôi hy vọng những kết quả trong nghiên cứu này sẽ bổ sung thêm căn cứ khoa học, tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cán bộ thực hiện chính sách tham khảo.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh phổ thông ở vùng khó khăn, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối


với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nhằm đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác lập cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn.

- Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm học 2017 đến năm học 2020.

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Việc thực hiện chính sách đối với hỗ trợ cho học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

4.2. Phạm vụ nghiên cứu

- Về thời gian nghiên cứu: Trong 3 năm học từ 2017 – 2018 đến năm học 2019 – 2020.

- Về địa bàn nghiên cứu: Học sinh trường trung học phổ thông các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lý luận

Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận các vấn đề sau:

- Chính sách công;

- Các giai đoạn trong quy trình chính sách công;

- Thực hiện chính sách công;

- Lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn.


5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài, luận văn, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê - phân tích

Thu thập và phân tích các nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: văn kiện, luật, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, công trình nghiên cứu, báo cáo đã công bố. Phân tích số liệu từ các tài liệu, báo cáo đã ban hành và công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Cao Bằng (http://caobang.gov.vn); trên Cổng thông tin điện tử Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng (http://socaobang.edu.vn).

Thu thập và phân tích các tài liệu liên quan đến chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn.

Thu thập thông tin, số liệu từ các trường Trung học phổ thông; phòng Giáo dục trung học – Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Cao Bằng (phòng chuyên môn tổng hợp số liệu học sinh bỏ học); phòng Kế hoạch tài chính – Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Cao Bằng (phòng chuyên môn tổng hợp số liệu học sinh hưởng chính sách) về thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

- Phương pháp tổng hợp - so sánh – đánh giá

+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo liên quan đến tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở các xã thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

+ Phương pháp so sánh: Sử dụng so sánh để đối chiếu 3 năm học từ 2017 – 2018 đến 2019 – 2020 về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở các xã thôn đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng;


+ Phương pháp đánh giá: Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở các xã thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Nhằm khảo sát tự đánh giá của chủ thể thực hiện chính sách công (Cán bộ Sở GS&ĐT; Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn), tác giả luận văn xây dựng bảng hỏi gồm 7 nội dung về thực hiện chính sách: xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn; phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn; phân công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông các xã đặc biệt khó khăn; duy trì chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn; điều chỉnh chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn; đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm. Luận văn tiến hành khảo sát 58 cán bộ gồm: Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ tại Sở Giáo dục tỉnh Cao Bằng.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận văn hệ thống hóa và làm rò các khái niệm, các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ ở xã đặc biệt khó khăn.

6.2.Về thực tiễn

Căn cứ kết quả nghiên cứu thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tác giả đã phân tích những thuận lợi, khó khăn, hạn chế


trong thực hiện chính sách này. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất một số giải pháp có hiệu quả trong việc thực hiện chính sách chính sách hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong những năm tới. Những kết quả này là là những căn cứ khoa học và thực tiễn giúp cho nhà quản lý ở các cơ quan hành chính nhà nước, địa phương tham khảo trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn của địa phương mình.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn.

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Chương 3: Mục tiêu và các giải pháp đảm bảo thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN


1.1. Lý luận về thực hiện chính sách công

1.1.1. Khái niệm chính sách công

Thuật ngữ “Chính sách công” được sử dụng khá phổ biến trên thế giới. Cho đến nay có khá nhiều định nghĩa về chính sách công được các học giả đưa ra. Cụ thể là một số khái niệm sau đây:

Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978).

Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội (Charle L. Cochran and Eloise F. Malone, 1995).

Tác giả James Anderson đưa ra khái niệm chính sách như là: “một đường lối hành động có mục đích được ban hành bởi một nhà hoạt động hoặc một nhóm các nhà hoạt động để giải quyết một vấn đề phát sinh, hoặc vấn đề quan tâm”.

Tại Việt Nam, vấn đề chính sách công được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy cũng có khá nhiều khái niệm chính sách công. Tiêu biểu như tác giả Hồ Việt Hạnh cho rằng: Chính sách công là định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng. [3; tr. 2].

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí